17/07/2025 20:40 GMT+7
Trở lại chủ đề

Phát hiện cấu trúc hoàn toàn mới bên trong tế bào người

Các nhà khoa học vừa phát hiện một cấu trúc hoàn toàn mới trong tế bào người, có vai trò như một trạm trung chuyển nội bào, giúp tế bào sắp xếp, loại bỏ và tái chế các vật liệu bên trong.

Phát hiện cấu trúc hoàn toàn mới bên trong tế bào người - Ảnh 1.

Việc phát hiện cấu trúc hemifusome có thể mở ra hướng nghiên cứu mới về nhiều bệnh lý phức tạp - Ảnh: AI

Trong công bố trên Nature Communications, các nhà khoa học đã mô tả một bào quan hoàn toàn mới mang tên hemifusome, bao bọc bởi màng và xuất hiện phổ biến ở nhiều loại mô, từ người đến chuột và khỉ. Cấu trúc này đóng vai trò như một trung tâm phân loại nội bào, hỗ trợ tế bào sắp xếp, đóng gói, vận chuyển và xử lý các vật chất bên trong.

Tiến sĩ Seham Ebrahim - nhà sinh lý học tế bào tại Đại học Virginia (Mỹ), thành viên nhóm khoa học - chia sẻ: “Việc phát hiện hemifusome giống như khám phá một trung tâm phân loại mới bên trong tế bào. Khi quá trình này rối loạn, nó có thể liên quan đến các bệnh lý ảnh hưởng trên diện rộng đến cơ thể".

Để quan sát được cấu trúc đặc biệt này, nhóm nghiên cứu sử dụng kỹ thuật cryo-electron tomography (cryoET), một phương pháp hiện đại kết hợp đông lạnh siêu nhanh và kính hiển vi điện tử. Mẫu mô được làm lạnh đột ngột nhằm tránh biến dạng, sau đó chiếu electron để tạo hàng loạt ảnh 2D, rồi dựng thành mô hình 3D chi tiết ở cấp độ gần phân tử.

Kết quả cho thấy các túi nhỏ trong tế bào (vesicle) thường ghép đôi với nhau qua một màng chung, gọi là hemifusion diaphragm. Tại điểm kết nối này, hemifusome hiện diện như một cấu trúc trung gian, nơi diễn ra quá trình trao đổi vật chất. Nói cách khác, hemifusome là trạm trung chuyển nội bào.

“Bạn có thể hình dung vesicle như những chiếc xe tải giao hàng trong tế bào, còn hemifusome là bến đỗ nơi hàng hóa như protein, enzyme hay chất thải được chuyển giao”, tiến sĩ Ebrahim ví von.

Không giống các bào quan cố định khác, hemifusome có hình dạng linh hoạt và xuất hiện rộng khắp. Thử nghiệm với hạt nano vàng và tế bào người nuôi cấy cho thấy hemifusome có khả năng hấp thụ vật chất từ môi trường theo cách hoàn toàn riêng biệt, chưa từng được biết đến ở bất kỳ cấu trúc tế bào nào.

Các nhà nghiên cứu tin rằng hemifusome có thể giữ vai trò quan trọng trong việc vận chuyển protein hoặc xử lý chất thải, những cơ chế sống còn để duy trì cân bằng nội bào. Khi quá trình này bị rối loạn, tế bào có thể tích tụ độc tố hoặc truyền sai tín hiệu, nguyên nhân phổ biến trong nhiều bệnh lý di truyền, thoái hóa hoặc ung thư.

Trong thời gian tới, các nhà khoa học sẽ tiếp tục nghiên cứu xem cấu trúc này hoạt động thế nào trong tế bào khỏe mạnh và thay đổi ra sao trong bệnh lý?

Những hiểu biết mới có thể là chìa khóa để phát triển phương pháp điều trị cho các bệnh phức tạp liên quan đến di truyền, chuyển hóa hoặc ung thư.

Phát hiện tế bào thận có khả năng 'ghi nhớ' giống tế bào não

Các nhà khoa học bất ngờ phát hiện cơ chế phân tử của trí nhớ hoạt động trong các tế bào ngoài hệ thần kinh.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Lần đầu quan sát được sự ra đời của hệ hành tinh mới

Các nhà thiên văn học cho biết đã lần đầu tiên quan sát được khoảnh khắc các hành tinh bắt đầu hình thành xung quanh một ngôi sao xa xôi, hé lộ quá trình làm sáng tỏ sự ra đời của Hệ Mặt trời.

Lần đầu quan sát được sự ra đời của hệ hành tinh mới

Phát hiện vụ sáp nhập bất thường của 2 hố đen

Các nhà khoa học phát hiện một vụ sáp nhập hố đen có khối lượng lớn gấp hơn 225 lần khối lượng Mặt trời vừa xảy ra.

Phát hiện vụ sáp nhập bất thường của 2 hố đen

Robot 'biết đau' như con người nhờ da nhân tạo

Bằng một lớp da nhân tạo, robot nay có thể cảm nhận môi trường giống như con người.

Robot 'biết đau' như con người nhờ da nhân tạo

Hệ thống đo sóng thần ngoài khơi Nhật Bản gặp sự cố

Hệ thống đo sóng thần này nằm ngoài khơi vùng Tokai, dọc theo rãnh Nankai - một khu vực được cảnh báo có nguy cơ cao xảy ra các siêu động đất.

Hệ thống đo sóng thần ngoài khơi Nhật Bản gặp sự cố

Não người có bị 'hết dung lượng' ghi nhớ không?

Không giống như máy tính hay điện thoại, bộ não con người không hoạt động theo cách lưu trữ giới hạn. Thay vì có số ô nhớ cố định, não bộ ghi nhớ bằng cách kết nối và kích hoạt lại mạng nơ ron trải khắp các vùng não.

Não người có bị 'hết dung lượng' ghi nhớ không?

Khánh Hòa tham vọng trở thành trung tâm công nghiệp bán dẫn, trí tuệ nhân tạo

Để tăng trưởng kinh tế 2 con số trong giai đoạn 2025 - 2030, Khánh Hòa đặt ra nhiều mục tiêu, trong đó sẽ trở thành một trong các trung tâm công nghiệp bán dẫn, trí tuệ nhân tạo, trung tâm dữ liệu quốc gia, khu vực.

Khánh Hòa tham vọng trở thành trung tâm công nghiệp bán dẫn, trí tuệ nhân tạo
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar