10/03/2025 15:23 GMT+7
Trở lại chủ đề

Đường chúng ta đi không phai mờ theo năm tháng

Sách Đường chúng ta đi của Hoàng Đôn và Hoàng Đôn Nhật Tân chọn lọc 20 câu chuyện về các nhân vật, sự kiện đặc biệt trong các thời điểm lịch sử quan trọng của dân tộc, nhằm tái hiện lịch sử hào hùng trên con đường chúng ta tiếp bước.

Đường chúng ta đi không phai mờ theo năm tháng - Ảnh 1.

Sách Đường chúng ta đi của Hoàng Đôn và Hoàng Đôn Nhật Tân do Nhà xuất bản Trẻ ấn hành

Đường chúng ta đi dày gần 300 trang, gồm phần 1 nói về Sài Gòn, mùa thu 1945 - mùa xuân 1975 và phần 2 về Sài Gòn - TP.HCM - Tiến ra biển lớn. 

Nhiều nhân vật lịch sử có các dấu ấn quan trọng trong giai đoạn này được nhắc đến trong sách như: Hoàng Đôn Vân, Mai Chí Thọ, Võ Văn Kiệt, Phạm Ngọc Thảo, Lữ Minh Châu, Hồ Duy Hùng, Phan Chánh Dưỡng...

Nỗi đau lớn hơn là nỗi đau mất nước

Tác giả của Đường chúng ta đi là hai anh em ruột họ Hoàng Đôn, sinh ra và lớn lên ở Sài Gòn, được giáo dục trong gia đình trí thức có truyền thống cách mạng, trưởng thành trong phong trào đấu tranh yêu nước ở đô thị, tham gia công cuộc tái thiết đất nước trong những ngành kinh tế trọng yếu...

Chia sẻ về nguồn cảm hứng viết sách, nhóm tác giả cho biết, trong tháng 4-2024, khi Truyền hình Quốc hội phỏng vấn con cháu Hoàng Đôn Vân (nguyên là đại biểu Quốc hội khóa 1) nhằm thực hiện dự án 80 năm Quốc hội nước ta và bộ phim tài liệu Hồ Chí Minh và Quốc hội Việt Nam thì bao ký ức đã ùa về với họ. 

Ở đó là các nhân vật, sự kiện, câu chuyện hào hùng của những con người chung một vận nước dấn thân hy sinh trên con đường "Giữa ngàn thác lũ"...

"Một thế kỷ trôi qua với bao nhiêu nhân vật và sự kiện trên con đường chúng ta đi và tưởng chừng như sẽ phải phai mờ theo năm tháng trước những biến động của thời đại.

Gia đình chúng tôi từ miền Trung phải lưu lạc nhiều nơi, lúc ra Bắc lúc vào Nam qua nhiều thời kỳ dưới ách thống trị của thực dân Pháp, phát xít Nhật và đế quốc Mỹ chiếm đóng nước ta.

Cũng như bao gia đình khác, nỗi đau lớn hơn là nỗi đau mất nước, nhân dân sống kiếp đời nô lệ, nỗi đau tồn vong của giống nòi trước giặc ngoại xâm, trước bạo hành bất công của kẻ thống trị, trước văn hóa, tri thức dân tộc bị hủy hoại" - nhóm tác giả tâm sự.

Đường chúng ta đi không phai mờ theo năm tháng - Ảnh 2.

Sách có nhiều tư liệu hình ảnh về những con người đặc biệt, làm nên dấu ấn trong các giai đoạn lịch sử

Đường chúng ta đi trong hành trình xây dựng, bảo vệ Tổ quốc

Trong lời giới thiệu đầu sách, ông Kiều Xuân Long, chánh Văn phòng, bí thư Đảng ủy Ban Trí vận Thành ủy Sài Gòn - Gia Định, tựa đề của sách - Đường chúng ta đi được lấy cảm hứng từ ca khúc của nhạc sĩ Huy Du, lời thơ của nhà thơ Xuân Sách.

Đây là bài hát đã lay động nhiều con tim trong những năm tháng ra trận kháng chiến cứu nước và trong thời kỳ xây dựng đất nước sau ngày 30-4-1975.

Ông Xuân Long nêu cảm nhận: "Đường chúng ta đi từ khi có Bác Hồ, có Đảng đã mở ra cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945, nước ta thoát ách nô lê thực dân Pháp và phát xít Nhật, chính quyền về tay nhân dân, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời.

Đường chúng ta đi qua hơn 20 năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước với lớp lớp chiến sĩ, đồng bào đã hy sinh cho sự nghiệp đấu tranh vì độc lập, tự do và thống nhất đất nước.

Đường chúng ta đi trong hành trình xây dựng, bảo vệ Tổ quốc với những con người, những công trình, những tấm lòng vì đất nước, vì nhân dân để lại những bài học quý báu cho tuổi trẻ ngày nay".

Khi đọc Đường chúng ta đi, độc giả đã bị lôi cuốn vào nhiều sự kiện tái hiện lại những năm tháng hào hùng của dân tộc như câu chuyện của cuớp phi cơ trực thăng bên bờ hồ Xuân Hương năm 1973 của ông Hồ Duy Hùng;

Rồi câu chuyện về những nhân vật tiêu biểu trong năm tháng đó như: ông Lữ Minh Châu, nguyên tổng giám đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, là một sinh viên tốt nghiệp ngành tài chính - ngân hàng tại Liên Xô, một điệp báo chiến lược làm nên những công trạng to lớn cho đất nước nhưng ông lại ít nói về mình.

Hay chuyên gia kinh tế Phan Chánh Dưỡng với nhiều sáng kiến hữu ích giúp Sài Gòn - TP.HCM vượt qua khó khăn, vươn ra biển lớn...

Đường chúng ta đi không phải là một nghiên cứu hoàn toàn mới mẻ, có trích dẫn từ nhiều nguồn tư liệu, nhưng đây là tập tư liệu có giá trị nhất định, chứa đựng những nội dung, hình ảnh mà thế hệ sau sẽ cần tìm hiểu.

Đặc biệt, thông qua cuộc đời và sự nghiệp của những con người đã hiến dâng cả cuộc đời cho Tổ quốc, cuốn sách này là nguồn cảm hứng cho bạn trẻ học tập và lao động.

Các nữ cựu tù cách mạng là hiện thân của dân tộc Việt Nam anh hùng

'Niềm ước nguyện của chúng tôi là có thể tiếp tục được sống và đón nhận, chứng kiến thêm một kỷ nguyên mới, tăng tốc, vươn mình của Việt Nam ta', Trưởng Ban liên lạc cựu tù chính trị và tù binh TP.HCM Hoàng Thị Khánh, nói với Tuổi Trẻ.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Diễn viên Thiên long bát bộ Ngô Bác Quân qua đời

Diễn viên TVB kỳ cựu Ngô Bác Quân, từng góp mặt trong Thiên long bát bộ, qua đời ở tuổi 69 sau 7 năm chiến đấu với bệnh nan y.

Diễn viên Thiên long bát bộ Ngô Bác Quân qua đời

Đọc tiểu thuyết đầu tay của tác giả Không gia đình

'Về với gia đình', tiểu thuyết đầu tay của nhà văn Hector Malot vừa tái ngộ bạn đọc Việt, dịch giả Lê Đình Chi chuyển ngữ toàn văn từ nguyên bản tiếng Pháp.

Đọc tiểu thuyết đầu tay của tác giả Không gia đình

Elvis Phương tưởng nhớ Kiều Nga, người em gái ông thương yêu nhất

Giọng ca gạo cội Elvis Phương có bài đăng xúc động tưởng nhớ người em gái mới qua đời, 'nữ hoàng nhạc new wave' Kiều Nga.

Elvis Phương tưởng nhớ Kiều Nga, người em gái ông thương yêu nhất

Sân khấu TP.HCM không nên sa đà vào giải trí đơn thuần

Theo Chủ tịch Hội Sân khấu TP.HCM Trần Ngọc Giàu, nếu chỉ quanh quẩn trong dòng kịch hài - giải trí đơn thuần thì sân khấu TP.HCM sẽ không đủ chiều sâu để chạm vào những vấn đề lớn của xã hội.

Sân khấu TP.HCM không nên sa đà vào giải trí đơn thuần

Đại địa chấn kinh tế

'Đại địa chấn kinh tế' dẫn ta đi qua 10 cuộc khủng hoảng tài chính tàn khốc của thế giới, từ cuộc Đại sụp đổ 1929, khủng hoảng tiền tệ ở Mỹ Latinh, châu Âu cho đến khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 hay những chấn động của đại dịch COVID-19.

Đại địa chấn kinh tế

Bên hông Saigon Square có một gánh chè

83 tuổi, bà Phạm Thị Mai vẫn luôn tay múc chè, lấy ghế, mời người đi đường ghé vào đôi quang gánh đơn sơ, gánh chè để bà có tiền trang trải cho con.

Bên hông Saigon Square có một gánh chè
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar