27/01/2025 13:27 GMT+7
Trở lại chủ đề

Ngày Tết, nhớ bánh tét ba nhân của bà nội

Đòn bánh tét mang nhiều ý nghĩa nhân sinh cao cả, những chiếc lá chuối nhiều lớp bao bọc nếp và nhân bên trong như sự chở che của ba má cho các con.

Ngày Tết, nhớ bánh tét ba nhân của bà nội - Ảnh 1.

Bánh tét ba nhân - Ảnh: LÊ THỊ NGỌC NỮ

Khi Tết chỉ còn đếm ngược 1-2 ngày, trong xóm tôi lại rộn ràng như mở hội. Mọi người cùng nhau chuẩn bị lá chuối, lạt buộc, nếp, đậu xanh, thịt mỡ, chuối, dừa... để gói bánh tét đón năm mới.

Bánh tét không thể vắng mặt trên mâm cúng gia tiên của mỗi gia đình người miền Tây. Những ngày này, gia đình tôi ai cũng nhắc nhớ đến bà nội cùng món bánh tét ba nhân ngon tuyệt của bà.

Lúc sinh thời, bà nội tôi dạy rằng: "Đòn bánh tét mang nhiều ý nghĩa nhân sinh cao cả, những chiếc lá chuối nhiều lớp bao bọc nếp và nhân bên trong như sự chở che của ba má cho các con. 

Đồng thời, bánh tét được gói bằng những nguyên liệu thiên nhiên, từ hoạt động trồng trọt và chăn nuôi của người Việt, nhắc nhở ta tri ân nghề nghiệp mà tổ tiên để lại".

Để gói nên những đòn bánh tét ngon và đẹp, đủ hương đủ vị, nội và má tôi phải chuẩn bị lựa chọn nguyên liệu từ trước,. Nếp để gói bánh tét ngon phải là nếp mùa hay nếp cái hoa vàng, hạt bóng mẩy và đều nhau, đậu xanh, thịt ba rọi, hành khô cùng các gia vị khác đều phải chọn lọc loại ngon.

Phần lá gói phải là lá chuối, không nên chọn lá quá già hoặc quá non. Sau khi rửa, lau sạch đem phơi nắng cho hơi héo để lá dẻo dễ gói và không bị gãy rách do giòn. 

Phần lạt buộc, ba tôi cũng chẻ sẵn từ những ống tre to, xanh, đốt dài.

Gốc má tôi là tiểu thơ Sài Gòn, thương ba về Trà Vinh làm dâu. Ban đầu má tôi không biết gói bánh tét, sau này được bà nội chỉ dạy tận tình nên má tôi đã là người nối nghiệp số một của bà nội. 

28 tết, từ sáng sớm chị em tôi được má phân công mỗi đứa một việc: lau lá, làm nhân, đãi nếp... Bà nội và má đảm nhận công việc gói bánh vì chị em tôi không quen tay, gói không chặt đòn bánh sẽ bị vô nước làm nhão bánh. 

Nếp sau khi ngâm qua đêm, để ráo, trộn gia vị và xào đến khi nếp ra nhựa. Trải ba miếng lá chuối để so le, dàn nếp dài ra bằng với chiều ngang của lá chuối, đặt nhân nằm giữa, thêm một lớp nếp nữa rồi túm hai đầu miếng lá chuối trên cùng lại, gấp mép. 

Tiếp theo cầm hai miếng lá chuối ở dưới cuộn chặt gói nếp lại, cuộn cho đến khi hết lá, gấp một đầu lại, chống xuống, gấp phần lá dư sao cho thật chặt, lật ngược lại và tiếp tục gấp lá chuối dư ở đầu bên kia.

Dùng hai sợi lạt buộc theo chiều dọc trước để cố định hai đầu, sau đó buộc quanh bánh bằng khoảng năm sợi lạt theo vòng tròn cách đều nhau. Má gói, buộc thoăn thoắt, chị em tôi nhìn mà ngưỡng mộ làm sao! 

Đặc biệt nhất là loại bánh tét ba nhân của bà nội: một lớp nếp bên ngoài rồi đến lớp chuối, lớp đậu và lớp thịt ba rọi.

Đây chắc là "bí kíp" gia truyền của bà nội tôi, bởi tôi không tìm được loại này ở đâu khác. Bánh tét ba nhân ngon miệng, đẹp mắt và ý nghĩa, khi bày ra dĩa trông như bông hoa. 

Bên ngoài là lớp nếp dẻo thơm lá dứa với màu xanh cốm, béo nước cốt dừa. Rồi đến lớp chuối màu đỏ tím tươm mật ngọt. Kế tiếp là lớp nhân đậu mỡ hòa quyện vị mằn mặn làm cho bánh tét ba nhân hài hòa không ngán.

Vừa gói bánh tét, bà nội vừa giảng dạy cho chúng tôi về triết lý âm dương, ngũ hành được gói trọn trong đòn bánh tét ba nhân. 

Năm màu sắc ngũ hành hòa quyện vào nhau: màu xanh của lá gói, của nếp khi nấu chín, màu đỏ của chuối, màu vàng của đậu xanh, màu trắng của mỡ ba rọi, màu đen của những hạt tiêu ướp trong đậu và thịt. 

Nguyên liệu làm bánh từ động vật (thịt ba chỉ) và thực vật (lá gói, nếp, chuối, đậu xanh ) đại diện cho hai cực âm - dương cũng quyện chặt.

Khâu quan trọng nhất là nấu bánh. Ba tôi đã chuẩn bị đào hố và kê gạch thành cái bếp thật to, trên bếp cái nồi cũng to không kém. Má cho lớp lá xuống dưới đáy nồi để không bị cháy khét bánh, thêm màu sắc và giữ nhiệt. 

Chúng tôi ngồi quanh nồi bánh canh lửa để nước luôn sôi, thỉnh thoảng ba tiếp thêm nước vào nồi bánh.

Khói bếp quyện hơi nước của nồi bánh sôi sùng sục, ánh lửa bập bùng tí tách soi rõ từng gương mặt người thân, những câu chuyện được kể với nhau trong thời gian chúng tôi xa nhà. Bên nhau ấm áp, yêu thương và hạnh phúc vô cùng.

Bây giờ gia đình tôi chuyển lên thành phố sinh sống, bà nội đã không còn. Tôi ghé qua nhà má, có mùi nhang trầm và hương hoa vạn thọ quen thuộc.

Trên bàn thờ di ảnh bà nội đang mỉm cười nhìn đĩa bánh tét ba nhân của con dâu dâng cúng, Bà nội đã thổi hồn quê vào đôi tay của má. Khói nhang mờ di ảnh nội hay mắt tôi đang nhòa lệ... 

Ngoài kia, Tết đang về.

Lạp xưởng, món ăn trong ký ức của những người xa quê

Những ngày cận Tết, giữa nhịp sống bận rộn của phố thị, lòng tôi lại rạo rực nhớ về quê hương với những điều mộc mạc, gần gũi mà mỗi dịp Tết luôn hiện hữu qua một món ăn đặc biệt: lạp xưởng tươi.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Hình ảnh san lấp chóng vánh đất nông nghiệp được giao, mở cả đường dưới chân cầu

Khu đất nông nghiệp dưới chân cầu Nhật Tân được giao cho các hộ dân ở xã Vĩnh Ngọc (huyện Đông Anh, Hà Nội) theo nghị định 64 của Chính phủ, đã bị san lấp chóng vánh.

Hình ảnh san lấp chóng vánh đất nông nghiệp được giao, mở cả đường dưới chân cầu

Hợp nhất với Kon Tum, tỉnh Quảng Ngãi mới có nhiều lợi thế tăng tốc

Sau khi hợp nhất với Kon Tum, tỉnh Quảng Ngãi mới có nhiều lợi thế để phát triển, như: Khu kinh tế Dung Quất, cửa khẩu Bờ Y, dược liệu đặc hữu sâm Ngọc Linh, khu du lịch Măng Đen, đảo Lý Sơn...

Hợp nhất với Kon Tum, tỉnh Quảng Ngãi mới có nhiều lợi thế tăng tốc

Từ 2026, Hà Nội và TP.HCM cấm ô tô sản xuất trước năm 2017, thực hư ra sao?

Những ngày qua, mạng xã hội lan truyền thông tin Bộ Nông nghiệp và Môi trường sắp ban hành quy chuẩn khí thải mới. Trong đó, Hà Nội và TP.HCM cấm ô tô sản xuất trước năm 2017 lưu hành trên địa bàn.

Từ 2026, Hà Nội và TP.HCM cấm ô tô sản xuất trước năm 2017, thực hư ra sao?

Sau hợp nhất, tỉnh Quảng Ngãi mới sẽ có cơ sở 2 ở Kon Tum?

Với địa hình đồi núi, khoảng cách giữa TP Kon Tum và TP Quảng Ngãi hiện nay lên đến 200km. Ban Thường vụ 2 tỉnh cơ bản thống nhất thành lập cơ sở 2 của tỉnh Quảng Ngãi mới ở TP Kon Tum để thuận tiện điều hành.

Sau hợp nhất, tỉnh Quảng Ngãi mới sẽ có cơ sở 2 ở Kon Tum?

Thanh niên mướt mồ hôi vớt 20 tấn rác dồn ứ trên kênh Hy Vọng

Sau cơn mưa lớn đầu mùa, đủ loại rác trôi theo dòng nước dồn ứ tại khu vực cống hộp trên kênh Hy Vọng, quận Tân Bình, TP.HCM. Ngày 11-5, các tình nguyện viên cùng với lực lượng chức năng đã dọn khoảng 20 tấn rác và gắn phao chắn rác ở khu vực trên.

Thanh niên mướt mồ hôi vớt 20 tấn rác dồn ứ trên kênh Hy Vọng

Hậu Giang lấy trụ sở dôi dư làm thư viện, công viên

Trụ sở dôi dư sau sáp nhập tại Hậu Giang được ưu tiên chuyển đổi công năng để làm cơ sở y tế, giáo dục, công viên, thư viện.

Hậu Giang lấy trụ sở dôi dư làm thư viện, công viên
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar