18/03/2023 10:57 GMT+7
Trở lại chủ đề

Kỹ năng mà tất cả các nhà quản lý nhân sự phải có

Quản trị nhân sự là ngành luôn đòi hỏi cập nhật năng lực lãnh đạo và quản lý con người. Tình thế của năm qua cho thấy, kiến thức thôi không đủ, một giám đốc nhân sự còn cần kỹ năng thực tế để tạo thêm cơ hội phát triển tổ chức.

Kỹ năng mà tất cả các nhà quản lý nhân sự phải có - Ảnh: Pexels

Kỹ năng mà tất cả các nhà quản lý nhân sự phải có - Ảnh: Pexels

Kỹ năng giao tiếp

Một người hành nghề (HR - Human Resources) phải có khả năng truyền đạt rõ ràng bằng cả lời nói và văn bản. Bạn sẽ phải nói nhiều vì thực hiện một loạt các cuộc phỏng vấn tuyển dụng. Bạn cũng phải tiếp xúc với tất cả mọi người trong doanh nghiệp, ngày qua ngày, lắng nghe các vấn đề của họ (liên quan đến công việc hoặc không). 

Thông qua những tương tác với bạn, họ có được lòng tin đối với tổ chức, từ đó cải thiện mối quan hệ giữa các bên tại nơi làm việc. Chịu trách nhiệm ra mắt các quy định chính sách vì , nên bạn cũng cần có kỹ năng viết tốt.

Kỹ năng tổ chức

Có quá nhiều việc phải làm ở vị trí của bạn, bao gồm nhưng không giới hạn: tuyển dụng, đào tạo, đánh giá hiệu suất, kế hoạch phát triển nhân sự, quan hệ nhân sự, thậm chí tổ chức trò chơi networking... Một giám đốc HR giám sát tất cả các chức năng này và phải có hệ thống quy trình cho tất cả. 

Ví dụ, phải có quy định về trách nhiệm và quyền lợi tiêu chuẩn cho từng vị trí trong tổ chức. Mặt khác, làm nhân sự có nghĩa là phụ trách rất nhiều thủ tục như làm hồ sơ nhân viên và các giấy tờ pháp lý đi kèm. Với tất cả các nhiệm vụ hành chính như vậy, ngăn nắp là yêu cầu bắt buộc, để bạn có thể xử lý nhiều việc cùng lúc.

Rất nhiều giấy tờ phải giải quyết, rất nhiều người phải gặp - Ảnh:Pexels

Rất nhiều giấy tờ phải giải quyết, rất nhiều người phải gặp - Ảnh:Pexels

Kỹ năng ra quyết định

Rất nhiều việc phải quyết định: "Ứng viên có phù hợp với vị trí tuyển dụng không" chẳng hạn. Không dễ dàng học được cách nhận biết các . Điều đó đòi hỏi một giám đốc HR phải có chiến lược, kinh nghiệm và trực giác.

Hay khi COVID-19 xuất hiện, doanh nghiệp rơi vào tình thế tiến thoái lưỡng nan là phải cắt giảm nhân sự. HR sẽ tư vấn cho lãnh đạo về các vị trí phải cắt giảm, cách thức cắt giảm và sẽ truyền tải thông điệp thật hiệu quả đến người lao động ngay cả khi đang gặp khủng hoảng. Như vậy, người quản lý nguồn nhân lực phải ra quyết định đúng đắn để hỗ trợ tổ chức sống còn qua giai đoạn khó khăn.

Đào tạo và phát triển kỹ năng

Đây là chức năng quan trọng để HR giúp doanh nghiệp phát triển. Các nhà quản lý nhân sự có trách nhiệm tạo cơ hội phát triển cho nhân viên nhằm tối đa hóa hiệu suất và gia tăng giá trị của họ. Ví dụ, tổ chức các buổi đào tạo về lãnh đạo và quản lý, hay các kỹ năng nghiệp vụ đa dạng. 

Thậm chí cả các kỹ năng mềm nhưng thiết thực như: sơ cứu tại chỗ các tai nạn thường gặp… (đặc biệt ở những đơn vị sản xuất). Điều này cho phép nhân viên tăng khả năng đảm nhận các nhiệm vụ bổ sung, đồng thời phát triển sự nghiệp.

Kỹ năng lập ngân sách

Các gói lương thưởng và phúc lợi cho nhân viên đều thông qua bộ phận HR. Tương tự như vậy với đào tạo, hoạt động xã hội, đánh giá hiệu suất... 

Những hoạt động này phải được tích hợp vào kế hoạch chiến lược và ngân sách của tổ chức, cũng như tính đến các dự án và chức năng của từng bộ phận. Giám đốc HR sẽ phải cân nhắc các khoản và không chi tiêu quá mức cho các hoạt động không cần thiết.

Ngân sách luôn là vấn đề đau đầu khi tổ chức các hoạt động - Ảnh: Pexels

Ngân sách luôn là vấn đề đau đầu khi tổ chức các hoạt động - Ảnh: Pexels

Kỹ năng đồng cảm

Trong giai đoạn bình thường, đội ngũ nhân sự đã phải xử lý vấn đề cho rất nhiều người, từ khối lượng công việc, khiếu nại về tiền lương cho đến giải quyết xung đột tại nơi làm việc. Trong giai đoạn mà dịch COVID-19 ảnh hưởng cả về năng suất công việc, mô hình hoạt động của doanh nghiệp cũng như đời sống riêng của nhân công, thì rắc rối của mọi người càng tăng lên nhiều lần.

Điều này đòi hỏi chuyên gia quản lý nguồn nhân lực cần có trí tuệ cảm xúc và kỹ năng đồng cảm để hiểu được vấn đề cốt lõi của người đối diện trước đưa ra bất kỳ phản hồi nào. Có thể là nhân viên đó chỉ cần được lắng nghe để trút gánh nặng trong lòng. Hoặc anh ta thực sự bất bình và nói ra để nhận được sự giúp đỡ. Dù là gì, trách nhiệm của giám đốc HR là lắng nghe nhân viên và đảm bảo rằng đã tiếp nhận thông điệp của họ một cách rõ ràng.

Quản lý nguồn nhân lực là một lĩnh vực tuyệt vời với rất nhiều cơ hội phát triển sự nghiệp. Tuy nhiên, từ "làm được" đến "làm tốt" là cả một chặng đường dài, bao gồm việc trải qua những giai đoạn khó khăn như 2 năm COVID vừa qua. Những kỹ năng thích hợp cùng sự linh hoạt, nắm bắt tâm tư con người tốt, cập nhật kịp thời các vấn đề theo biến động thời cuộc sẽ giúp bạn trở thành một nhà quản lý nhân sự thành công!

Làm quen kỹ năng mới: Lắng nghe thấu cảm

Giao tiếp tốt không chỉ là biết cách trình bày thông tin rõ ràng, hài hước, cuốn hút, sôi nổi. Bạn đừng bỏ quên mặt còn lại của nghệ thuật giao tiếp: cách lắng nghe. Nhất là "lắng nghe thấu cảm", với những tác động âm thầm mà mạnh mẽ, tích cực cho sự nghiệp.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Tương lai công việc trong mắt gen Z: Tìm cơ hội phát triển thật sự

Báo cáo thường niên lần thứ 14 của Deloitte khảo sát hơn 23.000 người tại 44 quốc gia, dự kiến đến năm 2030 gen Z và gen Y chiếm gần 75% lực lượng lao động toàn cầu, kéo theo sự thay đổi mạnh mẽ về kỳ vọng, giá trị và ưu tiên nghề nghiệp.

Tương lai công việc trong mắt gen Z: Tìm cơ hội phát triển thật sự

Thị trường tuyển dụng: Gen Z trả giá đắt vì... đặt tiêu chuẩn cao

Tạp chí Forbes cho rằng gen Z bước vào thị trường lao động với tiêu chuẩn cao giữa lúc kinh tế suy thoái, trí tuệ nhân tạo (AI) lên ngôi và tỉ lệ sa thải tăng mạnh nên tìm việc càng trở nên khó khăn.

Thị trường tuyển dụng: Gen Z trả giá đắt vì... đặt tiêu chuẩn cao

Thị trường tuyển dụng tăng, dù còn bất ổn

Khảo sát xu hướng tuyển dụng mới nhất của ManpowerGroup công bố cho thấy triển vọng tuyển dụng tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương và Trung Đông (APME) trong quý 3-2025 ghi nhận tăng so với cùng kỳ năm trước.

Thị trường tuyển dụng tăng, dù còn bất ổn

Lần đầu tiên có cuộc thi toàn quốc tìm kiếm người giúp việc tay nghề cao

Một cuộc thi chuyên môn quy mô toàn quốc dành riêng cho người giúp việc lần đầu được tổ chức mang tên "Ong tranh tài", với mục tiêu tôn vinh và nâng tầm nghề giúp việc hiện đại.

Lần đầu tiên có cuộc thi toàn quốc tìm kiếm người giúp việc tay nghề cao

Mở cơ hội cho người lao động: Trường nghề chuyển mình đón sóng đào tạo

Nhiều đơn vị đào tạo, trong đó có trường nghề, gia nhập cuộc đua để kịp đón sóng đào tạo nhân lực đủ chuẩn và chất.

Mở cơ hội cho người lao động: Trường nghề chuyển mình đón sóng đào tạo

Mở cơ hội cho người lao động: Tăng 'chất' của lao động Việt

Tăng năng suất lao động là một trong những yếu tố quan trọng nhất giúp các nước đang phát triển hướng đến phát triển nhanh và bền vững, thoát bẫy thu nhập trung bình. Và Việt Nam cũng tận dụng hướng đi này.

Mở cơ hội cho người lao động: Tăng 'chất' của lao động Việt
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar