26/05/2025 09:18 GMT+7
Trở lại chủ đề

Đau đầu 'cuộc chiến' ngày hè: Cha mẹ sợ con quên bài, con chỉ muốn đi chơi

Mỗi dịp hè về, thay vì được nghỉ ngơi, thư giãn sau một năm học căng thẳng, nhiều gia đình lại rơi vào một 'cuộc chiến âm ỉ' mang tên: cha mẹ kèm con học tại nhà.

ngày hè - Ảnh 1.

Học sinh tham gia vòng chung kết hội thi “Đầu bếp trẻ” lần thứ 10 do Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM tổ chức - Ảnh: HỒ NHƯỠNG

Trong bối cảnh siết chặt dạy thêm, học thêm, đặc biệt ở những khu vực không có trung tâm bồi dưỡng kiến thức, áp lực này càng trở nên rõ nét.

'Cuộc chiến' ngày hè

Không ít phụ huynh chia sẻ rằng mùa hè khiến họ mệt mỏi hơn cả trong năm học. Tan làm buổi chiều, chưa kịp nghỉ ngơi, họ lại phải lật sách, dò bài, ngồi cạnh con để nhắc nhở từng phép tính, từng đoạn văn bởi lo sợ con bị tụt lại so với bạn bè, sợ con quên kiến thức.

Trong khi đó, trẻ em sau một năm học đầy áp lực chỉ mong được tự do chơi đùa, nghỉ ngơi đúng nghĩa. Sự khác biệt về kỳ vọng giữa người lớn và trẻ nhỏ dễ dẫn đến căng thẳng, bất hòa khiến mùa hè trở thành "cuộc chiến trong nhà".

Em Kim Phát, học sinh lớp 4 tại Quảng Ngãi, chia sẻ thật thà: "Sau một năm học em chỉ muốn nghỉ ngơi, nhưng mẹ lại bắt ôn bài nên em thấy hơi khó chịu. Mỗi khi học, mẹ hay mắng nên em không muốn học nữa, chỉ muốn đi chơi với bạn".

Chị Lê Kim Thảo, một phụ huynh tại TP.HCM, cho hay bình thường hai mẹ con rất hòa thuận, nhưng không hiểu sao cứ mỗi lần vào bàn học lại không hiểu được vấn đề, rồi xảy ra nhiều cãi vã. Kết thúc buổi học thường là trong nước mắt. "Vì vậy trước đây tôi hay cho con đi học thêm để tránh những xung đột không đáng có" - chị Thảo nói.

Câu chuyện của chị Thảo lộ ra một thực tế khá phổ biến: khi việc học trở thành nguyên nhân gây căng thẳng trong gia đình, nhiều phụ huynh buộc phải tìm đến giải pháp "học thêm" không chỉ để con tiến bộ, mà còn để gìn giữ sự yên ấm trong nhà.

Đồng hành thay vì áp đặt

Theo chuyên gia tâm lý - TS Nguyễn Thị Thu Hiền, để nuôi dạy con hiệu quả, cha mẹ không chỉ là người hướng dẫn mà còn cần trở thành người bạn đồng hành của con. Điều quan trọng đầu tiên là lắng nghe chủ động và phản hồi tích cực.

Khi trẻ chia sẻ về lỗi sai hay mâu thuẫn, cha mẹ nên kiên nhẫn lắng nghe đến cùng, không ngắt lời, không phủ nhận cảm xúc của con. Thay vì chỉ chăm chăm vào việc truy tìm đúng sai, hãy hỏi: "Con cảm thấy thế nào?", "Con mong muốn điều gì sẽ xảy ra?"...

Bà Hiền cũng lưu ý cách trao đổi, nói chuyện trong gia đình. Những câu nói tưởng chừng vô hại như "sao con dở vậy", "con hư quá" có thể tạo ra tổn thương dài lâu. Thay vào đó, hãy sử dụng lời nói mang tính hỗ trợ như: "Việc này chưa ổn lắm, nhưng mình cùng sửa nhé", hoặc "Con đang gặp khó khăn chỗ nào, bố mẹ có thể giúp không?".

"Một môi trường giao tiếp tích cực sẽ giúp trẻ xây dựng được nền tảng tự tin, thay vì cảm giác mặc cảm hay phản ứng tiêu cực" - bà Hiền tư vấn.

Tương tự, TS Nguyễn Thị Diệu Anh - giảng viên khoa tâm lý học, Trường đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia TP.HCM - cho rằng sự hợp tác của trẻ không đến từ áp đặt, mà là kết quả của một quá trình đồng hành lâu dài, kiên nhẫn và nhất quán.

Theo bà Diệu Anh, muốn con nghe lời, hợp tác, trước hết cha mẹ cần dành thời gian thực sự chất lượng cho con. Với trẻ nhỏ, thời gian ấy là những khoảnh khắc vui chơi cùng nhau. Với trẻ lớn hơn, đặc biệt là tuổi vị thành niên, đó là lúc trò chuyện, chia sẻ, nơi con cảm nhận được sự tin tưởng và tôn trọng từ cha mẹ.

Một yếu tố quan trọng khác là vai trò làm gương. Trẻ học cách cư xử phần lớn qua việc quan sát người lớn. Nếu cha mẹ giao tiếp lịch sự, tôn trọng, dùng ngôn ngữ tích cực với con, thì chính những điều ấy sẽ trở thành khuôn mẫu hành vi mà trẻ tiếp nhận và tái hiện.

Bên cạnh đó, khi đưa ra yêu cầu, cha mẹ nên giải thích rõ lý do để con hiểu "vì sao cần làm điều này" chứ không chỉ "làm vì ba mẹ nói vậy". Khi trẻ thực hiện đúng, việc kịp thời ghi nhận, khích lệ sẽ giúp trẻ nhận ra hành vi tích cực nào được mong đợi, từ đó phát triển lòng tự trọng và động lực nội tại.

Cuối cùng, tình yêu thương cần đi kèm với nguyên tắc. Việc thiết lập những quy định rõ ràng, phù hợp với độ tuổi sẽ giúp trẻ hiểu ranh giới hành vi, từ đó rèn luyện tính kỷ luật, khả năng tự kiểm soát và dần hình thành các giá trị đạo đức.

Học bằng cách chơi

Chia sẻ về kế hoạch hè dành cho con gái, anh Trương Hoàng Khoa (TP.HCM) cho biết thay vì ép con học thêm dày đặc, anh lựa chọn cách tiếp cận nhẹ nhàng, chú trọng vào việc rèn luyện kỹ năng giao tiếp tiếng Anh trong môi trường thoải mái.

"Chúng tôi gồm một nhóm phụ huynh đã cùng nhau tập hợp khoảng 4-5 bạn nhỏ, sau đó mời người nước ngoài về trò chuyện cùng các con theo từng chủ đề cụ thể. Các buổi học không có vở ghi, không điểm số, không áp lực, chỉ đơn giản là cùng nhau nói chuyện, cùng rèn luyện kỹ năng nói tiếng Anh một cách tự nhiên", anh Khoa chia sẻ.

Hè không chỉ là học chữ

TS Nguyễn Thị Diệu Anh cho rằng cha mẹ cần hiểu đúng và đầy đủ hơn về khái niệm "học". "Học không chỉ là ghi nhớ kiến thức trong sách vở. Học còn là quá trình phát triển trí tuệ, cảm xúc, nhân cách và kỹ năng sống như giải quyết vấn đề, tư duy phản biện, giao tiếp, làm việc nhóm, quản lý cảm xúc và hành vi, đối mặt với thất bại...", bà phân tích.

Vì vậy, mùa hè không nên bị giới hạn trong các lớp học thêm hay lịch học dày đặc. Đây là khoảng thời gian quý báu để trẻ được học theo cách của riêng mình, từ những hoạt động đời thường như nấu ăn với cha mẹ, chơi thể thao, phụ giúp việc nhà, cho đến tham gia hoạt động ngoài trời, thiện nguyện hoặc học một kỹ năng mới.

Tương tự, TS Giang Thiên Vũ - giảng viên khoa tâm lý học, Trường đại học Sư phạm TP.HCM - cũng cho rằng hè là cơ hội quý giá để phát triển toàn diện các kỹ năng sống, cảm xúc và tư duy phản biện.

Ông Vũ đề xuất các hoạt động thiết thực như xây dựng thói quen tự lập qua việc lên kế hoạch tuần và làm việc nhà phù hợp; phát triển năng lực cảm xúc xã hội bằng cách tổ chức các buổi trò chuyện, chia sẻ cảm xúc và đọc kể chuyện; kích thích tư duy sáng tạo và phản biện thông qua các trò chơi chiến lược, dự án nhỏ và quan sát thiên nhiên; tham gia các hoạt động trải nghiệm cộng đồng và thiện nguyện...

Sôi động các khóa thể thao hè cho học sinh

Ngoài các lớp tiếng Anh, năng khiếu, chương trình hè, các chuyến du lịch... phụ huynh hoàn toàn có thể cho con một mùa hè khỏe hơn với nhiều hoạt động thể dục thể thao.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Nữ sinh bị đánh hội đồng tới tấp trong rẫy cà phê ở Quảng Ngãi

Một nữ sinh Trường THCS Đăk Mar (xã Đăk Mar, Quảng Ngãi) bị một nhóm nam nữ đánh hội đồng ở rẫy cà phê và quay video truyền cho nhau xem.

Nữ sinh bị đánh hội đồng tới tấp trong rẫy cà phê ở Quảng Ngãi

Những lưu ý quan trọng khi đặt nguyện vọng xét tuyển đại học

ThS Phạm Thanh Hà, Trường đại học Ngoại thương, lưu ý để tăng cơ hội trúng tuyển ngành học yêu thích, thí sinh không nên đặt quá ít nguyện vọng, cũng không nên đặt tất cả nguyện vọng vào một trường.

Những lưu ý quan trọng khi đặt nguyện vọng xét tuyển đại học

Chuyên gia hướng dẫn cách đặt nguyện vọng xét tuyển an toàn, nhiều cơ hội đậu

Đăng ký nguyện vọng thế nào để vừa theo được ngành yêu thích, vừa có nhiều cơ hội trúng tuyển? Chương trình học ra sao, học phí thế nào... Nhiều phụ huynh, thí sinh đã được chuyên gia tư vấn chi tiết tại Ngày hội lựa chọn nguyện vọng xét tuyển ĐH-CĐ.

Chuyên gia hướng dẫn cách đặt nguyện vọng xét tuyển an toàn, nhiều cơ hội đậu

Lời cảm ơn chỉ mất 3 giây mà sao phải đắn đo, suy nghĩ?

Nhiều người cho rằng lời cảm ơn chỉ có trẻ con mới cần nói; hoặc chỉ nên nói với người thân quen, nếu cứ nói cảm ơn thì khách sáo quá.

Lời cảm ơn chỉ mất 3 giây mà sao phải đắn đo, suy nghĩ?

Buộc 'báo thủ' cùng dọn rác với cha mẹ là cách để các em biết nghĩ trước khi hành động

Sau bài viết về nhóm học sinh tụ tập ném vỏ chai bia ra đường ở Quảng Trị, nhiều bạn đọc đánh giá cao với cách xử lý buộc phụ huynh cùng con em dọn sạch hiện trường.

Buộc 'báo thủ' cùng dọn rác với cha mẹ là cách để các em biết nghĩ trước khi hành động

Lốc xoáy làm tốc mái nhà hai tầng của một trường học

Trận lốc xoáy quét qua một ngôi trường ở Hà Tĩnh khiến dãy nhà hai tầng bị tốc mái hoàn toàn, ước tính thiệt hại khoảng 300 triệu đồng.

Lốc xoáy làm tốc mái nhà hai tầng của một trường học
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar