28/07/2025 15:42 GMT+7
Trở lại chủ đề

Đột phá vật liệu chống dính 'xịn' hơn Teflon, an toàn với người

Nhóm nghiên cứu tại Đại học Toronto (Canada) vừa công bố loại vật liệu chống dính mới có thể thay thế Teflon, giúp giảm đáng kể việc sử dụng các 'hóa chất vĩnh cửu' PFAS độc hại với con người.

Đột phá vật liệu chống dính 'xịn' hơn Teflon, an toàn với người - Ảnh 1.

Sáng chế mới về lớp chống dính là một bước tiến mới trong cuộc đua thay thế Teflon, an toàn hơn cho sức khỏe con người - Ảnh minh họa

PFAS là nhóm hóa chất tổng hợp có khả năng chống nước, dầu mỡ, được sử dụng phổ biến trong chảo chống dính, vải không thấm nước, bao bì thực phẩm và mỹ phẩm. Tuy nhiên chúng lại rất khó phân hủy trong tự nhiên và có thể tích tụ trong cơ thể người, gây lo ngại về sức khỏe và môi trường. Nhiều quốc gia hiện đã hạn chế hoặc cấm sử dụng các dạng hóa chất vĩnh cửu do rủi ro này.

Theo Science Daily, nhóm nghiên cứu do giáo sư Kevin Golovin dẫn dắt đã phát triển một vật liệu chống dính tiên tiến, sử dụng nền tảng là dầu silicone (polydimethylsiloxane - PDMS), một chất đã được chứng minh an toàn trong y học.

PDMS vốn có khả năng chống nước tốt, nhưng lại không hiệu quả với dầu mỡ. Để khắc phục điểm yếu này, nhóm nghiên cứu đã sáng tạo ra một kỹ thuật hóa học mới, gọi là "gắn lông vũ quy mô nano". Theo đó các chuỗi phân tử silicone ngắn được liên kết lên bề mặt vật liệu theo dạng giống như những sợi lông bàn chải siêu nhỏ.

Điểm đặc biệt là phần đầu mỗi sợi silicone được gắn thêm một phân tử PFAS cực ngắn, chỉ gồm một nguyên tử carbon và ba nguyên tử fluor. Chính cấu trúc đặc biệt này giúp bề mặt vật liệu vừa đẩy nước, vừa đẩy dầu hiệu quả mà không cần đến các dạng PFAS chuỗi dài độc hại.

Kết quả thử nghiệm cho thấy vật liệu mới đạt mức chống dầu cấp 6 theo tiêu chuẩn của Hiệp hội Hóa học Dệt may và thuốc nhuộm Hoa Kỳ (AATCC), ngang ngửa với nhiều loại chất phủ PFAS thông dụng trên thị trường.

Dù vẫn sử dụng PFAS, nhóm nghiên cứu khẳng định loại PFAS siêu ngắn này không tích tụ độc hại như các dạng PFAS truyền thống, nhờ đó giảm thiểu rủi ro với cơ thể người và môi trường.

"Chúng tôi chưa tạo ra được vật liệu chống dính hoàn toàn không chứa PFAS. Nhưng đây là bước tiến lớn, giúp ngành công nghiệp tiến gần hơn tới mục tiêu đó", giáo sư Golovin nhấn mạnh.

Nhóm nghiên cứu kỳ vọng phát minh này sẽ sớm được ứng dụng trong sản xuất chảo chống dính, bao bì và nhiều sản phẩm tiêu dùng, mở ra hướng đi bền vững hơn cho công nghệ vật liệu chống dính.

Một vết xước nhỏ trên chảo chống dính giải phóng hàng nghìn vi nhựa

TTO - Có tới 9.100 hạt vi nhựa sẽ ngấm vào thực phẩm chỉ qua một vết xước nhỏ trên nồi, chảo chống dính. Điều này sẽ gây tổn hại không nhỏ đến sức khỏe lâu dài của chúng ta.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Không khí ô nhiễm làm tăng nguy cơ mắc Alzheimer

Mỗi khi nồng độ PM2.5 tăng thêm 10 µg/m³, nguy cơ mất trí nhớ tăng 17%. Với bồ hóng, mỗi khi tăng thêm 1 µg/m³ thì nguy cơ mất trí nhớ tăng tới 13%...

Không khí ô nhiễm làm tăng nguy cơ mắc Alzheimer

Khoa học cảnh báo: AI có thể 'tự học và lây truyền sự lệch chuẩn'

Các nghiên cứu mới cảnh báo ngành công nghiệp trí tuệ nhân tạo (AI): các mô hình AI không chỉ học điều con người dạy, mà còn có thể tự truyền cho nhau hành vi lệch chuẩn qua những 'tín hiệu ngầm' mà chính con người không biết.

Khoa học cảnh báo: AI có thể 'tự học và lây truyền sự lệch chuẩn'

320 triệu cây xanh bị sét đánh chết mỗi năm, thải ra 1 tỉ tấn CO₂

Thông qua phân tích dữ liệu sét từ khắp nơi trên thế giới, các nhà khoa học phát hiện sét là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến cái chết của cây rừng, đặc biệt là ở các khu vực nhiệt đới.

320 triệu cây xanh bị sét đánh chết mỗi năm, thải ra 1 tỉ tấn CO₂

Nghịch lý khí hậu: Đất càng khô hạn, biển dâng càng nhanh

Một nghiên cứu mới cho thấy hiện tượng khô hạn trên diện rộng, bao gồm việc nước ngọt từ đất liền chảy ra biển, đang là nguyên nhân chính gây mực nước biển dâng.

Nghịch lý khí hậu: Đất càng khô hạn, biển dâng càng nhanh

Không có Trái đất thứ hai

Chuyển dịch từ hành tinh xanh (Trái đất) đến hành tinh đỏ (sao Hỏa), cho đến sau phần tư đầu tiên của thế kỷ 21, vẫn chưa thật sự khởi động đúng nghĩa.

Không có Trái đất thứ hai

Phát hiện mã di truyền bí mật trong ADN người

Một nhóm nhà khoa học quốc tế vừa phát hiện những chuỗi ADN, từng bị cho là vô dụng, thực ra lại đang điều khiển hoạt động của gene.

Phát hiện mã di truyền bí mật trong ADN người
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar