03/04/2025 12:43 GMT+7

Giá bồi thường đất chênh lệch, dự án mở rộng xa lộ Hà Nội tiếp tục chờ?

Dự án mở rộng xa lộ Hà Nội đang bước vào giai đoạn cuối, nhưng vẫn gặp vướng mắc do việc bồi thường, giải phóng mặt bằng chưa hoàn tất.

xa lộ Hà Nội - Ảnh 1.

Đoạn xa lộ Hà Nội qua cầu vượt Trạm 2 (hướng TP.HCM đi Đồng Nai) chưa hoàn thành vì vướng mặt bằng - Ảnh: CHÂU TUẤN

Sở Giao thông công chánh TP.HCM cho biết hiện khối lượng xây dựng toàn dự án mở rộng xa lộ Hà Nội đạt hơn 91%. Trong đó đoạn qua TP.HCM gần như đã hoàn thành, chỉ còn khoảng 300m tại phường Tân Phú (TP Thủ Đức) đang tạm ngưng do vướng mặt bằng.

Trong khi đó, đoạn qua tỉnh Bình Dương vẫn chưa thể triển khai hoàn thiện vì cùng lý do.

Theo Sở Giao thông công chánh TP.HCM, dự án sẽ hoàn tất sau 12 tháng kể từ thời điểm bàn giao đủ mặt bằng. Tuy nhiên tiến độ bị ảnh hưởng bởi những khó khăn trong việc thống nhất đơn giá bồi thường giữa TP.HCM và tỉnh Bình Dương.

Vấn đề liên quan đến giá bồi thường đất được UBND TP.HCM giao cho Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM chủ trì, phối hợp cùng các đơn vị liên quan.

Trả lời Tuổi Trẻ Online, đại diện Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM cho biết vướng mắc lớn nhất hiện nay là sự chênh lệch trong đơn giá đất bồi thường giữa hai địa phương.

Năm 2017, UBND tỉnh Bình Dương phê duyệt đơn giá bồi thường đất ở là 20,19 triệu đồng/m2, đất nông nghiệp là 8,038 triệu đồng/m2. Đến năm 2020, mức giá này đã tăng mạnh, với đất ở dự kiến 42 triệu đồng/m2 và đất nông nghiệp lên đến 16,7 triệu đồng/m2.

Trong khi đó, giá đất bồi thường tại TP.HCM đối với xa lộ Hà Nội khoảng 50 triệu đồng/m2 đối với đất ở, còn đất nông nghiệp có hệ số là 14, tương đương 5,2 triệu đồng/m2.

Như vậy, chủ yếu có sự khác biệt về đơn giá đất nông nghiệp giữa hai địa phương. Phía Bình Dương xác định phần lớn diện tích bị thu hồi thuộc khu dân cư, có thể chuyển đổi thành đất ở, nên giá bồi thường đất nông nghiệp tại đây cao hơn, chiếm khoảng 25% giá đất ở.

Chênh lệch giá đất giữa hai địa phương khiến TP.HCM phải cân đối lại phương án bồi thường để tiếp tục giải phóng mặt bằng giai đoạn tiếp theo của dự án. Điều này không chỉ làm chậm tiến độ mà còn có nguy cơ đội vốn đầu tư.

Dự án mở rộng xa lộ Hà Nội - quốc lộ 1 theo hợp đồng BOT năm 2009 có tổng mức đầu tư ban đầu 2.287 tỉ đồng, chưa gồm lãi vay. Theo kế hoạch, TP.HCM bàn giao mặt bằng vào năm 2010, nhưng tiến độ kéo dài.

Năm 2016, dự án được điều chỉnh, bổ sung hạng mục và chi phí giải phóng mặt bằng đoạn qua Bình Dương vào vốn BOT, nâng tổng mức đầu tư lên 4.900 tỉ đồng. Công ty cổ phần Đầu tư hạ tầng kỹ thuật TP.HCM (CII) ứng vốn bồi thường cho Khu quản lý giao thông đô thị số 2.

Đến 2020, dự án tiếp tục bị đội vốn, dự báo hơn 6.000 tỉ đồng do điều chỉnh đơn giá đất. Riêng tiền bồi thường đoạn qua Bình Dương tăng mạnh: từ 1.864 tỉ đồng (giá đất 2017) lên 3.646 tỉ đồng (2023) và có thể còn tăng nếu áp dụng giá đất mới.

Chờ giải pháp tháo gỡ cho dự án xa lộ Hà Nội

Trước tình hình trên, UBND TP.HCM đã giao Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp với UBND TP Thủ Đức, Công ty cổ phần Đầu tư hạ tầng kỹ thuật TP.HCM, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông và UBND TP Thuận An (Bình Dương) để rà soát, tìm giải pháp tháo gỡ.

Một trong những khó khăn lớn hiện nay là giá đất đang bị điều tiết bởi thị trường, không có cơ chế kiểm soát sự tăng giá. Điều này gây áp lực đến vốn bồi thường và ảnh hưởng trực tiếp đến tiến độ triển khai dự án.

Khi nào xa lộ Hà Nội - quốc lộ 1 hoàn thành dự án mở rộng?

Trục xa lộ Hà Nội - quốc lộ 1 là tuyến đường huyết mạch kết nối TP.HCM với Đồng Nai và Bình Dương. Sau hơn 15 năm, dự án mở rộng tuyến đường này vẫn chưa biết khi nào hoàn thành.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Thêm một dự án hàng trăm căn hộ ở TP.HCM được gỡ vướng cấp sổ hồng

Hàng trăm hộ ở chung cư tái định cư Tham Lương (quận 12 cũ) được cấp sổ hồng, sau thời gian dài chờ đợi cơ quan chức năng gỡ vướng.

Thêm một dự án hàng trăm căn hộ ở TP.HCM được gỡ vướng cấp sổ hồng

Tranh luận nên bỏ hay giữ thủ tục hoàn công

Thủ tục hoàn công có còn cần thiết không khi công trình đã xây theo mẫu nhà duyệt sẵn, nằm trong quy hoạch rõ ràng và được giám sát từ đầu?

Tranh luận nên bỏ hay giữ thủ tục hoàn công

Sei Harmony và triết lý phát triển bất động sản bền vững

Sei Harmony nổi bật như một minh chứng cho triết lý phát triển bền vững của nhà phát triển Tokyo AA.

Sei Harmony và triết lý phát triển bất động sản bền vững

Chủ tịch TP.HCM khen thưởng Sở Xây dựng về miễn giấy phép cho 112 dự án

10 tập thể, cá nhân Sở Xây dựng TP.HCM nhận bằng khen của Chủ tịch UBND TP.HCM về tham mưu công bố 112 dự án miễn giấy phép xây dựng.

Chủ tịch TP.HCM khen thưởng Sở Xây dựng về miễn giấy phép cho 112 dự án

Thủ tục cung cấp thông tin, dữ liệu đất đai có thay đổi cần lưu ý nào từ 1-7?

Một số điểm mới, thay đổi nổi bật trong thủ tục cung cấp thông tin, dữ liệu đất đai từ ngày 1-7-2025.

Thủ tục cung cấp thông tin, dữ liệu đất đai có thay đổi cần lưu ý nào từ 1-7?

TP.HCM đưa nhân sự chi nhánh đất đai về 168 phường, xã hướng dẫn cấp sổ đỏ cho dân

168 nhân sự các chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai của TP.HCM được cử đến tập huấn, hướng dẫn nghiệp vụ tại 168 UBND cấp xã.

TP.HCM đưa nhân sự chi nhánh đất đai về 168 phường, xã hướng dẫn cấp sổ đỏ cho dân
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar