07/06/2025 13:05 GMT+7
Trở lại chủ đề

Nồng độ CO₂ trong khí quyển cao vượt mọi thời

Nồng độ khí carbon dioxide (CO₂) trong khí quyển Trái đất vừa vượt mốc 430 phần triệu (ppm), mức cao nhất từng được ghi nhận trong lịch sử nhân loại.

CO₂ - Ảnh 1.

CO2 ở mức cao hơn (trên 1.000 ppm) có thể ảnh hưởng đến nhận thức, gây buồn ngủ, buồn nôn, và ở mức cực cao (40.000 ppm) có thể đe dọa tính mạng - Ảnh: AI

Theo thông tin từ Viện Hải dương học Scripps (Mỹ), mức trung bình hằng tháng của CO₂ trong tháng 5-2025 đã đạt 430,2 ppm, tăng 3,5 ppm so với cùng kỳ năm ngoái và là mức cao nhất kể từ khi các phép đo chính xác được bắt đầu cách đây 67 năm. 

Trong khi đó Phòng thí nghiệm Giám sát toàn cầu của Cơ quan Quản lý Khí quyển và Đại dương quốc gia Mỹ (NOAA) cũng báo cáo mức CO₂ trung bình tháng là 430,5 ppm.

CO₂ là khí nhà kính chính do con người tạo ra, chủ yếu từ việc đốt nhiên liệu hóa thạch. Khi tích tụ trong khí quyển, CO₂ tạo hiệu ứng giữ nhiệt, giống như một tấm chăn phủ kín Trái đất, khiến nhiệt độ toàn cầu tăng lên và kéo theo hàng loạt hệ quả: thay đổi thời tiết, sóng nhiệt, hạn hán, cháy rừng, mưa lớn, lũ lụt và axit hóa đại dương.

Tình trạng này đe dọa nghiêm trọng đến các hệ sinh thái biển khi làm suy yếu khả năng hình thành vỏ cứng của sinh vật như san hô và giáp xác.

Các phép đo được thực hiện tại Đài quan sát Mauna Loa, nằm ở độ cao 3.400m trên sườn núi lửa Mauna Loa (Hawaii, Mỹ), nơi được xem là tiêu chuẩn vàng trong giám sát khí CO₂ toàn cầu. Đây cũng là nơi nhà khoa học Charles David Keeling, cha đẻ của đường biểu diễn Keeling nổi tiếng, bắt đầu theo dõi nồng độ CO₂ từ năm 1958.

CO₂ - Ảnh 2.

Bức tranh quá khứ: Trái đất ấm hơn, mực nước biển cao hơn - Ảnh: AI

Các nhà khoa học ước tính nồng độ CO₂ hiện tại tương đương với thời kỳ cách đây khoảng 4,1-4,5 triệu năm, được gọi là “Tối ưu khí hậu Pliocen”. Khi đó, nhiệt độ toàn cầu cao hơn hiện nay khoảng 3,9°C và mực nước biển cao hơn tới 24m. Các khu vực vốn là lãnh nguyên băng giá ngày nay từng được bao phủ bởi rừng rậm.

Một trong những đặc điểm đáng chú ý là chu kỳ CO₂ tại Bắc bán cầu. Nồng độ khí này thường thấp nhất vào tháng 9, khi thực vật hấp thụ CO₂ để phát triển, và đạt đỉnh vào tháng 5, trước khi cây cối bắt đầu tái hấp thụ khí trong mùa hè. Chính vì vậy, tháng 5 luôn là thời điểm ghi nhận nồng độ CO₂ cao nhất trong năm.

Dù nồng độ CO₂ hiện tại chưa gây tác hại trực tiếp đến sức khỏe con người, nhưng ở mức cao hơn (trên 1.000 ppm), CO₂ có thể ảnh hưởng đến nhận thức, gây buồn ngủ, buồn nôn, và ở mức cực cao (40.000 ppm) có thể đe dọa tính mạng.

Giới khoa học cảnh báo, nếu không có hành động cắt giảm mạnh lượng phát thải, nồng độ CO₂ sẽ tiếp tục tăng và đẩy Trái đất đến những kịch bản khí hậu không thể đảo ngược.

Thải khí nhà kính nhiều nhất, Trung Quốc vừa trải qua năm nóng nhất lịch sử

Năm 2024 chính thức trở thành năm nóng nhất lịch sử Trung Quốc, trong bối cảnh nước này được ghi nhận phát thải khí nhà kính nhiều nhất thế giới.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Không khí ô nhiễm làm tăng nguy cơ mắc Alzheimer

Mỗi khi nồng độ PM2.5 tăng thêm 10 µg/m³, nguy cơ mất trí nhớ tăng 17%. Với bồ hóng, mỗi khi tăng thêm 1 µg/m³ thì nguy cơ mất trí nhớ tăng tới 13%...

Không khí ô nhiễm làm tăng nguy cơ mắc Alzheimer

Đột phá vật liệu chống dính 'xịn' hơn Teflon, an toàn với người

Nhóm nghiên cứu tại Đại học Toronto (Canada) vừa công bố loại vật liệu chống dính mới có thể thay thế Teflon, giúp giảm đáng kể việc sử dụng các 'hóa chất vĩnh cửu' PFAS độc hại với con người.

Đột phá vật liệu chống dính 'xịn' hơn Teflon, an toàn với người

Khoa học cảnh báo: AI có thể 'tự học và lây truyền sự lệch chuẩn'

Các nghiên cứu mới cảnh báo ngành công nghiệp trí tuệ nhân tạo (AI): các mô hình AI không chỉ học điều con người dạy, mà còn có thể tự truyền cho nhau hành vi lệch chuẩn qua những 'tín hiệu ngầm' mà chính con người không biết.

Khoa học cảnh báo: AI có thể 'tự học và lây truyền sự lệch chuẩn'

320 triệu cây xanh bị sét đánh chết mỗi năm, thải ra 1 tỉ tấn CO₂

Thông qua phân tích dữ liệu sét từ khắp nơi trên thế giới, các nhà khoa học phát hiện sét là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến cái chết của cây rừng, đặc biệt là ở các khu vực nhiệt đới.

320 triệu cây xanh bị sét đánh chết mỗi năm, thải ra 1 tỉ tấn CO₂

Nghịch lý khí hậu: Đất càng khô hạn, biển dâng càng nhanh

Một nghiên cứu mới cho thấy hiện tượng khô hạn trên diện rộng, bao gồm việc nước ngọt từ đất liền chảy ra biển, đang là nguyên nhân chính gây mực nước biển dâng.

Nghịch lý khí hậu: Đất càng khô hạn, biển dâng càng nhanh

Không có Trái đất thứ hai

Chuyển dịch từ hành tinh xanh (Trái đất) đến hành tinh đỏ (sao Hỏa), cho đến sau phần tư đầu tiên của thế kỷ 21, vẫn chưa thật sự khởi động đúng nghĩa.

Không có Trái đất thứ hai
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar