10/07/2018 10:00 GMT+7

Tại sao phải gây áp lực học hành lên con trẻ?

P.Q
P.Q

Hiện nay, vấn đề áp lực trong học hành đang được nhiều người quan tâm hơn. Từ nhiều năm trước, Bộ GD-ĐT đã bắt đầu đề ra và áp dụng giảm tải cho nhiều môn học.

Tại sao phải gây áp lực học hành lên con trẻ? - Ảnh 1.

Áp lực từ nhiều phía khiến con trẻ chán nản, tự ti, thụ động

Tuy nhiên, trên thực tế, các em học sinh hiện nay vẫn phải theo đuổi chương trình khá nặng nề, số tiết học chính khóa luôn cao hơn nhiều, thậm chí "áp đảo" so với những giờ học ngoại khóa và các môn năng khiếu.

Dù chủ trương không tăng số lượng tiết học trong một tuần, nhưng việc phải theo đuổi hơn 12 môn ngay từ cấp tiểu học cho đến trung học phổ thông đã khiến các em học sinh phải "gồng mình" cố gắng tiếp thu lượng kiến thức khổng lồ, khá nặng về lý thuyết và dàn trải trên mọi môn học.

Mỗi lần thay đổi sách giáo khoa, hình thức thi cử, dù theo hướng cải cách hay không, người chịu áp lực lớn nhất, thấp thỏm chờ đợi vẫn là các em học sinh.

Áp lực từ "con nhà người ta"

Với nhiều học sinh, khoảng thời gian học mỗi ngày của các em có thể lên đến hơn 12 giờ. Sau giờ học chính khóa với phần lớn các trường áp dụng bán trú 2 buổi/ngày, nhiều học sinh lại tiếp tục đến các lớp học thêm ngoài giờ.

Với tâm lý sợ con "không bằng bạn bằng bè", không ít bậc làm cha mẹ đã vô tình đặt áp lực lên con em mình. Những đêm thức trắng hoặc chỉ ngủ vỏn vẹn 3 - 4 tiếng để làm bài, học bài và nỗi lo mỗi khi bị điểm thấp trong các bài kiểm tra, kỳ thi đã trở thành nỗi ám ảnh vô hình với các em.

Chính vì vậy, thay vì được tập trung phát triển năng khiếu cá nhân, từ bé, các em đã được uốn nắn theo khuôn khổ phải học giỏi đều tất cả các môn để đạt được danh hiệu cao, khiến gia đình, nhà trường tự hào.

Cuộc chạy đua trường chuyên, lớp chọn

Gần như đã trở thành "luật bất thành văn", mỗi khi năm học vừa kết thúc, thay vì được hưởng một mùa hè trọn vẹn, các em học sinh lại phải học thêm để chuẩn bị tốt cho chương trình lớp mới.

Ngay từ cuối cấp tiểu học, các em học sinh lớp 5 đã phải căng thẳng cho kỳ thi đầu vào lớp 6 ở một "trường điểm". Và sau bốn năm miệt mài đèn sách ở trường trung học cơ sở, các em bước vào kỳ thi lớp 10 với tâm trạng lo âu chờ đợi điểm thi vào những trường chuyên hàng đầu.

Tại sao phải gây áp lực học hành lên con trẻ? - Ảnh 2.

Xóa áp lực để những tiết học tiếng Anh thêm hào hứng

Điều này đã khiến nhiều học sinh đã rơi vào tình trạng chán nản, căng thẳng, điểm số tuột dốc và thậm chí còn gặp nhiều vấn đề rối loạn tâm lý, trầm cảm, tự ti về bản thân...

Xóa áp lực để việc học thêm vui

Trước những áp lực học tập lớn, nhiều phụ huynh đã dần thay đổi cách nhìn nhận của mình trong việc tìm kiếm phương pháp giáo dục con trẻ, chú trọng hơn trong việc kích thích sự tìm tòi, khám phá và tạo cơ hội để các em được bộc lộ tài năng của mình. Không còn những giờ học khô khan, nhàm chán, các em giờ đây có thể tự tin hơn khi xây dựng bài học, đóng góp và được đón nhận ý kiến một cách cởi mở.

Tại Tổ chức Giáo dục Mỹ AEG (American Education Group), với phương pháp STEAM English mỗi giờ học không chỉ đơn thuần xoay quanh việc tiếp thu kiến thức mới mà còn mang đến những giờ phút thoải mái, nhẹ nhàng tràn ngập niềm vui.

Tại sao phải gây áp lực học hành lên con trẻ? - Ảnh 3.

Học viên AEG khám phá nhiều điều thú vị từ những thí nghiệm thực tế

Với việc giảng dạy tiếng Anh thông qua phương pháp STEAM (viết tắt của Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật, Nghệ thuật và Toán học), AEG giúp các học viên tiếp xúc nhiều hơn với các thí nghiệm thực tiễn, tự mình thực hiện những mô hình khoa học, nghệ thuật thú vị.

Hoàn toàn khác biệt với phương pháp học Anh văn truyền thống, giáo viên cho đọc bài, trả từ vựng, làm kiểm tra, AEG giúp việc học ngoại ngữ trở nên dễ dàng, hiệu quả hơn khi để học viên tiếp xúc với tiếng Anh một cách tự nhiên thông qua các hoạt động trực quan tại lớp.

Qua đó học viên cũng sẽ học được thêm nhiều kiến thức của các môn khoa học, công nghệ, kỹ thuật, nghệ thuật và toán học để nuôi dưỡng và phát triển đam mê của mình.

Tại sao phải gây áp lực học hành lên con trẻ? - Ảnh 4.

Đừng tạo thêm áp lực, hãy tìm động lực khơi dậy ước mơ cho con trẻ

Bên cạnh đó, đội ngũ giáo viên tận tâm, giàu kinh nghiệm và được đào tạo với chuyên môn vững vàng tại AEG sẽ cùng đồng hành với các em trong suốt những tiết học, theo sát từng bước phát triển, cùng hướng dẫn, vun đắp cho năng khiếu của các em.

Khéo léo cân bằng giữa "học" và "hành", AEG trang bị cho các học viên đầy đủ kiến thức về khoa học kỹ thuật hiện đại, có thêm nhiều cơ hội bộc lộ sự sáng tạo qua những bộ môn nghệ thuật.

Thông qua hoạt động trực quan và thí nghiệm thực tiễn, việc học trở nên ý nghĩa hơn, trở thành một cuộc hành trình để các em thỏa sức khám phá bản thân, học cách tư duy thông minh, gạt bỏ được áp lực điểm số và tự tin hơn về khả năng của chính mình.

Xin đừng tạo thêm áp lực, thay vào đó, hãy tìm động lực, khơi dậy ước mơ, niềm đam mê và tài năng trong tâm hồn con trẻ.

Thông tin liên hệ AEG:

Địa chỉ: 66-68 Võ Văn Tần, Phường 6, quận 3 , TP.HCM

Điện thoại: 028 3930 0808

Email: [email protected]

P.Q

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Biến động điểm chuẩn Trường đại học Y Hà Nội 3 năm qua

Từ năm 2022, điểm chuẩn ngành y khoa của Trường đại học Y Hà Nội luôn ở mức cao và có sự biến động tăng - giảm. Ngành răng hàm mặt điểm chuẩn tương đối ổn định.

Biến động điểm chuẩn Trường đại học Y Hà Nội 3 năm qua

Khánh Hòa trả hết ‘nợ’ tiền hỗ trợ học tập, sinh viên sư phạm phải ‘trả lại’ gì?

Tất cả sinh viên sư phạm đào tạo theo nhu cầu xã hội tại Trường đại học Khánh Hòa bị nợ tiền hỗ trợ học tập cả 2-3 năm học vừa được tỉnh chi ngân sách thanh toán xong và phải thực hiện cam kết sau khi ra trường.

Khánh Hòa trả hết ‘nợ’ tiền hỗ trợ học tập, sinh viên sư phạm phải ‘trả lại’ gì?

167 thí sinh đầu tiên trúng tuyển có điều kiện ngành y khoa Trường đại học Y Hà Nội

Những thí sinh trúng tuyển vào Trường đại học Y Hà Nội diện tuyển thẳng sẽ phải xác nhận nhập học trên hệ thống xét tuyển chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo mới chính thức trúng tuyển.

167 thí sinh đầu tiên trúng tuyển có điều kiện ngành y khoa Trường đại học Y Hà Nội

Chuyên gia nói không có 'mưa điểm 10' thi tốt nghiệp THPT 2025, thực tế ra sao?

Thống kê cho thấy kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay có 15.331 bài thi đạt điểm 10, trong khi năm ngoái là 10.878.

Chuyên gia nói không có 'mưa điểm 10' thi tốt nghiệp THPT 2025, thực tế ra sao?

Điểm thi các môn mới trong kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025 ra sao?

Điểm thi các môn tin học, công nghệ - công nghiệp, công nghệ - nông nghiệp, kinh tế - pháp luật - những môn lần đầu tiên xuất hiện trong kỳ thi tốt nghiệp THPT, có nhiều thú vị.

Điểm thi các môn mới trong kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025 ra sao?

TOEFL iBT sắp thay đổi toàn diện, cụ thể thế nào?

Bài thi TOEFL iBT, tiêu chuẩn đánh giá năng lực tiếng Anh học thuật toàn cầu, sẽ bước vào giai đoạn cải tổ sâu rộng nhất trong hơn một thập kỷ.

TOEFL iBT sắp thay đổi toàn diện, cụ thể thế nào?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar