08/05/2023 08:52 GMT+7
Trở lại chủ đề

Năng lượng từ '25 tỉ quả bom nguyên tử' kẹt trên Trái đất 50 năm qua

Trong 50 năm qua, bầu khí quyển Trái đất đã giữ lại 380 Zettajoule năng lượng, tương đương khoảng 25 tỉ quả bom nguyên tử.

Năng lượng từ 25 tỉ quả bom nguyên tử kẹt trên Trái đất 50 năm qua - Ảnh 1.

Hình ảnh minh họa về vụ nổ bom nguyên tử - Ảnh: SHUTTERSTOCK

Trong bài nghiên cứu đăng trên tạp chí Earth System Science Data, một nhóm các nhà nghiên cứu quốc tế ước tính từ năm 1971-2020, khoảng 380 Zettajoule năng lượng đã bị giữ lại do sự nóng lên toàn cầu (1 Zettajoule = 1.000 tỉ tỉ Joule, đọc là Jun - đơn vị đo năng lượng sử dụng trong hệ đo lường quốc tế SI).

Trong một bài báo trên tờ The Conversation, Andrew King - nhà khoa học khí hậu tại Đại học Melbourne ở Úc, và Steven Sherwood - nhà khoa học khí hậu tại Đại học New South Wales ở Sydney, đã tính toán: 380 Zettajoule tương đương khoảng 25 tỉ lần năng lượng được giải phóng trong vụ nổ "Little Boy", quả bom nguyên tử thả xuống Hiroshima, Nhật Bản, vào ngày 6-8-1945.

Cũng theo hai nhà nghiên cứu này, năng lượng mà hành tinh chúng ta hấp thụ trong khoảng thời gian này có thể chỉ tương đương khoảng 60% tổng lượng khí thải nhà kính. Vì vậy con số năng lượng bị giữ lại thực tế thậm chí còn cao hơn.

Nhưng việc bầu khí quyển Trái đất giữ lại một lượng năng lượng lớn như vậy cũng là một điều khó hiểu. Bởi với lượng nhiệt bị giữ lại trong khí quyển nêu trên, nhiệt độ trung bình toàn cầu lẽ ra phải tăng hàng chục độ kể từ thời kỳ tiền công nghiệp, thay vì tăng 1,2 độ C. Vì vậy, tất cả năng lượng này đã đi đâu?

Theo nghiên cứu, các đại dương đã hấp thụ khoảng 89% năng lượng (338,2 Zettajoule), đất liền hấp thụ 6% (22,8 Zettajoule), 4% (15,2 Zettajoule) đã làm tan chảy các phần của tầng lạnh - một phần của hệ thống khí hậu Trái đất, bao gồm tuyết, băng biển, băng nước ngọt, núi băng trôi, sông băng và chỏm băng, dải băng, thềm băng và băng vĩnh cửu - và chỉ 1% (3,8 Zettajoule) còn lại trong khí quyển.

Phần lớn nhiệt do biển hấp thụ bị giữ lại ở 1km phía trên của đại dương. Điều này đã giúp loài người thoát khỏi gánh nặng của biến đổi khí hậu.

Khi nhiệt độ bề mặt nước biển tăng, sẽ làm tăng tốc độ tan chảy ở các cực, hư hại hệ sinh thái biển, tăng mức độ nghiêm trọng của các cơn bão nhiệt đới và bắt đầu phá vỡ các dòng hải lưu.

Tuy nhiên các đại dương sẽ không bảo vệ hành tinh của chúng ta mãi mãi, hai ông King và Sherwood nhấn mạnh.

Vì vậy đến lúc nền kinh tế toàn cầu phải bắt đầu giảm nhanh lượng khí thải nhà kính, để đảm bảo sự tồn tại của con người trong tương lai.

“Chúng ta đang trong một cuộc chạy đua và đặt cược cao nhất có thể, để đảm bảo một môi trường dễ sống cho con cái chúng ta và cho thiên nhiên”, hai nhà nghiên cứu viết.

Nắng nóng 'quái vật' do biến đổi khí hậu và El Niño trở lại

Nhà khí hậu học Maximiliano Herrera đã dùng những cụm từ: đợt nắng nóng "quái vật", "chưa từng có" để nói về những đợt nắng nóng gần đây ở nhiều nước châu Á.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Việt Nam là nước đầu tiên trên thế giới sản xuất thành công giống cá cam đắt giá

Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản I nghiên cứu sinh sản thành công cá cam. Đây là loài cá được ưa chuộng tại Nhật Bản, dùng để chế biến sashimi, sushi và có giá thương phẩm khoảng 1 triệu đồng/kg.

Việt Nam là nước đầu tiên trên thế giới sản xuất thành công giống cá cam đắt giá

Tương lai con người có thể mặc quần áo từ... phân bò

Một nhóm khoa học tại Anh vừa tạo ra bước đột phá khi biến phân bò thành sợi cellulose, vật liệu công nghiệp quan trọng có thể dùng để sản xuất quần áo, khẩu trang, bao bì thực phẩm và nhiều sản phẩm khác.

Tương lai con người có thể mặc quần áo từ... phân bò

Tổng kiểm tra bè nổi trên vịnh Nha Trang: Vận động thả 21 con ốc tù và quý hiếm về biển

Kiểm tra các bè nổi trên vịnh Nha Trang, lực lượng chức năng đã phát hiện, vận động chủ bè thả 21 con ốc tù và quý hiếm về biển.

Tổng kiểm tra bè nổi trên vịnh Nha Trang: Vận động thả 21 con ốc tù và quý hiếm về biển

Tinh tinh có 'ngôn ngữ' tinh vi như con người

Tinh tinh có thể kết hợp và sắp xếp linh hoạt các cặp âm thanh để truyền đạt các ý tưởng hoặc ý nghĩa khác nhau, một khả năng vốn chỉ có ở con người.

Tinh tinh có 'ngôn ngữ' tinh vi như con người

'Cơn bão mini' do xung đột thời tiết gây mưa rất to ở TP.HCM và Đông Nam Bộ

Sáng nay TP.HCM, Nam Bộ hứng cơn mưa rất to, chỉ trong vài giờ lượng mưa có nơi đạt 225mm, ảnh vệ tinh cho thấy mây dông cuồn cuộn như một cơn bão mini.

'Cơn bão mini' do xung đột thời tiết gây mưa rất to ở TP.HCM và Đông Nam Bộ

Tìm ra loài cây trồng có thể cứu cả thành phố sau thảm họa

Nghiên cứu mới cho thấy củ cải đường, cải bó xôi, lúa mì và củ cải đỏ là những loài cây thích hợp nhất để nuôi sống một thành phố sau thảm họa.

Tìm ra loài cây trồng có thể cứu cả thành phố sau thảm họa
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar