24/12/2023 12:32 GMT+7
Trở lại chủ đề

Học từ sáng tới tối, cuối tuần cũng học, còn đâu tuổi thơ của con?

Mở mắt ra là đi học, tối mịt về đến nhà cũng lại học tiếp, nhiều trẻ em ở thành phố đang bị đánh mất tuổi thơ.

Giờ tan trường ở một trường tiểu học TP Thủ Đức - Ảnh: TỰ TRUNG

Giờ tan trường ở một trường tiểu học TP Thủ Đức - Ảnh: TỰ TRUNG

Chị N.T.H., 42 tuổi, ngụ ở quận Gò Vấp (TP.HCM), kể tối nào 21h30 cả nhà mới về đến nhà. Sau đó, các con chị học đến 12h đêm. Hai ngày cuối tuần, nhà chị được về sớm hơn, nhưng các con vẫn phải "cày" 2 - 3 ca tại các lớp học thêm.

Không có ngày nghỉ trong tuần

Chị H. kể nhìn các con nhiều lúc chị thương lắm! Nhưng năm nay cả hai con chị đều học những năm cuối cấp, theo chị H, nếu không học thêm như vậy sẽ khó đậu vào những trường tốt.

Chị H. nhớ ngày chị còn nhỏ, chị chỉ phải đi học một buổi. Buổi còn lại ở nhà làm việc nhà giúp mẹ, chơi với anh em họ hàng, trẻ em hàng xóm, đọc sách... Tuổi thơ biết bao kỷ niệm. Nào là cùng nhau làm diều, đi thả diều, chơi các trò chơi như nhảy dây, chơi chuyền, rồng rắn lên mây...

Ngày đó một đứa trẻ có nhiều bạn lắm. Cha mẹ cũng cho con tự rủ nhau đi bộ đến trường, tự về. Trên đường đi bộ đến trường, chị H. cùng các bạn nói với nhau bao nhiêu là chuyện.

Còn con trẻ giờ ở thành phố, để các con có một người bạn hàng xóm cũng khó. "Ở thành phố, nhà ai biết nhà ấy! Nếu có bạn hàng xóm đi chăng nữa cũng không có thời gian để chơi vì sáng nào cả nhà cũng đi từ 6h30 sáng đến tối mịt mới về", chị H. chia sẻ.

Vợ chồng chị H. thường "bù đắp" cho các con bằng cách cho các con ra quán cà phê ngồi chơi, hoặc đi ăn quán vào những ngày cuối tuần để sau đó lại vào tiếp ca 2, ca 3 của những lớp học thêm.

Các con chị H. học nhiều nhưng các con lại khó có thể hiểu biết về thế giới bên ngoài. Có lần cả nhà ngồi trên ô tô đi chơi xa, cậu út nhà chị chỉ vào con bò và hỏi: "Mẹ ơi con trâu hả mẹ?". Các con cũng không thể phân biệt được con vịt hay con ngỗng... vì đơn giản các con rất hiếm khi gặp.

Gần đây khi đến nhà một thầy giáo để học thêm nhà thầy nuôi hai con mèo nhưng cũng đã làm con sợ khiếp. Con rất hiếm khi tiếp xúc với con vật nên cứ con nào đến gần con cũng làm con sợ... Trò chơi giải trí của các con là các thiết bị điện tử như máy tính, tivi hoặc điện thoại. Các con hay vào máy tính chơi game, xem phim trên tivi và xem TikTok trên điện thoại...

Cho con một tuổi thơ

Anh N.X.Đ., 45 tuổi, ngụ ở quận 7, cho rằng không chỉ các con mà nhiều phụ huynh cũng bị áp lực học hành từ con truyền sang. Nhiều ông bố, bà mẹ tìm các lớp học thêm, sắp xếp thời gian đón đưa con và thêm việc kèm con học đến tận khuya.

Anh Đ. kể vợ chồng anh không cho các con chạy theo áp lực học tập dù anh đang là một tiến sĩ giảng dạy tại một trường đại học có tiếng của thành phố. Anh khuyến khích các con tự học và không cho con đi học thêm. Anh cho con học những trường gần nhà.

Buổi tối gia đình anh có những bữa cơm vui vẻ cùng nhau. Và vợ chồng anh giao cả việc nhà như lên thực đơn, mua đồ, nấu ăn cho cả nhà cho các con. Ngoài ra, các con còn dọn dẹp nhà cửa, phơi, xếp quần áo...

Mùa hè năm nào, dù bận đến đâu, vợ chồng anh cũng sắp xếp cả tuần để đưa các con đi chơi. Hè năm trước con anh vừa học xong lớp 10. Anh dẫn con cùng các bạn con lên một vùng ở Tây Nguyên. Anh liên hệ với địa phương để các con có thể ở lại cả tháng dạy tiếng Anh cho các em nhỏ ở trên đó. Các con ở cùng với người dân, trải nghiệm cuộc sống ở đó để thấy các con có điều kiện hơn nhiều và cũng hun đúc những suy nghĩ tốt đẹp cho các con. Các con biết nghĩ đến người khác, yêu thương người khác và sẽ tìm cách giúp đỡ những người kém may mắn hơn mình.

Ngoài mùa hè, bất cứ khi nào vợ chồng anh có thể thu xếp được, cũng đều đưa các con đi chơi. Anh Đ. hay kết nối với những người bạn có con gần tuổi với con anh, thậm chí kết nối với các gia đình bạn của con anh để rủ cùng đưa các con đi chơi.

Theo anh Đ., trẻ em muốn phát triển tốt cũng cần được gần thiên nhiên. Nhiều mùa hè vợ chồng anh đã đưa con về quê, sau đó để con có trải nghiệm với cuộc sống ở quê, sống gần thiên nhiên, sống cùng ông bà và họ hàng ở quê.

Còn những ngày cuối tuần ở thành phố, hai vợ chồng anh cũng sắp xếp một ngày trong tuần cả nhà cùng đi chơi với nhau, hoặc đi gặp những gia đình đã thân quen với cả cha mẹ cùng các con.

Liệu chia sẻ của gia đình anh Đ. có phải quá khó để áp dụng cho nhiều gia đình khác, nhất là với những nhà ít điều kiện về kinh tế, hoặc con trẻ học không tốt cần phải đến các lớp học thêm?

Thực tế câu trả lời vẫn phụ thuộc vào chính sự cân nhắc của cha mẹ để mang đến cho con trẻ một tuổi thơ theo cách nào - khi mà tuổi thơ đó chỉ có mười mươi năm trong cuộc đời và không thể quay trở lại...

Mới đây một người mẹ cũng gửi đến Tuổi Trẻ những dòng chia sẻ: "Tôi cũng như nhiều phụ huynh khác ngán ngẩm nhất là chuyện học hành của các con hiện nay. Tôi chỉ có một đứa con nhưng không chỉ con mà bản thân tôi cũng bị stress. Tôi lo đưa đón con đi học sáng, chiều, lo bữa ăn cho con là hết giờ.

Buổi tối tôi phải kèm con học vì nếu không làm bài tập, giáo viên sẽ bêu tên con tôi lên nhóm. Con tôi đang bị "đánh mất" tuổi thơ. Tôi nhìn thấy rõ điều này mà "loay hoay" không biết "gỡ rối" như thế nào".

Cho con tuổi thơ tươi đẹp

TTO - 'Hai năm qua dịch bệnh quá chừng nên các con tôi không được đi đến đâu. Coi như mùa hè này tôi sẽ bù đắp cho con ra ngoài vui chơi nhiều hơn' - chị Nguyễn Thị Thùy Dung (TP Thủ Đức, TP.HCM) chia sẻ.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Tỉnh Đoàn Đồng Nai trao quyết định bí thư 95 phường xã mới sau sáp nhập

Ban Chấp hành Tỉnh Đoàn Đồng Nai lâm thời gồm 23 thành viên, Ban Thường vụ gồm 8 thành viên. Anh Nguyễn Minh Kiên làm bí thư Tỉnh Đoàn Đồng Nai sau sáp nhập.

Tỉnh Đoàn Đồng Nai trao quyết định bí thư 95 phường xã mới sau sáp nhập

Dự kiến chi hơn 1 tỉ đồng hỗ trợ Làng trẻ em SOS Nha Trang

Tỉnh Khánh Hòa đang xem xét bổ sung kinh phí hỗ trợ chăm sóc, nuôi dưỡng cho trẻ em Làng trẻ em SOS Nha Trang, với kinh phí hơn 1 tỉ đồng.

Dự kiến chi hơn 1 tỉ đồng hỗ trợ Làng trẻ em SOS Nha Trang

Loay hoay xin việc sau tốt nghiệp - Kỳ 3: Khi bằng cấp chưa là đáp số cuối cùng

Ra trường với tấm bằng tốt nghiệp bao năm đèn sách, ai cũng mong tìm được việc ổn định, lương khá. Tuy nhiên thực tế không như mơ, nhiều bạn đối mặt với sự thất vọng khi liên tục bị từ chối hoặc nhận mức lương không như mong muốn.

Loay hoay xin việc sau tốt nghiệp - Kỳ 3: Khi bằng cấp chưa là đáp số cuối cùng

Thế hệ áo xanh thời 'số hóa' tri ân thế hệ 'đào núi, lấp biển'

Đoàn Thanh niên cả nước vừa có nhiều hoạt động tri ân các cựu thanh niên xung phong - thế hệ những người đào núi, lấp biển cống hiến cho cuộc đấu tranh giành độc lập, toàn vẹn lãnh thổ và xây dựng đất nước.

Thế hệ áo xanh thời 'số hóa' tri ân thế hệ 'đào núi, lấp biển'

Mua nhà sớm bất kể áp lực thị trường

Giữa biến động kinh tế toàn cầu, giá nhà leo thang chóng mặt trong bối cảnh thiếu nhà ở ngày càng nghiêm trọng khiến không ít người trẻ từ bỏ giấc mơ sở hữu nhà riêng nhưng lại có những bạn trẻ gen Z vẫn quyết tâm sở hữu nhà riêng.

Mua nhà sớm bất kể áp lực thị trường

Học nghề để nuôi chữ sau tốt nghiệp

Hoàn tất kỳ thi tốt nghiệp THPT, nhiều bạn học sinh dân tộc thiểu số ở tỉnh Đắk Lắk đã chọn học nghề để sớm có việc làm, theo đuổi ước mơ con chữ.

Học nghề để nuôi chữ sau tốt nghiệp
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar