10/03/2023 10:07 GMT+7

Cách né những câu phỏng vấn vượt giới hạn

Bạn cần công việc, nhưng điều đó không có nghĩa là bạn phải cung cấp thông tin cho mọi câu hỏi của nhà tuyển dụng. Sẽ có những câu hỏi khiến bạn cảm thấy không thoải mái, và tốt nhất né đi là hơn.


Câu hỏi đáng ngại có thể tiết lộ phần nào về môi trường làm việc - Ảnh: Pexels

Câu hỏi đáng ngại có thể tiết lộ phần nào về môi trường làm việc - Ảnh: Pexels

Có bao giờ một người phỏng vấn hỏi bạn một câu khiến bạn thấy khó chịu? Có thể là người phỏng vấn tuyển dụng non kinh nghiệm, hoặc đơn giản là muốn "phá băng" trong cuộc trò chuyện để hiểu rõ hơn về bạn. Nhưng những câu hỏi quá cá nhân có thể mang lại đánh giá không công bằng, ảnh hưởng đến kết quả phỏng vấn. Và trên hết, bạn không có trách nhiệm phải trả lời chúng nếu không muốn.

Tại sao anh/chị chưa lập gia đình? Chưa có con? Khi nào bạn định có con?

Khi hỏi về tình trạng hôn nhân, con cái, ý định của người phỏng vấn có thể là muốn biết kế hoạch hôn nhân ảnh hưởng ra sao đến sự nghiệp lâu dài của bạn. Nhưng lựa chọn đời sống cá nhân của bạn không phải là yếu tố chuyên nghiệp cần được xét đến trong công việc.

Dạng câu hỏi này cũng có thể xuất phát từ lo ngại về khả năng đảm nhiệm công việc sau khi bạn có con. Nhưng bạn không có trách nhiệm phải hy sinh hạnh phúc cá nhân cho kế hoạch của doanh nghiệp. Ngược lại, doanh nghiệp phải có trách nhiệm hỗ trợ lao động là phụ nữ mang thai và nuôi con nhỏ theo quy định của pháp luật. Ngay cả nam giới cũng được hưởng chế độ thai sản khi vợ sinh con. Một công ty không thể đảm bảo điều đó sẽ khó có thể đảm bảo phúc lợi cho bạn trong tương lai.

Cách phản hồi: Hãy hỏi ngược lại: "Yếu tố hôn nhân có vẻ rất quan trọng đối với vị trí này. Bạn có thể giải thích tại sao không?". Hãy tìm hiểu gốc rễ của câu hỏi và đánh giá xem liệu công việc này có thể can thiệp quá mức đến kế hoạch riêng của bạn trong tương lai không.

Bạn quê gốc ở đâu?

Một số  hoặc công ty vì định kiến vùng miền nên không sẵn sàng tuyển dụng nhân sự từ một số địa phương. Đây là điều hoàn toàn không liên quan đến năng lực, chuyên môn cá nhân của người ứng tuyển.

Cách phản hồi: Điều này phụ thuộc vào cảm giác của bạn, bạn cảm thấy thoải mái để tiết lộ hay không? Nếu không muốn, hãy giải thích đơn giản rằng bạn đang sống tại thành phố này, hồ sơ cá nhân bao gồm quê quán của bạn sẽ được gửi đến công ty sau khi có quyết định tuyển dụng.

Ác cảm cá nhân của người phỏng vấn là điều bạn không thể quyết định - Ảnh: Pexels

Ác cảm cá nhân của người phỏng vấn là điều bạn không thể quyết định - Ảnh: Pexels

Niềm tin tôn giáo của bạn là gì?

Đây là câu hỏi hiếm thấy, nhưng trong trường hợp câu hỏi này rơi vào bạn, thì bạn nên tìm hiểu ẩn ý của người hỏi.

Cách phản hồi: Cố gắng tìm hiểu tại sao người phỏng vấn thực sự quan tâm đến vấn đề này - vì định kiến, vì lo ngại bạn nhất định sẽ nghỉ vào một số ngày theo tôn giáo của bạn, hay vì bất kỳ lý do gì liên quan đến ? Xác nhận về khả năng đáp ứng công việc của bạn để người phỏng vấn biết mối quan tâm đó có đáng để lo ngại tiếp không.

Bạn có phải là người chuyển giới, LGBT+... không?

Đây cũng là một chủ đề mà nhà tuyển dụng không nên đặt ra.

Cách phản hồi: Trả lời bằng cách khẳng định năng lực chuyên môn mà bạn có thể mang lại cho công việc, bất kể giới tính hay xu hướng tình dục.

Mức lương ở công ty cũ của bạn là bao nhiêu?

Một số công ty đặt ra câu hỏi này để xác định thu nhập hiện tại của bạn.

Cách phản hồi: Bạn nên hỏi ngược lại về giới hạn tối thiểu - tối đa cho lương của vị trí đang tuyển. Đó là thông tin mà đáng ra nên được nói rõ trong thông tin tuyển dụng. Nếu cảm thấy bị thúc ép và bạn cần công việc này, hãy chia sẻ khoảng thu nhập trung bình của bạn (nằm trong giới hạn mà công ty chia sẻ), và nêu rõ bạn có nhu cầu nhận mức lương cao hơn con số đó nếu nhận vị trí này.

Đôi khi, bạn không tránh khỏi hoàn cảnh trớ trêu khi công ty tuyển dụng rất tuyệt vời, nhưng người phỏng vấn vì lý do cá nhân lại có định kiến và hỏi bạn những câu ngoài yêu cầu chuyên môn. Vậy bạn hãy xác định, nếu bạn đã làm hết mức có thể, và năng lực của bạn đáp ứng được ở công ty đó mà vẫn bị loại, thì đó là thiệt hại của họ. Nhiều việc nằm ngoài tầm tay của chúng ta, nhưng năng lực làm việc sẽ luôn là câu trả lời đúng nhất cho tương lai.

Có 'bạn' thực lòng nơi công sở, dễ mà!

Rõ ràng là việc xây dựng các mối quan hệ và có được sự tin tưởng của đồng nghiệp là một trong những yếu tố thành công trong công việc. Nhưng kết nối nhiều, chia sẻ nhiều thôi vẫn chưa đủ cho một tình bạn đáng tin cậy.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Tương lai công việc trong mắt gen Z: Tìm cơ hội phát triển thật sự

Báo cáo thường niên lần thứ 14 của Deloitte khảo sát hơn 23.000 người tại 44 quốc gia, dự kiến đến năm 2030 gen Z và gen Y chiếm gần 75% lực lượng lao động toàn cầu, kéo theo sự thay đổi mạnh mẽ về kỳ vọng, giá trị và ưu tiên nghề nghiệp.

Tương lai công việc trong mắt gen Z: Tìm cơ hội phát triển thật sự

Thị trường tuyển dụng: Gen Z trả giá đắt vì... đặt tiêu chuẩn cao

Tạp chí Forbes cho rằng gen Z bước vào thị trường lao động với tiêu chuẩn cao giữa lúc kinh tế suy thoái, trí tuệ nhân tạo (AI) lên ngôi và tỉ lệ sa thải tăng mạnh nên tìm việc càng trở nên khó khăn.

Thị trường tuyển dụng: Gen Z trả giá đắt vì... đặt tiêu chuẩn cao

Thị trường tuyển dụng tăng, dù còn bất ổn

Khảo sát xu hướng tuyển dụng mới nhất của ManpowerGroup công bố cho thấy triển vọng tuyển dụng tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương và Trung Đông (APME) trong quý 3-2025 ghi nhận tăng so với cùng kỳ năm trước.

Thị trường tuyển dụng tăng, dù còn bất ổn

Lần đầu tiên có cuộc thi toàn quốc tìm kiếm người giúp việc tay nghề cao

Một cuộc thi chuyên môn quy mô toàn quốc dành riêng cho người giúp việc lần đầu được tổ chức mang tên "Ong tranh tài", với mục tiêu tôn vinh và nâng tầm nghề giúp việc hiện đại.

Lần đầu tiên có cuộc thi toàn quốc tìm kiếm người giúp việc tay nghề cao

Mở cơ hội cho người lao động: Trường nghề chuyển mình đón sóng đào tạo

Nhiều đơn vị đào tạo, trong đó có trường nghề, gia nhập cuộc đua để kịp đón sóng đào tạo nhân lực đủ chuẩn và chất.

Mở cơ hội cho người lao động: Trường nghề chuyển mình đón sóng đào tạo

Mở cơ hội cho người lao động: Tăng 'chất' của lao động Việt

Tăng năng suất lao động là một trong những yếu tố quan trọng nhất giúp các nước đang phát triển hướng đến phát triển nhanh và bền vững, thoát bẫy thu nhập trung bình. Và Việt Nam cũng tận dụng hướng đi này.

Mở cơ hội cho người lao động: Tăng 'chất' của lao động Việt
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar