TTCT - Từ ngày 25 đến 27-9-2013, tại Hà Nội đã diễn ra hội thảo - tập huấn về phương pháp “bàn tay nặn bột” khu vực Đông Nam Á. Phóng to Lễ ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác thành lập Trung tâm thí điểm phương pháp “bàn tay nặn bột”. hàng đầu, từ trái sang: GS Trần Thanh Vân, TS Nguyễn Vinh Hiển, viện sĩ Pierre Léna GS Pierre Léna, chủ tịch Tổ chức Bàn tay nặn bột thuộc Viện hàn lâm Khoa học Pháp, đích thân từ Paris sang đọc bài giảng. Cho đến nay, đã có 60 nước trên thế giới ứng dụng phương pháp “bàn tay nặn bột” (xuất phát từ tiếng Pháp “la main à la pâte”, có nghĩa: xắn tay vào việc) ở bậc tiểu học và vài năm đầu bậc trung học cơ sở. Phương pháp “bàn tay nặn bột” do Georges Charpak, giải Nobel vật lý, và Pierre Léna, viện sĩ Viện hàn lâm Khoa học Pháp, cùng sáng tạo ra. Năm 1995, GS Georges Charpak đến TP.HCM dự Gặp gỡ Việt Nam lần thứ II do GS Trần Thanh Vân tổ chức. GSD Vân nắm bắt và giới thiệu ngay phương pháp dạy học mới, hợp tác với một số thầy cô ở Trường đại học Sư phạm Hà Nội và một số trường khác. Gần đây, sau khi Bộ Giáo dục và đào tạo vào cuộc, “bàn tay nặn bột” được triển khai khắp các tỉnh, thành phố trong cả nước. Từ những thí nghiệm Ngồi quanh một cái bàn, các em học sinh tiểu học quan sát một thí nghiệm và ghi chép nhận xét. Cô giáo cho đun sôi một chảo nước lạnh trên bếp gas. Trong chảo, cô cho nhúng một nhiệt kế. Nhiệt độ từ từ tăng rồi bỗng dừng hẳn ở vạch 990C. - Nhiệt kế chỉ có 99 vạch thôi sao? - các em nhao nhao hỏi. - Không! Đây là loại nhiệt kế chịu nóng, ghi tới vạch 2000C - em đọc nhiệt kế cho biết. - Cái nhiệt kế này tắc, cô ạ. Cô còn có cái nhiệt kế nào khác không? Cô giáo liền đưa cho em cái nhiệt kế thứ hai. Thí nghiệm tiếp tục. Lần này, nhiệt độ dừng lại ở vạch 1010C. Cô giáo bèn đưa cho em cái nhiệt kế thứ ba. Lại làm tiếp. Lần này, nhiệt kế dừng ở vạch 1000C. Kết quả vẫn như vậy! Các em bối rối. Bỗng cô giáo gợi ý: - Cô còn có cái bếp điện đây. Nào, các em thử với bếp điện xem sao? Các em lại hí hoáy đun, rồi đọc nhiệt độ. Và cuối cùng phải thừa nhận: Vì một nguyên cớ bí ẩn nào đó, nước sôi không thể lên quá 1000C! Sở dĩ lúc thì 990C, khi thì 1010C vì loại nhiệt kế dùng trong nhà trường không chính xác. Chẳng còn nghi ngờ gì nữa! Cái thật là như vậy đấy! Các em ghi khắc mãi trong đầu cái thật do chính các em khám phá ra, chứ không phải từ câu học thuộc lòng do cô giáo đọc! Trong óc các em, tri thức hình thành một cách từ từ, tự nhiên, chứ không phải từ đâu đấy “nhảy dù” đến! Khi học lên cao hơn, các em sẽ thấy: Cái định đề nước sôi ở nhiệt độ không đổi (100oC) chưa hoàn toàn đúng, bởi lẽ chưa xét tới độ cao nơi các em làm thí nghiệm, thành phần của thứ nước đun hôm ấy, những chất bẩn trong nước hay các đồng vị của hydro và oxy hợp thành nước... Khoa học tiến lên như vậy đấy, luôn đề ra những định đề chính xác hơn khi ngày càng có thể nhìn tinh tế hơn vào sự vật nhờ có những thiết bị tinh vi hơn. Triết lý của “bàn tay nặn bột” Xuất phát từ tri thức tâm lý học lứa tuổi 6-12, GS Georges Charpak và viện sĩ Pierre Léna nhận thấy: Đó là lứa tuổi tò mò cao độ trước thế giới tự nhiên, thích hí hoáy làm thử, mò mẫm, rồi kinh ngạc, sung sướng đến nhảy cẫng lên mỗi khi khám phá ra một điều gì mới lạ. Vậy thì nếu cho rằng ở bậc tiểu học các em chỉ cần học đọc, viết, làm tính thì chưa đủ! Vì như vậy sẽ không tập cho các em thói quen tìm tòi, khám phá. Xã hội đương đại cần những “bộ óc luôn khám phá”, chứ không phải những “bộ óc nhét đầy kiến thức”! “Bàn tay nặn bột” giúp phát triển cả năm giác quan, kể cả khứu giác, vị giác. Cuộc sống hiện đại - với truyền hình, máy tính, game, Facebook - khiến các em luôn sống trong thế giới ảo, chỉ phát triển thị giác, thính giác; ngay cả mấy ngón tay cũng chẳng mấy khi tí toáy, ngoài việc... bấm phím! “Bàn tay nặn bột” dẫn dắt các em từng bước đi lại trên con đường ngoắt ngoéo quanh co mà các nhà bác học đã đi qua để tìm ra cái thật, khám phá chân lý trong khoa học tự nhiên. Tags: Câu chuyện giáo dụcBàn tay nặn bộtHàm ChâuGeorges Charpak
Thuế mới cho hộ kinh doanh: Cần bước đi phù hợp NGUYỄN NHẬT KHANH (Trường ĐH Kinh tế - Luật) 26/06/2025 1641 từ
Túi Hermès Birkin: Từ biểu tượng thời trang đến tài sản đầu tư của Gen Z NGỌC KHANH 25/06/2025 1919 từ
Nóng: Thủ tướng Thái Lan Paetongtarn bị tạm đình chỉ chức vụ TÂM DƯƠNG 01/07/2025 Tòa Hiến pháp Thái tạm đình chỉ chức vụ Thủ tướng Paetongtarn ngày 1-7, chờ xem xét vụ kiện yêu cầu bãi nhiệm bà.
Chủ tịch Nguyễn Văn Được thỉnh chuông hòa bình cầu quốc thái dân an ở chùa Vĩnh Nghiêm HOÀI PHƯƠNG 01/07/2025 Theo Giác Ngộ Online, sáng 1-7, nghi lễ thỉnh chuông hòa bình cầu quốc thái dân an truyền thống nhân ngày đầu tiên vận hành mô hình chính quyền địa phương hai cấp diễn ra tại chùa Vĩnh Nghiêm (TP.HCM).
Cựu thủ tướng Thaksin Shinawatra ra hầu tòa về tội khi quân TÂM DƯƠNG 01/07/2025 Ngày 1-7, ông Thaksin chính thức tham gia phiên tòa đầu tiên liên quan đến cáo buộc xúc phạm hoàng gia Thái Lan.
Từ 1-7, người bệnh mạn tính được cấp thuốc ngoại trú trên 30 ngày DƯƠNG LIỄU 01/07/2025 Bắt đầu từ ngày 1-7, nhiều bệnh nhân mắc bệnh mạn tính sẽ không còn phải quay lại bệnh viện hằng tháng để lấy thuốc như trước, mà sẽ được cấp thuốc trên 30 ngày.