19/03/2019 14:21 GMT+7

Vì sao NASA chậm công bố vụ nổ thiên thạch mạnh gấp 10 lần bom nguyên tử Hiroshima?

TRỌNG NHÂN
TRỌNG NHÂN

TTO - Phải sau 3 tháng, thông tin về vụ nổ thiên thạch trên biển Bering với năng lượng gấp 10 lần quả bom nguyên tử ở Hiroshima mới được các nhà khoa học NASA công bố.

Thiên thạch phát nổ trên bầu trời Chelyabinsk, Nga vào ngày 15-2-2013 - Nguồn: YOUTUBE

Vụ nổ xảy ra vào ngày 18-12-2018, phát ra năng lượng tương đương 170.000 tấn chất nổ TNT và mạnh gấp 10 lần sức công phá của quả bom nguyên từ quân đội Mỹ thả xuống Hiroshima vào năm 1945.

Đây cũng là vụ phát nổ trong khí quyển lớn nhất trong vòng 6 năm qua, kể từ khi một thiên thạch khác nổ trên bầu trời Chelyabinsk, miền tây nam nước Nga; đồng thời là vụ nổ thiên thạch lớn thứ 2 trong 30 năm trở lại đây.

Tuy nhiên, khác với sự kiện Chelyabinsk thu hút sự quan tâm lớn từ giới truyền thông và người dân, vụ nổ hồi tháng 12 vừa qua trên vùng Bering bình lặng đến bất ngờ.

Vì sao NASA chậm công bố vụ nổ thiên thạch mạnh gấp 10 lần bom nguyên tử Hiroshima? - Ảnh 2.

Vụ nổ lần này dù rất lớn nhưng lại không được chú ý - Ảnh: Getty Images

Theo trang The Guardian, NASA không phải đơn vị đầu tiên phát hiện vụ nổ mà họ chỉ nhận được thông tin từ không quân Mỹ.

Đồng thời, có thể do vị trí thiên thạch này quá xa nên không mấy người có thể ghi lại khoảnh khắc nó phát nổ.

Mãi đến đầu tuần này, tại Hội nghị khoa học về hành tinh và vệ tinh lần thứ 50 diễn ra ở Texas (Mỹ), bà Kelly Fast - quản lý chương trình quan sát vật thể gần Trái đất tại NẤ, mới lần đầu công bố chi tiết về vụ nổ.

Bà Kelly Fast cho biết qua phân tích, thiên thạch có chiều rộng chỉ vài mét, di chuyển với vận tốc gần 116.000km/h trong bầu khí quyển Trái đất và phát nổ ở độ cao khoảng 25km.

"Dẫu vậy, năng lượng của vụ nổ này chỉ tương đương 40% năng lượng vụ nổ Chelyabinsk" - bà Kelly Fast nói.

Song đây vẫn là sự kiện đáng chú ý vì theo ông Lindley Johnson - chuyên viên NASA chịu trách nhiệm phòng thủ cho Trái đất, việc một vật thể có kích thước lớn như thiên thạch ở Bering phát nổ bên trên Trái đất chỉ xảy ra 2-3 lần trong vòng 100 năm. 

Vì sao NASA chậm công bố vụ nổ thiên thạch mạnh gấp 10 lần bom nguyên tử Hiroshima? - Ảnh 3.

NASA đặt mục tiêu đến năm 2020 có thể phát hiện 90% các vụ nổ sao băng hay thiên thạch có kích thước hơn 140m - Ảnh: NASA

Trang The Guardian nhận xét vụ nổ ở biển Bering một lần nữa cho thấy mặc dù bản thân NASA đã nỗ lực rất nhiều, cơ quan này vẫn "để lọt" những sao băng có kích thước lớn vào khí quyển Trái đất mà không hề nhận được thông báo từ các thiết bị tối tân.

"NASA đang nghiên cứu để đến năm 2020 có thể xác định được 90% vật thể gần Trái đất có kích thước rộng hơn 140m bay vào khí quyển Trái đất. Tuy nhiên dường như mục tiêu này có thể cần đến 30 năm nữa mới hoàn thành" - tờ báo viết.

Vụ nổ thiên thạch lớn nhất trong lịch sử nước Nga xảy ra vào năm 1908, tại vùng Tunguska thuộc Siberia. Sức mạnh của vụ nổ san phẳng cánh rừng gần 2.000 km2 với hơn 80 triệu cây rừng.

TTO - Mưa sao băng nhân tạo, dự án của công ty Astro Live Experiences (ALE) mới nghe qua đã thu hút sự tò mò của nhiều người bởi trong tương lai chúng ta có thể chiêm ngưỡng sự kiện đẹp mắt này tùy thích.

TRỌNG NHÂN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

2 hổ con Bình và Dương ở Thảo cầm viên tròn 2 tuổi: Vẫn ôm nhau ngủ, mê tắm mưa

Sáng 11-5, khu chuồng hổ Bengal tại Thảo cầm viên Sài Gòn rộn ràng với buổi sinh nhật độc lạ: Bình và Dương vừa tròn 2 tuổi.

2 hổ con Bình và Dương ở Thảo cầm viên tròn 2 tuổi: Vẫn ôm nhau ngủ, mê tắm mưa

Tàu vũ trụ thời Liên Xô rơi xuống Ấn Độ Dương sau 53 năm ngoài không gian

Một tàu vũ trụ thời Liên Xô đã lao xuống Trái đất vào ngày 10-5, sau hơn nửa thế kỷ ngoài không gian khi nhiệm vụ phóng lên sao Kim thất bại.

Tàu vũ trụ thời Liên Xô rơi xuống Ấn Độ Dương sau 53 năm ngoài không gian

Quá trình hình thành thần tốc trận mưa hiếm 230mm sáng 10-5

Chiều đến khuya 9-5, bầu trời TP.HCM và lân cận vẫn trong xanh nhưng sau đó mây dông phát triển nhanh và trận mưa trút xuống dữ dội.

Quá trình hình thành thần tốc trận mưa hiếm 230mm sáng 10-5

Việt Nam là nước đầu tiên trên thế giới sản xuất thành công giống cá cam đắt giá

Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản I nghiên cứu sinh sản thành công cá cam. Đây là loài cá được ưa chuộng tại Nhật Bản, dùng để chế biến sashimi, sushi và có giá thương phẩm khoảng 1 triệu đồng/kg.

Việt Nam là nước đầu tiên trên thế giới sản xuất thành công giống cá cam đắt giá

Tương lai con người có thể mặc quần áo từ... phân bò

Một nhóm khoa học tại Anh vừa tạo ra bước đột phá khi biến phân bò thành sợi cellulose, vật liệu công nghiệp quan trọng có thể dùng để sản xuất quần áo, khẩu trang, bao bì thực phẩm và nhiều sản phẩm khác.

Tương lai con người có thể mặc quần áo từ... phân bò

Tổng kiểm tra bè nổi trên vịnh Nha Trang: Vận động thả 21 con ốc tù và quý hiếm về biển

Kiểm tra các bè nổi trên vịnh Nha Trang, lực lượng chức năng đã phát hiện, vận động chủ bè thả 21 con ốc tù và quý hiếm về biển.

Tổng kiểm tra bè nổi trên vịnh Nha Trang: Vận động thả 21 con ốc tù và quý hiếm về biển
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar