15/07/2025 10:43 GMT+7

Học nghề để nuôi chữ sau tốt nghiệp

Hoàn tất kỳ thi tốt nghiệp THPT, nhiều bạn học sinh dân tộc thiểu số ở tỉnh Đắk Lắk đã chọn học nghề để sớm có việc làm, theo đuổi ước mơ con chữ.

học nghề - Ảnh 1.

Học sinh dân tộc thiểu số học nghề song song học văn hóa cả ba năm THPT, có thể đi làm ngay và học lên cao hơn - Ảnh: TRUNG TÂN

Trương Thị Điềm (18 tuổi, ở xã Ea Yông) khoe đã rất cố gắng để có điểm tốt trong kỳ thi tốt nghiệp vừa rồi. Dẫu vậy nữ sinh người dân tộc Nùng ấy cho biết đã có "nguyện vọng 1" của đời mình.

Việc miễn học phí, hỗ trợ tiền ăn ở, học bổng và giới thiệu việc làm tạo sức hút lớn với học sinh dân tộc thiểu số. Đó chính là cơ hội cho nhiều học sinh hoàn cảnh khó khăn, học lực chưa tốt ở bậc THCS được học song hành, mở thêm cánh cửa vào đời.

Ông LÊ HẢI LÝ (giám đốc Trung tâm Dịch vụ việc làm Đắk Lắk)

Học nghề trước cả khi thi

Suốt ba năm qua, Điềm đã miệt mài học nghề hướng dẫn du lịch song song với học văn hóa. "Mình chọn học nghề hướng dẫn du lịch để vừa khám phá quê hương vừa có cơ hội đi nhiều nơi. Nhà trường cho mình học song song văn hóa và nghề, được thực hành tại các công ty du lịch nên kỹ năng rất sát với công việc", Điềm khoe.

Tương tự, Ksơr Y Hiếc (18 tuổi), cô gái dân tộc Ê Đê ở xã Ea Khăl, chọn học thương mại điện tử mong sớm có thu nhập giúp gia đình. Cô bạn khoe đã biết quay, dựng video, viết bài quảng bá sản phẩm và muốn đi làm ngay để có tiền nuôi con chữ, học lên cao hơn.

Còn Y Nghĩa Krông (lớp 12A2 Trường THPT Nguyễn Chí Thanh, xã Krông Nô) học nghề để sớm có việc làm nuôi bản thân và giúp nhà. Cậu học trò người Ê Đê này khẳng định dù đậu hay rớt tốt nghiệp THPT cũng sẽ đi làm ngay, đồng thời sắp xếp đi học thêm nữa.

Sự lựa chọn này xuất phát từ chính sách hỗ trợ học nghề tại Đắk Lắk thời gian qua. TS Đỗ Tường Hiệp, phó giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Đắk Lắk, cho biết học nghề sau khi hoàn tất bậc THCS là hướng đi phù hợp năng lực và điều kiện kinh tế của học sinh dân tộc thiểu số, góp phần vào việc phân luồng sau THCS.

Trong khi bà Nguyễn Vũ Anh Thư, giám đốc Trung tâm giáo dục nghề nghiệp Đam San (tỉnh Đắk Lắk), cho hay trong 299 học viên trung tâm đã đào tạo năm 2024 có 189 bạn là người dân tộc thiểu số. Các bạn chủ yếu chọn ngành pha chế, chế biến thực phẩm, nghiệp vụ nhà hàng.

"Nhiều bạn sau khi tốt nghiệp đều có việc làm ổn định, có bạn còn tự mở cơ sở kinh doanh", bà Thư nói.

Tự mở cánh cửa cho mình

Chính sách học nghề miễn phí ấy đã giúp không ít bạn trẻ dân tộc thiểu số ở Đắk Lắk viết lại câu chuyện đời mình. Có những bạn từng bỏ học giữa chừng đã có tay nghề, tìm được việc làm ổn định.

Từng bỏ học từ năm lớp 10 vì quá khó khăn, chị H'Mia Ênuôl (30 tuổi, ở phường Buôn Ma Thuột) đã quay lại học nghề pha chế miễn phí từ hai năm trước. Hoàn tất, chị tự tin với tay nghề được học nên mở quán cà phê, giúp tạo việc làm cho một số bạn trẻ trong buôn.

Còn anh Sùng Seo Hải (27 tuổi, xã Cư Pui) sau khi được vận động đã theo học miễn phí nghề sửa xe máy và hiện đã có tiệm riêng tại quê nhà. "Mình có nghề, có thu nhập nên muốn mở thêm cửa hàng để tạo việc làm cho thanh niên trong buôn", anh Hải khoe.

Bà Trần Thị Minh Lý, phó hiệu trưởng Trường trung cấp Đắk Lắk, nói nhà trường sẽ tiếp tục thông tin để thu hút học sinh dân tộc thiểu số học nghề theo chính sách nhân văn này. Trong khi TS Đỗ Tường Hiệp nói phổ cập nghề cho thanh niên dân tộc thiểu số là chiến lược quan trọng trong phát triển bền vững Tây Nguyên.

Tỉ lệ học sinh chọn học nghề song song với văn hóa tại Đắk Lắk theo thống kê đã tăng trên 10% so với năm trước. Các trường nghề tại đây kết nối cùng doanh nghiệp mở thêm ngành mới như du lịch, thương mại điện tử, sửa chữa xe máy, thiết kế đồ họa, công nghệ thông tin đáp ứng nhu cầu đa dạng của học sinh.

"Chính sách này không chỉ tháo gỡ rào cản tài chính mà còn mở ra cơ hội nghề nghiệp và phát triển bản thân cho các bạn. Có thể xem đây là giải pháp bền vững giúp nâng cao dân trí, xóa đói giảm nghèo và phát triển hài hòa giữa các vùng miền", ông Hiệp bày tỏ.

Cơ hội việc làm cho học sinh trường nghề

Mỗi năm có hơn 300 học sinh dân tộc thiểu số được hưởng chính sách hỗ trợ học nghề khi theo học hệ trung cấp các ngành tin học ứng dụng, thương mại điện tử, hướng dẫn du lịch, sửa chữa ô tô...

Với nhu cầu tuyển dụng chỉ riêng tại các tỉnh khu vực Đông Nam Bộ vào khoảng 16.000 lao động phổ thông và có tay nghề cùng với thị trường nước ngoài khoảng 6.000 lao động có tay nghề, hứa hẹn mở ra nhiều cơ hội cho học sinh trường nghề.

Chọn học trung cấp sau lớp 9: vừa rút ngắn thời gian học, vừa có nghề

Nhiều phụ huynh và học sinh chọn con đường học trung cấp ngay sau khi tốt nghiệp THCS. Đây không chỉ là giải pháp thay thế, mà còn là lối đi cho những ai muốn rút ngắn thời gian học tập, tiết kiệm chi phí, sớm có nghề và có thể tiếp tục học đại học.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Chợ vải thiều ở Bắc Ninh 'gây sốt' nhờ bộ ảnh đẹp như phim trường

Có mặt tại chợ vải xã Lục Ngạn (Bắc Ninh) từ 4h30, nhiều du khách choáng ngợp trước hàng ngàn chiếc xe chở vải thiều đỏ rực.

Chợ vải thiều ở Bắc Ninh 'gây sốt' nhờ bộ ảnh đẹp như phim trường

Gen Z tẩn mẩn nặn gốm, chữa lành giữa lòng phố thị

Giữa phố xá ồn ào, xưởng gốm trên đường Hoàng Hoa Thám, Hà Nội mang đến không gian yên bình, chữa lành và khơi nguồn sáng tạo.

Gen Z tẩn mẩn nặn gốm, chữa lành giữa lòng phố thị

Khen thưởng nữ đại úy hải quân trả lại ví tiền cho người nước ngoài

UBND phường Nam Nha Trang (Khánh Hòa) khen thưởng đột xuất nữ đại úy hải quân vì đã có hành động nhân văn, tử tế.

Khen thưởng nữ đại úy hải quân trả lại ví tiền cho người nước ngoài

Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn thăm đoàn viên các xã biên giới tỉnh Gia Lai

Tại những xã ghé thăm, anh Bùi Quang Huy thăm hỏi người dân đến giải quyết thủ tục hành chính ở các trung tâm phục vụ hành chính công.

Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn thăm đoàn viên các xã biên giới tỉnh Gia Lai

Cha sống giả dối, di sản để lại cho con là gì?

Câu chuyện Hồng Tỷ làm bật ra câu hỏi: "Khi một người cha chọn sống bằng cách giả dối, di sản để lại cho con là gì?".

Cha sống giả dối, di sản để lại cho con là gì?

Hơn 1.000 người dân vùng cao Đà Nẵng được khám, chữa bệnh miễn phí

Từ ngày 14 đến 24-7, Thành Đoàn và Hội Liên hiệp thanh niên TP Đà Nẵng triển khai chương trình khám, chữa bệnh tại xã Bến Giằng (Đà Nẵng).

Hơn 1.000 người dân vùng cao Đà Nẵng được khám, chữa bệnh miễn phí
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar