03/08/2023 09:52 GMT+7
Trở lại chủ đề

Mầm bệnh cổ đại nguy cơ 'tái xuất', gây đại dịch nguy hiểm

Theo một nghiên cứu mới, lớp băng vĩnh cửu tan chảy có thể đẩy nhanh quá trình giải phóng các mầm bệnh cổ đại và ảnh hưởng tới thế giới hiện tại.

Biến đổi khí hậu làm tan băng vĩnh cửu, đẩy nhanh quá trình giải phóng mầm bệnh cổ đại, gây rủi ro đáng kể cho môi trường và nhân loại - Ảnh: SCITECH DAILY

Biến đổi khí hậu làm tan băng vĩnh cửu, đẩy nhanh quá trình giải phóng mầm bệnh cổ đại, gây rủi ro đáng kể cho môi trường và nhân loại - Ảnh: SCITECH DAILY

Các mầm bệnh cổ đại bị chôn sâu dưới lớp băng vĩnh cửu hàng ngàn năm qua. Tuy nhiên biến đổi khí hậu đang làm tan băng vĩnh cửu với tốc độ ngày một nhanh, khiến giới khoa học lo ngại các mầm bệnh theo đó mà thoát ra ngoài.

Theo trang Scitech Daily, một nghiên cứu toàn cầu về các mầm bệnh cổ đại có nguy cơ tái xuất được tiến sĩ Giovanni Strona (thuộc Trung tâm nghiên cứu chung của Ủy ban châu Âu) và giáo sư Matthew Flinders Corey Bradshaw (từ Đại học Flinders ở Úc) thực hiện.

Nghiên cứu được công bố trên tạp chí PLOS Computational Biology. Trong đó, các nhà nghiên cứu đã nỗ lực định lượng các mối đe dọa từ việc giải phóng các vi khuẩn cổ.

Thông qua các thí nghiệm mô phỏng kỹ thuật số, trong đó mầm bệnh từ quá khứ xâm chiếm các cộng đồng vật chủ giống vi khuẩn, nhóm đã so sánh tác động của những mầm bệnh này đối với sự đa dạng của vi khuẩn chủ, sau đó so với các cộng đồng không bị mầm bệnh cổ xâm lấn.

Nhóm phát hiện ra trong các mô phỏng, mầm bệnh cổ đại có thể sống sót và phát triển trong thế giới hiện đại. Thậm chí, khoảng 3% mầm bệnh còn chiếm ưu thế trong môi trường mới.

Khoảng 1% trong số mầm bệnh đó cho thấy tầm nguy hại khó đoán trước. Một số mầm bệnh khiến 1/3 số loài vật chủ chết, trong khi một số khác làm tăng tính đa dạng sinh học lên tới 12%.

Theo các nhà nghiên cứu, mặc dù những rủi ro do 1% mầm bệnh được giải phóng này có vẻ nhỏ, nhưng xét đến số lượng lớn vi khuẩn cổ đại thường xuyên được giải phóng vào môi trường sống của chúng ta, chúng có nguy cơ gây ra những đợt bùng phát dịch bệnh nguy hiểm. 

Do đó, giới khoa học nói riêng và nhân loại nói chung cần quan tâm nghiên cứu cách ngăn chặn nguy cơ ấy ngay từ bây giờ.

Băng tan khiến Bắc Băng Dương axit hóa nhanh gấp 3-4 lần nơi khác

TTO - Theo kết quả một nghiên cứu mới do các nhà khoa học quốc tế thực hiện, Bắc Băng Dương đang bị axit hóa nhanh hơn nhiều so với các đại dương khác do tình trạng băng tan.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng muốn Cần Thơ tiên phong về khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số

Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định ngoài "bộ tứ trụ cột" là các nghị quyết của Bộ Chính trị, sắp tới còn các nghị quyết về giáo dục và đào tạo, y tế, văn hóa, sẽ có đường lối tương đối hoàn chỉnh để phát triển đất nước.

Thủ tướng muốn Cần Thơ tiên phong về khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số

Động đất mạnh 3,3 độ ở Măng Đen, Quảng Ngãi

Tại xã Măng Đen, tỉnh Quảng Ngãi vừa xảy ra một trận động đất mạnh 3,3 độ (độ lớn M). Hiện Trung tâm Báo tin động đất và Cảnh báo sóng thần đang tiếp tục theo dõi trận động đất này.

Động đất mạnh 3,3 độ ở Măng Đen, Quảng Ngãi

Phát hiện mạng lưới sông cổ dài 15.000km trên sao Hỏa

Nguồn nước hình thành nên mạng lưới sông trên sao Hỏa nhiều khả năng là từ mưa liên tục.

Phát hiện mạng lưới sông cổ dài 15.000km trên sao Hỏa

Rùa biển xanh trong Sách đỏ về đẻ trứng ở Hòn Cau

Ngày 11-7, Ban quản lý Khu bảo tồn biển Hòn Cau phát hiện ổ trứng rùa biển xanh, tín hiệu đáng mừng cho công tác bảo tồn loài động vật quý hiếm đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng.

Rùa biển xanh trong Sách đỏ về đẻ trứng ở Hòn Cau

Cực Trái đất dịch chuyển vì các đập nước trên thế giới

Trong 200 năm qua, con người đã âm thầm tác động lên các cực của Trái đất khi xây dựng hàng ngàn đập nước trên khắp thế giới, khiến các cực này dịch chuyển hơn 1m.

Cực Trái đất dịch chuyển vì các đập nước trên thế giới

Không chỉ người, tinh tinh cũng ‘đu trend thời trang'

Tinh tinh tại khu bảo tồn ở châu Phi đã phát triển 'xu hướng thời trang' bằng cách cắm cọng cỏ hay que cây nhỏ vào lỗ tai.

Không chỉ người, tinh tinh cũng ‘đu trend thời trang'
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar