Hành trình từ giảng đường đến sàn runway của sinh viên thiết kế thời trang
Hành trình từ giảng đường đến sàn runway của sinh viên thiết kế thời trang - Ảnh 1.

Đối với sinh viên ngành Thiết kế thời trang tại Trường Đại học Công nghệ TP.HCM (HUTECH), hành trình trau dồi và khẳng định chính mình không đợi đến ngày tốt nghiệp, mà đã bắt đầu ngay từ trên giảng đường - thông qua chương trình đào tạo thực tiễn, cơ hội trải nghiệm thường xuyên và cầu nối học hỏi, giao lưu, làm việc cùng những nhà thiết kế uy tín.

Hành trình từ giảng đường đến sàn runway của sinh viên thiết kế thời trang - Ảnh 2.

Thẩm mỹ, sáng tạo và thực tiễn - đó là "công thức" cơ bản cho chương trình đào tạo ngành Thiết kế thời trang HUTECH. Không chỉ là "những kẻ mộng mơ", sinh viên Thiết kế thời trang được định hướng học tập kết hợp giữa sáng tạo với thực tế thị trường.

Chia sẻ về điều này, ThS. Phạm Thị Hồng Liên - Chủ nhiệm ngành Thiết kế thời trang của trường cho biết: "Cảm hứng sáng tạo là điều cần phải có, tuy nhiên sáng tạo phải dựa trên sự nghiên cứu nghiêm túc, kiến thức và khoa học mới mang lại sản phẩm hữu dụng. Chúng ta không thể sáng tạo nếu thiếu đi cảm hứng nhưng cần hiểu rõ xu hướng, xã hội, thị hiếu và đối tượng thì mới có thể trở thành nhà thiết kế thành công".

Hành trình từ giảng đường đến sàn runway của sinh viên thiết kế thời trang - Ảnh 3.

Theo đó, chương trình đào tạo hài hòa giữa các học phần thiên về lý thuyết như lịch sử nghệ thuật, nguyên lý thị giác, nguyên lý thiết kế... và các học phần thực hành về chất liệu, xử lý chất liệu, kỹ thuật may hay các đồ án thiết kế. Đặc biệt, ngành học chủ trương đào tạo sinh viên am hiểu quy trình của nền công nghiệp thời trang - từ khâu lên ý tưởng, thiết kế và thực hiện sản phẩm đến marketing quảng bá sản phẩm. Qua đó, sinh viên ngành Thiết kế thời trang có thể chủ động đưa thiết kế của mình đến với thị trường tiêu thụ.

Hành trình từ giảng đường đến sàn runway của sinh viên thiết kế thời trang - Ảnh 4.

Song song với việc học tập và thực hành chuyên môn, sinh viên Thiết kế thời trang còn được khuyến khích tổ chức các sự kiện chuyên ngành như triển lãm trang phục, triển lãm phụ trang, trình diễn thời trang... nhằm thúc đẩy khả năng thực hành, sáng tạo và tổ chức sự kiện thực tế. Mỗi đồ án, mỗi sự kiện là một lần tìm kiếm và khẳng định phong cách thế mạnh của các nhà thiết kế tương lai, qua đó giúp các bạn tự tin “chinh chiến” trong các cuộc thi hoặc thuận lợi hơn khi bước vào kinh doanh thời trang.

Hành trình từ giảng đường đến sàn runway của sinh viên thiết kế thời trang - Ảnh 5.
Hành trình từ giảng đường đến sàn runway của sinh viên thiết kế thời trang - Ảnh 6.
Hành trình từ giảng đường đến sàn runway của sinh viên thiết kế thời trang - Ảnh 7.

Được biết đến là "Đại học Gen Z" năng động, HUTECH tự hào với đa dạng các sân chơi học thuật và ngoại khóa bổ ích, mà Thiết kế thời trang chính là một trong những ngành sở hữu loạt sân chơi nổi bật.

Cùng với những đồ án được tổ chức biểu diễn và trao giải, các sân chơi ngoại khóa dành cho sinh viên Thiết kế thời trang tại ngôi trường này có thể kể đến Thiết kế xanh, Thiết kế thời trang búp bê Barbie, HUTECH Designer... Không quá ràng buộc về thể lệ, các cuộc thi này cho phép sinh viên thỏa sức sáng tạo, thể hiện bản lĩnh và đam mê với những bộ cánh độc đáo, biến giảng đường thành sàn "runway" đầy màu sắc nhưng cũng không kém phần kịch tính.

Hành trình từ giảng đường đến sàn runway của sinh viên thiết kế thời trang - Ảnh 8.

Đặc biệt, cuộc thi HUTECH Designer gây ấn tượng mạnh bởi tính học thuật và thực tế. Mỗi mùa thi mang đến một chủ đề nhất định, yêu cầu thí sinh lên ý tưởng, cắt, may và đưa bộ sưu tập của mình lên sàn diễn, dưới sự cố vấn của các mentor là nhà thiết kế tên tuổi. Sân chơi này mô phỏng chân thật thực tế nền công nghiệp thời trang hiện nay - với yêu cầu sáng tạo và cả ít nhiều áp lực. Nhờ đó, sinh viên có thể trau dồi khả năng thiết kế và hoàn thiện sản phẩm. Đây cũng là dịp để các nhà thiết kế tương lai học hỏi cách làm việc, cách thể hiện bản thân một cách hoàn chỉnh và chuyên nghiệp.

Hành trình từ giảng đường đến sàn runway của sinh viên thiết kế thời trang - Ảnh 9.

Một sân chơi khác không chỉ dành cho sinh viên Thiết kế thời trang nhưng lại ghi dấu ấn đậm nét của sinh viên ngành này, đó là cuộc thi khởi nghiệp HUTECH Startup Wings. Không chỉ sở hữu khả năng thiết kế từ chất liệu denim tái chế, hai sinh viên Trần Anh Khoa và Bùi Thị Bích Điệp còn khẳng định sự “nhạy thị trường” của mình với thương hiệu Eco Bags thân thiện với môi trường, sản phẩm đa dạng tiện dụng và giá thành hợp lý. Giành giải Nhất tại Startup Wings 2022 với Eco Bags và đang chuẩn bị cho các cuộc thi khởi nghiệp quốc gia, hai sinh viên Thiết kế thời trang tự hào khẳng định, người học thời trang đâu chỉ có “mơ mộng” mà thôi!

Hành trình từ giảng đường đến sàn runway của sinh viên thiết kế thời trang - Ảnh 10.
Hành trình từ giảng đường đến sàn runway của sinh viên thiết kế thời trang - Ảnh 11.

Ngành Thiết kế thời trang thường được hình dung là gắn liền với hào quang và thảm đỏ, nhưng càng nổi tiếng lại càng phải chịu nhiều áp lực. Và kinh nghiệm "thực chiến" từ các tiền bối - các nhà thiết kế đã thành danh - chính là một trong những hành trang quan trọng giúp sinh viên Thiết kế thời trang HUTECH hiểu hơn về công việc của mình, gồm cả những khó khăn.

Trường thường xuyên tổ chức các chương trình giao lưu, hội thảo nghiên cứu thị trường, talkshow về các xu hướng, thị hiếu mới... nhằm giúp sinh viên bám sát nhu cầu thẩm mỹ của thị trường, nhanh chóng bắt kịp xu hướng. Những khách mời thường xuyên có thể kể đến NTK Lê Thanh Hòa, NTK Đỗ Mạnh Cường, NTK Lê Ngọc Lâm... - vừa truyền đạt kinh nghiệm, vừa khơi gợi cảm hứng.

Hành trình từ giảng đường đến sàn runway của sinh viên thiết kế thời trang - Ảnh 12.

Chẳng hạn, chia sẻ tại talkshow “Thời trang với du lịch trong hoạt động quảng bá hình ảnh Việt Nam”, NTK Lê Thanh Hòa - “cha đẻ” của chiến dịch Fashion Destination cho biết: “Kết hợp thời trang với du lịch trước hết là tạo động lực cho chính công việc thiết kế, sau là góp phần vào phát triển ngành thời trang Việt Nam, quảng bá du lịch Việt Nam sau thời gian đóng băng do dịch bệnh”. Trong khi đó, NTK Nguyễn Minh Tuấn - giảng viên đồng thời cũng là cựu sinh viên ngành Thiết kế thời trang của Trường, được công chúng biết đến là nhà thiết kế của Hoa hậu Thùy Tiên tại Miss Grand International 2021, lại truyền cho sinh viên “cảm hứng thảm đỏ” với những thiết kế lộng lẫy dành cho celebs. Được biết, gần đây NTK Nguyễn Minh Tuấn cũng là một trong các giám khảo của cuộc thi Thiết kế thời trang búp bê Barbie có sự đồng hành của Unicorp (đơn vị giữ bản quyền Miss Universe Vietnam), nhằm tìm ra trang phục đại diện Việt Nam tại Miss Universe.

Hành trình từ giảng đường đến sàn runway của sinh viên thiết kế thời trang - Ảnh 13.
Hành trình từ giảng đường đến sàn runway của sinh viên thiết kế thời trang - Ảnh 14.

Bình luận hay

Chia sẻ
Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Bỏ hội đồng trường thành viên đại học quốc gia, đại học vùng là 'bước lùi về tự chủ đại học'?

Nhiều ý kiến cho rằng việc các trường thành viên đại học quốc gia, đại học vùng không có hội đồng trường là bước lùi về tự chủ đại học.

Bỏ hội đồng trường thành viên đại học quốc gia, đại học vùng là 'bước lùi về tự chủ đại học'?

Giao máy bay Boeing bị bỏ rơi tại sân bay Nội Bài cho Học viện Hàng không làm giáo cụ

Sau khi cân nhắc nhiều phương án, Cục Hàng không đánh giá việc giao chiếc máy bay Boeing bị bỏ rơi tại sân bay Nội Bài cho Học viện Hàng không Việt Nam làm giáo cụ là phù hợp.

Giao máy bay Boeing bị bỏ rơi tại sân bay Nội Bài cho Học viện Hàng không làm giáo cụ

Trầm cảm, lo âu học đường: Cần được nhìn nhận nghiêm túc

Đây là phát biểu của ông Lê Thắng Lợi - giám đốc Trung tâm Phát triển giáo dục và đào tạo phía Nam, Bộ Giáo dục và Đào tạo - tại lễ ra mắt Mạng lưới các nhà tâm lý học đường Việt Nam tại TP.HCM ngày 10-7.

Trầm cảm, lo âu học đường: Cần được nhìn nhận nghiêm túc

Chủ tịch Phú Thọ lần đầu tiếp công dân sau sáp nhập, nhiều giáo viên mong được tuyển dụng

Tại buổi tiếp công dân sau sáp nhập tỉnh và thực hiện chính quyền hai cấp của Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ - Trần Duy Đông, 24 giáo viên ở tỉnh Phú Thọ (cũ) kiến nghị xem xét, ưu tiên tuyển dụng giáo viên mầm non.

Chủ tịch Phú Thọ lần đầu tiếp công dân sau sáp nhập, nhiều giáo viên mong được tuyển dụng

Ông Trump khen tiếng Anh của tổng thống Liberia: 'Ngài học ở đâu mà nói hay vậy?'

Lời khen của Tổng thống Trump dành cho người đồng cấp Liberia về khả năng nói tiếng Anh gây ra nhiều ý kiến trái chiều, khi tiếng Anh vốn là ngôn ngữ chính thức tại Liberia.

Ông Trump khen tiếng Anh của tổng thống Liberia: 'Ngài học ở đâu mà nói hay vậy?'

Thêm 46 sinh viên Trường ĐH Hoa Sen hoàn thành khóa học tại báo Tuổi Trẻ

Ngày 10-7, 46 sinh viên năm 2 khoa Marketing - Truyền thông, Trường đại học Hoa Sen đã kết thúc khóa học thực tế tại báo Tuổi Trẻ. Trước đó 45 sinh viên khác của trường cũng đã hoàn thành khóa học tại báo.

Thêm 46 sinh viên Trường ĐH Hoa Sen hoàn thành khóa học tại báo Tuổi Trẻ
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng