29/03/2025 09:00 GMT+7
Trở lại chủ đề

Đường bờ biển Greenland tăng thêm 1.620km, lý do bất ngờ

Greenland đã mở rộng đường bờ biển của vùng lãnh thổ này thêm khoảng 1.620km chỉ trong vòng hai thập kỷ, nguyên nhân là do sự tan chảy không ngừng nghỉ của các sông băng.

Greenland - Ảnh 1.

Đường bờ biển thuộc đô thị Sermersooq, Greenland - Ảnh: UNSPLASH

Là hậu quả khi nhiệt độ ấm lên, các sông băng ở rìa Greenland đã tan chảy và rút lui sâu vào đất liền, làm lộ ra hàng ngàn km đường bờ biển trước đây bị băng bao phủ.

Theo trang IFLScience ngày 26-3, một nhóm nghiên cứu quốc tế đã dùng ảnh vệ tinh để phân tích những thay đổi của các sông băng thủy triều (sông băng tiếp xúc với đại dương) ở Bắc bán cầu. Sau đó, họ tính toán chiều dài của đường bờ biển mới lộ ra sau khi các sông băng tan trong giai đoạn năm 2000 - 2020.

Nhóm phát hiện khoảng 2.466km đường bờ biển mới đã lộ ra trong giai đoạn 20 năm này, trong đó 66% xảy ra tại Greenland. “Phần lớn các sông băng tan chảy để lộ đường bờ biển dài nhất là nằm ở Greenland”, các tác giả nghiên cứu viết.

Cùng với việc lộ ra nhiều đất liền hơn, việc sông băng “rút lui” cũng làm lộ ra 35 đảo mới có diện tích lớn hơn 0,5km2 trong suốt giai đoạn năm 2000 - 2020. Trong đó có 29 đảo mới nằm ở Greenland và 6 đảo khác nằm ở quần đảo Svalbard ở phía cực bắc của Na Uy và vùng Bắc cực của Nga.

13 trong số 35 đảo này chưa từng xuất hiện trên bản đồ trước đây, trong đó có 12 đảo tại Greenland và một đảo tại vùng Bắc Cực của Nga.

Điểm thú vị là có 5 trong số 35 đảo mới đã được vẽ trên bản đồ vào thập niên 1960 trước khi các sông băng mở rộng và chôn vùi chúng bên dưới. Các đảo này chỉ xuất hiện trở lại sau khi băng tan và rút lui vào đất liền trong những thập kỷ gần đây.

Nghiên cứu mới là một lời nhắc nhở về cách biến đổi khí hậu sẽ tiếp tục định hình lại địa lý của Trái đất, cũng như việc các thế lực địa chính trị muốn tìm cách kiểm soát nó.

Biến đổi khí hậu có thể làm lộ ra những vùng đất và tài nguyên mới, có khả năng dẫn đến xung đột và căng thẳng địa chính trị tại các khu vực này.

Khi băng tan tại Bắc Cực, những vùng đất giàu tài nguyên thiên nhiên (chẳng hạn như dầu khí và khoáng sản) không thể tiếp cận được trước đây sẽ trở nên có thể tiếp cận được, thúc đẩy các nước tìm cách khẳng định các tuyên bố về lãnh thổ và tìm cách kiểm soát tài nguyên tại đó.

Sự cạnh tranh này gần đây đã trở nên rõ ràng hơn tại Bắc Cực với những động thái từ các nước như Nga, Canada và Mỹ. Điển hình như việc Greenland trở thành điểm nóng khi vùng lãnh thổ này thu hút sự chú ý (không mong muốn) của Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ông Trump cho rằng việc kiểm soát vùng lãnh thổ nằm ở Bắc Cực này là cần thiết cho lợi ích an ninh của Mỹ.

Nghiên cứu được đăng trên tạp chí Nature Climate Change.

Nước biển dâng vì băng tan ở Greenland là không thể tránh khỏi

TTO - Mực nước biển dâng do sự tan băng diện rộng tại Greenland là điều không thể tránh khỏi trong tương lai gần, kể cả khi việc đốt nhiên liệu hóa thạch chấm dứt ngay hôm nay, theo nghiên cứu đăng trên tạp chí Nature Climate Change ngày 29-8.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Việt Nam là nước đầu tiên trên thế giới sản xuất thành công giống cá cam đắt giá

Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản I nghiên cứu sinh sản thành công cá cam. Đây là loài cá được ưa chuộng tại Nhật Bản, dùng để chế biến sashimi, sushi và có giá thương phẩm khoảng 1 triệu đồng/kg.

Việt Nam là nước đầu tiên trên thế giới sản xuất thành công giống cá cam đắt giá

Tương lai con người có thể mặc quần áo từ... phân bò

Một nhóm khoa học tại Anh vừa tạo ra bước đột phá khi biến phân bò thành sợi cellulose, vật liệu công nghiệp quan trọng có thể dùng để sản xuất quần áo, khẩu trang, bao bì thực phẩm và nhiều sản phẩm khác.

Tương lai con người có thể mặc quần áo từ... phân bò

Tổng kiểm tra bè nổi trên vịnh Nha Trang: Vận động thả 21 con ốc tù và quý hiếm về biển

Kiểm tra các bè nổi trên vịnh Nha Trang, lực lượng chức năng đã phát hiện, vận động chủ bè thả 21 con ốc tù và quý hiếm về biển.

Tổng kiểm tra bè nổi trên vịnh Nha Trang: Vận động thả 21 con ốc tù và quý hiếm về biển

Tinh tinh có 'ngôn ngữ' tinh vi như con người

Tinh tinh có thể kết hợp và sắp xếp linh hoạt các cặp âm thanh để truyền đạt các ý tưởng hoặc ý nghĩa khác nhau, một khả năng vốn chỉ có ở con người.

Tinh tinh có 'ngôn ngữ' tinh vi như con người

'Cơn bão mini' do xung đột thời tiết gây mưa rất to ở TP.HCM và Đông Nam Bộ

Sáng nay TP.HCM, Nam Bộ hứng cơn mưa rất to, chỉ trong vài giờ lượng mưa có nơi đạt 225mm, ảnh vệ tinh cho thấy mây dông cuồn cuộn như một cơn bão mini.

'Cơn bão mini' do xung đột thời tiết gây mưa rất to ở TP.HCM và Đông Nam Bộ

Tìm ra loài cây trồng có thể cứu cả thành phố sau thảm họa

Nghiên cứu mới cho thấy củ cải đường, cải bó xôi, lúa mì và củ cải đỏ là những loài cây thích hợp nhất để nuôi sống một thành phố sau thảm họa.

Tìm ra loài cây trồng có thể cứu cả thành phố sau thảm họa
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar