15/07/2025 14:06 GMT+7

Loay hoay xin việc sau tốt nghiệp - Kỳ 3: Khi bằng cấp chưa là đáp số cuối cùng

AN VI
và 1 tác giả khác

Ra trường với tấm bằng tốt nghiệp bao năm đèn sách, ai cũng mong tìm được việc ổn định, lương khá. Tuy nhiên thực tế không như mơ, nhiều bạn đối mặt với sự thất vọng khi liên tục bị từ chối hoặc nhận mức lương không như mong muốn.

Loay hoay xin việc sau tốt nghiệp - Kỳ 3: Khi bằng cấp chưa là đáp số cuối cùng - Ảnh 1.

Phạm Quỳnh Như vẫn miệt mài tạo CV đẹp, mong muốn tìm được việc tốt - Ảnh: NGỌC SANG

Có những bạn rải CV (đơn xin việc) khắp nơi, chờ đợi hồi âm trong vô vọng rồi trở về quê vì không thể trụ nổi tiền thuê trọ, tiền sinh hoạt tại thành phố.

Hành trình khó khăn

Từ bé, Phạm Quỳnh Như (22 tuổi, ngụ phường Cầu Giấy, Hà Nội) đã ấp ủ ước mơ trở thành thành hướng dẫn viên du lịch. Như bị cuốn hút bởi hình ảnh những người hướng dẫn viên du lịch năng động, từ đó đã gieo mầm cho ước mơ của cô gái này.

Khi đặt bút ghi nguyện vọng vào phiếu đăng ký thi đại học, cô bạn lựa chọn chuyên ngành hướng dẫn viên du lịch của Trường cao đẳng Du lịch Hà Nội là nơi gửi gắm ước mơ.

Những năm tháng học tập tại trường, Như chăm chỉ, nghiêm túc với từng môn học, từ lý thuyết về lịch sử, địa lý, văn hóa, đến các kỹ năng thực hành như thuyết minh, tổ chức tour, xử lý tình huống. Những chuyến thực tập, thuyết trình, Như mạnh dạn thể hiện khả năng nói và rèn giũa sự tự tin thêm cho bản thân mình.

Thành quả cho những nỗ lực của Như là tấm bằng tốt nghiệp loại giỏi. Nhưng thực tế không như cô từng nghĩ. Hơn nửa năm qua, cô vẫn loay hoay tìm kiếm công việc phù hợp với chuyên ngành của mình.

"Tôi từng nghĩ chỉ cần tốt nghiệp loại giỏi, cầm bằng đỏ trong tay thì chuyện xin việc sẽ đơn giản. Nhưng sau hơn sáu tháng rải CV khắp nơi, tôi vẫn chưa nhận được phản hồi nào", Như hoang mang chia sẻ.

Cô nộp CV cho rất nhiều công ty du lịch nhưng số lần được mời phỏng vấn chỉ đếm trên đầu ngón tay. Mà mỗi lần phỏng vấn, nhà tuyển dụng đều nhận xét Như có kiến thức chuyên môn tốt nhưng lại thiếu kinh nghiệm thực tế, kỹ năng mềm còn hạn chế, nhất là ngoại ngữ chưa đủ đáp ứng yêu cầu công việc.

Thấy con gái vẫn chưa ổn định công việc sau nhiều tháng tốt nghiệp, bố mẹ Như bắt đầu lo lắng, thường xuyên hỏi han. Đặc biệt, trong dịp Tết vừa qua, khi họ hàng tới chúc Tết liên tục hỏi "con đã đi làm chưa, lương tháng bao nhiêu?" khiến Như chỉ muốn trốn trong phòng.

Chứng kiến bạn bè ổn định công việc, thậm chí có người còn nhận mức lương gần 15 triệu đồng/tháng, trong khi mình vẫn loay hoay giữa các buổi phỏng vấn thất bại khiến Như rơi vào trạng thái bế tắc:

"Bất lực lắm, bạn bè mình nhiều đứa đã bắt đầu gửi tiền về cho gia đình, mình thì chưa kiếm được đồng nào. Nhiều lúc tôi tự hỏi liệu có phải mình đã chọn sai con đường không".

Cho đến nay dù đã rất nỗ lực, Như vẫn chưa tìm được một công việc đúng với mong muốn và năng lực bản thân. Không nản lòng, cô tham gia các khóa học kỹ năng mềm, trau dồi ngoại ngữ và tìm hiểu thêm về các cơ hội nghề nghiệp khác.

Như tin rằng "Con đường phía trước còn nhiều khó khăn nhưng chỉ cần không ngừng học hỏi, cánh cửa phù hợp nhất định rồi cũng sẽ mở ra chào đón mình".

Loay hoay xin việc sau tốt nghiệp - Kỳ 3: Khi bằng cấp chưa là đáp số cuối cùng - Ảnh 2.

Công việc tạm giúp Nguyễn Hữu Lâm kiếm thu nhập mỗi ngày để dành dụm đầu tư cho tương lai - Ảnh: NGỌC SANG

Hình dung đẹp về nghề nghiệp và cái tát đầu đời

Trong khi đó, Vi Thị Như Tình (22 tuổi, ngụ phường Gò Vấp, TP.HCM) tốt nghiệp chuyên ngành quản trị văn phòng - Phân hiệu Học viện Hành chính quốc gia tại TP.HCM. Sau khi nhận bằng tốt nghiệp, Tình có phần may mắn hơn nhiều bạn bè đồng trang lứa khi tìm được một công việc đúng chuyên ngành sau hai tháng làm trợ lý hành chính.

Tuy nhiên trái với những mong ước và hào hứng ban đầu, Tình nhận ra rằng thực tế không đẹp như mình tưởng.

Cô chia sẻ: "Công việc thực tế làm tôi thất vọng, khối lượng công việc nhiều, áp lực cao, có ti tỉ những việc không tên mà mức lương chỉ 6 triệu đồng/tháng. Tôi đạt được ước mơ có một công việc đúng chuyên ngành nhưng khi vào làm, mọi thứ không như những gì tôi hình dung. Tôi cố gắng trụ được nửa năm sau đó đành viết đơn xin nghỉ".

Từ bỏ công việc đầu tiên khiến Tình gặp nhiều khó khăn, nhất là khi cô đã quen tự lập tài chính, không muốn dựa dẫm gia đình. Cô tạm thời chọn bán hàng online để trang trải và nghỉ ngơi sau thời gian dài chịu áp lực từ công việc.

"Bán hàng online giúp tôi có thu nhập đủ để trang trải, mỗi ngày tôi live 4-5 tiếng, tư vấn và chốt đơn cho khách hàng. Thu nhập trung bình khoảng 7 triệu đồng/tháng, đủ để trả tiền trọ, chi phí sinh hoạt, lúc rảnh tôi vẫn tiếp tục tìm kiếm một công việc phù hợp hơn", Tình cho biết.

Cô chia sẻ việc bán hàng online không ổn định lâu dài nhưng linh hoạt về thời gian. Tình có thể chủ động sắp xếp để vừa làm vừa tham gia các khóa học ngắn hạn về kỹ năng mềm và ngoại ngữ.

Chọn kiếm tiền thay vì văn phòng? Khi sinh viên không muốn làm công sở

Nguyễn Hữu Lâm (21 tuổi,ngụ phường Tăng Nhơn Phú, TP.HCM) tốt nghiệp Trường cao đẳng Kinh tế đối ngoại chuyên ngành kinh doanh xuất nhập khẩu đã quyết định tạm chạy xe công nghệ sau khi nhận bằng vài tháng.

"Lương văn phòng chỉ từ 5-7 triệu đồng/tháng sau thực tập và còn bị áp lực về thời gian, KPI nên mình quyết định chạy Grab, Shopee Food, tổng hai app mình chạy một tháng thu nhập trên 12 triệu đồng, mình được tự do thời gian và thoải mái đầu óc. Mình xem đây là cách đầu tài chính cho tương lai", Lâm chia sẻ.

Lâm cũng từng có ước mơ làm việc trong hải quan. Nhưng càng về sau này giấc mơ ấy dần thay đổi. 

"Mình từng thực tập ở một công ty về mảng xuất nhập khẩu. Công việc nhiều nhưng mức lương thực tập chỉ 3 triệu đồng, lương chính thức cũng chỉ khoảng 7-8 triệu đồng. Trong khi đó chạy Grab, Shoppe Food một ngày có thể kiếm được 500.000 đồng", Lâm chia sẻ.

Quyết định rời bỏ công việc văn phòng để chạy Grab không hề dễ dàng. Lâm kể có những ngày trời nắng cháy da, Lâm vẫn rong ruổi trên đường, mồ hôi đẫm áo.

Sau gần một năm chạy xe ôm công nghệ, Lâm đã tiết kiệm đủ tiền để lo cho những chi phí cá nhân mà không phải xin gia đình. Nhưng Lâm cũng nhận ra một thực tế rằng công việc này không thể làm lâu dài, vì vậy anh đang tìm cách học thêm và dùng số tiền kiếm được để đầu tư cho tương lai.

Theo thống kê của Cục Thống kê Bộ Tài chính, số người thiếu việc làm trong độ tuổi lao động quý 2-2025 là 799,2 nghìn người. Tính chung sáu tháng đầu năm 2025, số người thiếu việc làm trong độ tuổi lao động là 798,1 nghìn người, giảm 142,4 nghìn người so với cùng kỳ năm trước.

Cũng theo thống kê này, cả nước có khoảng 1,35 triệu thanh niên trong độ tuổi 15-24 không có việc làm và cũng không tham gia học tập, đào tạo (chiếm 10,1%). Trong đó, tỉ lệ này đối với nữ cao hơn nam và xảy ra tại khu vực nông thôn nhiều hơn thành thị.

Với kết quả khảo sát của Trường đại học Công nghệ TP.HCM trong hai năm gần đây cho thấy tỉ lệ sinh viên có việc làm trong khoảng thời gian 12 tháng kể từ khi tốt nghiệp đạt từ 84% đến trên 95%. Và tỉ lệ sinh viên có việc làm đúng chuyên ngành là 65%, liên quan đến ngành học đạt 90%.

Còn theo số liệu của Trường đại học Khoa học xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia TP.HCM) năm 2023, số lượng sinh viên tốt nghiệp trong năm là 2.859 người, tỉ lệ có việc làm đạt mức 75,94%.

Trong đó một số ngành học của trường có tỉ lệ có việc làm cao như: ngôn ngữ Ý 93,94%, giáo dục học 92,11%, quản lý thông tin 92%...

********************

Nhiều sinh viên vừa ra trường chưa vội tìm việc, họ tạm cất tấm bằng cử nhân vào tủ, lựa chọn làm công việc quen thuộc từ thời sinh viên để trang trải cuộc sống trước.

>> Kỳ tới: Tạm cất bằng chuyên môn để có việc kiếm tiền

Loay hoay xin việc sau tốt nghiệp - Kỳ 2: Bí quyết ra trường có việc ngay là lăn lộn từ sớm?

Thị trường lao động ngày càng cạnh tranh khiến nhiều sinh viên không còn chờ đến khi tốt nghiệp mới tìm việc làm.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Nghề 'câu chơi, trúng thật' ở Đà Nẵng

Trên những con thuyền tròng trành, các ngư dân làm nghề câu ở Đà Nẵng chọn khoảng trời tự do của riêng mình.

Nghề 'câu chơi, trúng thật' ở Đà Nẵng

Loay hoay xin việc sau tốt nghiệp - Kỳ 2: Bí quyết ra trường có việc ngay là lăn lộn từ sớm?

Thị trường lao động ngày càng cạnh tranh khiến nhiều sinh viên không còn chờ đến khi tốt nghiệp mới tìm việc làm.

Loay hoay xin việc sau tốt nghiệp - Kỳ 2: Bí quyết ra trường có việc ngay là lăn lộn từ sớm?

Loay hoay xin việc sau tốt nghiệp - Kỳ 1: 'Tôi tốt nghiệp loại giỏi nhưng sao khó xin việc vậy?'

Cầm bằng cử nhân loại giỏi nhưng nhiều sinh viên vẫn loay hoay xin việc. Họ ngại, sợ và bắt đầu mất niềm tin sau nhiều lần bị từ chối.

Loay hoay xin việc sau tốt nghiệp - Kỳ 1: 'Tôi tốt nghiệp loại giỏi nhưng sao khó xin việc vậy?'

Vớt rác thải nhựa, ngày đêm bảo vệ viên ngọc xanh Lan Hạ

Nhóm tình nguyện viên yêu biển cùng nhau lên thuyền, xắn tay áo vớt từng bao rác thải bằng trái tim nhiệt huyết cho hành động ý nghĩa.

Vớt rác thải nhựa, ngày đêm bảo vệ viên ngọc xanh Lan Hạ

'Sát thủ thầm lặng' fentanyl - Kỳ cuối: Thần chết mới nitazene mạnh gấp 500 lần

Nếu fentanyl mạnh hơn heroin 50 lần thì nitazene còn mạnh hơn heroin tới 500 lần. Nitazene đang gieo rắc cái chết khắp nơi, đặc biệt ở Anh.

'Sát thủ thầm lặng' fentanyl - Kỳ cuối: Thần chết mới nitazene mạnh gấp 500 lần

Kiếm bộn tiền nhờ 'cho thuê đôi tai'

Không bạn bè, ngại bày tỏ hay đơn giản chỉ cần được nói ra, nhiều người sẵn sàng chi tiền triệu 'thuê đôi tai' người khác.

Kiếm bộn tiền nhờ 'cho thuê đôi tai'
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar