22/04/2025 21:59 GMT+7
Trở lại chủ đề

Hơn 50.000 tựa sách xuất bản trong năm 2024 nhưng ít cuốn ghi dấu ấn với độc giả

Theo Cục trưởng Cục Xuất bản, In và Phát hành Nguyễn Nguyên, nước ta xuất bản 51.443 tựa sách trong năm 2024. Đây là một con số rất lớn nhưng nếu nhìn nhận một cách thẳng thắn thì thấy không có nhiều tựa sách để lại dấu ấn trong lòng người đọc.

Hơn 50.000 tựa sách xuất bản trong năm 2024 nhưng ít cuốn ghi dấu ấn với độc giả - Ảnh 1.

Cục trưởng Cục Xuất bản, In và Phát hành Nguyễn Nguyên cho rằng cần nhìn lại số lượng và chất lượng các đầu sách xuất bản năm qua - Ảnh: HỒ LAM

Chiều 22-4, Cục Xuất bản, In và Phát hành tổ chức Hội nghị triển khai nhiệm vụ trọng tâm công tác xuất bản, in và phát hành xuất bản năm 2025.

Tại hội nghị, các đơn vị hoạt động trong ngành xuất bản cùng nhìn lại tình hình hoạt động xuất bản, in và phát hành năm 2024 và đề ra những phương hướng cần làm trong năm 2025.

Lượng sách tăng nhưng chất còn hạn chế

Theo thống kê của Cục Xuất bản, In và Phát hành, có 51.443 tựa sách xuất bản trong năm 2024 trên cả nước với 597.182.861 bản.

Tổng doanh thu toàn ngành xuất bản đạt hơn 4.500 tỉ đồng (tăng 10,3%); lợi nhuận sau thuế đạt gần 508 tỉ đồng (tăng 11,41%). Doanh thu và lợi nhuận sau thuế của các nhà xuất bản tăng tương đối cao và cao nhất trong 3 năm trở lại đây đạt 10,3%.

Theo ông Nguyễn Nguyên, con số này khẳng định một lần nữa sự năng động và quyết tâm cả về phía nhà xuất bản và các đơn vị liên kết trong bối cảnh hoạt động xuất bản gặp khó khăn và còn nhiều thách thức.

Tuy nhiên, hoạt động xuất bản cũng còn nhiều mặt hạn chế cần nhìn nhận thẳng thắn. 

"Nhìn vào con số cũng có thể thấy số lượng sách xuất bản tăng nhưng chất lượng còn hạn chế. Không phải chúng ta thiếu những giá trị đỉnh cao mà ta đã tạo ra quá nhiều thứ vô bổ", ông Nguyễn Nguyên nói.

Ví dụ, sách có giá trị tư tưởng lan tỏa chưa nhiều; sách học thuật, khoa học còn thiếu; sách khoa học, công nghệ giảm phản ánh sự phát triển lệch của ngành.

Chuyển đổi số len lỏi mọi hoạt động xuất bản 

Phó giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao TP.HCM Nguyễn Ngọc Hồi cho biết chuyển đổi số từng bước diễn ra trong các khâu của hoạt động xuất bản mà rõ nét nhất là các hoạt động marketing, bán hàng trên các trang web trực tuyến. 

Một số nhà xuất bản, công ty phát hành đã dần chuyển hướng tiếp cận bạn đọc từ sách in truyền thống sang sách điện tử.

Tại TP.HCM ở Tuần lễ sách và chuyển đổi số năm 2024, độc giả đã được trải nghiệm hơn 3.000 tựa sách điện tử, sách nói để có thể hiểu hơn về việc ứng dụng công nghệ số trong ngành xuất bản, văn hóa.

Hay ở lễ hội Đường sách Tết Ất Tỵ 2025, việc ứng dụng chuyển đổi số trong hoạt động xuất bản, phát hành cũng được quan tâm, chú trọng khi các đầu sách trong lễ hội được phổ biến rộng rãi và trang bị mã QR để người dân có thể đọc, tra cứu online miễn phí…

xuất bản - Ảnh 2.

Phó giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao TP.HCM Nguyễn Ngọc Hồi đọc tham luận tại hội nghị - Ảnh: HỒ LAM

Bên cạnh những thuận lợi, theo ông Hồi, việc thực hiện chuyển đổi số cũng còn nhiều hạn chế. Vấn nạn xâm phạm quyền tác giả đối với các nội dung trên nền tảng số hiện nay được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau.

Như việc sao chép, định dạng lại các nội dung, sau đó đăng tải trên website, ứng dụng di động, vừa kinh doanh vừa ẩn dưới danh nghĩa phục vụ bạn đọc miễn phí, có nền tảng còn ngang nhiên đổi tên người dịch để tránh bị phát hiện;

Hay tình trạng bán sách lậu, sách giả thông qua mạng xã hội và các sàn thương mại điện tử; phát sóng trực tiếp (livestream) đọc sách trên mạng xã hội để tăng tương tác...

Ngăn sách lậu thế nào khi bán trên mạng thành kênh phát hành chủ yếu?

Hiện nay sàn thương mại điện tử gần như trở thành kênh phát hành sách chủ yếu. Tuy nhiên chúng ta đang thiếu các quy định pháp lý để ngăn chặn những kẻ bán sách lậu online, vi phạm bản quyền.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

World Press Photo tuyên bố Em bé napalm có khả năng không phải do Nick Út chụp

Thông cáo của World Press Photo cho biết tổ chức này quyết định tạm ngưng xác nhận tác giả ảnh Em bé napalm vì không có bằng chứng khẳng định ông Nick Út là người chụp bức ảnh này.

World Press Photo tuyên bố Em bé napalm có khả năng không phải do Nick Út chụp

Gìn giữ tâm nguyện Út Bạch Lan

Tháng tư âm lịch, mùa Phật đản, nhóm nghệ sĩ Hoa Lan Trắng miệt mài đi diễn ở các chùa. Đó là nhóm hát nối dài tâm nguyện của cố nghệ sĩ Út Bạch Lan.

Gìn giữ tâm nguyện Út Bạch Lan

Triển lãm hồi sinh ký ức Hà Nội giữa lòng Đà Lạt

Dalat and Beyond 2025 là chuỗi sự kiện hồi sinh ký ức Hà Nội trong không gian nghệ thuật Đà Lạt.

Triển lãm hồi sinh ký ức Hà Nội giữa lòng Đà Lạt

Kỷ niệm 200 năm ngày sinh ông tổ nhiếp ảnh Việt Nam

Bảo tàng Lịch sử Huế tổ chức lễ dâng hương, dâng hoa kỷ niệm 200 năm Ngày sinh danh nhân Đặng Huy Trứ - ông tổ ngành nhiếp ảnh Việt Nam.

Kỷ niệm 200 năm ngày sinh ông tổ nhiếp ảnh Việt Nam

Ngắm muôn sắc hoa lan ở Tao Đàn

Hàng trăm chậu hoa lan cùng hội tụ về công viên Tao Đàn tham gia Festival Hoa lan TP.HCM lần thứ ba, diễn ra từ ngày 16 đến 20-5.

Ngắm muôn sắc hoa lan ở Tao Đàn

Đất rừng phương Nam của Đoàn Giỏi sống trong lòng bạn đọc suốt 70 năm qua

Tiểu thuyết Đất rừng phương Nam của nhà văn Đoàn Giỏi xuất bản lần đầu vào năm 1957, đến nay vẫn được đông đảo bạn đọc các thế hệ yêu thích.

Đất rừng phương Nam của Đoàn Giỏi sống trong lòng bạn đọc suốt 70 năm qua
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar