07/04/2025 13:52 GMT+7
Trở lại chủ đề

Động đất ở Myanmar san phẳng hàng thế kỷ lịch sử và văn hóa

Trận động đất làm rung chuyển phía bắc Myanmar vào tháng 3 đã phá hủy hàng trăm địa điểm Phật giáo và 50 thánh đường Hồi giáo - những yếu tố then chốt trong đời sống xã hội của quốc gia này.

Động đất ở Myanmar san phẳng hàng thế kỷ lịch sử và văn hóa - Ảnh 1.

Một bức tượng Phật nằm bị hư hại được chụp bên trong một ngôi chùa sau trận động đất ở Mandalay, Myanmar - Ảnh: REUTERS

Các ngôi đền tôn giáo ở Myanmar là biểu tượng của đức tin và lịch sử. Sau trận động đất 7,7 độ Richter vừa qua, nhiều người đang tự hỏi: liệu chúng có thể được dựng lại, hay vĩnh viễn biến mất?

Động đất ở Myanmar tàn phá các di tích

Theo National Geographic, trận động đất đã làm sụp đổ nhiều di tích lịch sử và tôn giáo trên khắp Myanmar. Tác động của thảm họa này lớn đến mức ngày 2-4, chính quyền quân sự Myanmar tuyên bố ngừng bắn 3 tuần nhằm tạo điều kiện phục hồi đất nước.

Tâm chấn nằm gần hai thành phố lịch sử Sagaing và Mandalay, khiến giới chuyên gia lo ngại về tác động hủy hoại các địa điểm tâm linh - những yếu tố vô cùng quan trọng, gìn giữ di sản văn hóa đất nước và đời sống tinh thần của cộng đồng dân cư Myanmar.

Các đền chùa, thánh đường Hồi giáo và tu viện ở Myanmar không chỉ đơn thuần là nơi hành lễ, giới chuyên gia nhấn mạnh. 

Mỗi cơ sở đều đóng những vai trò thiết yếu và đa dạng trong xã hội Myanmar, từ việc cung cấp giáo dục tiểu học, phát thuốc, chăm sóc người già, đến nuôi dưỡng trẻ mồ côi và người dân phải di tản vì chiến tranh.

"Thiệt hại đối với các địa điểm tôn giáo càng khiến cộng đồng thêm dễ bị tổn thương", Maitrii Aung-Thwin, phó giáo sư chuyên ngành lịch sử Myanmar và Đông Nam Á tại Đại học Quốc gia Singapore, lý giải.

Có thể phục dựng các công trình?

Việc tu sửa các công trình cổ là điều phức tạp, do chúng được xây bằng vật liệu xây dựng không có kết cấu chịu lực gia cố.

"Đáng tiếc, điều đó khiến chúng dễ bị hư hại khi động đất xảy ra. Các viên gạch xây không được liên kết như cách các tòa nhà hiện đại làm bằng thép và bê tông", Jared Keen, giám đốc kỹ thuật của Công ty kỹ thuật Beca khu vực châu Á - Thái Bình Dương, cho biết.

"Nếu một công trình bằng gạch bị hư hại một phần, vẫn có thể phục hồi và gia cố, nhưng quá trình gia cố thường rất phức tạp", ông nói thêm.

Những lo ngại tương tự cũng được Tamas Wells, điều phối viên Mạng lưới Nghiên cứu Myanmar tại Đại học Melbourne (Úc), đưa ra. 

"Thách thức cốt lõi trong việc phục dựng các địa điểm tôn giáo không chỉ nằm ở kỹ thuật xây dựng, mà còn là bối cảnh chính trị", Wells nói.

Nội chiến ở Myanmar có khả năng sẽ trì hoãn quá trình phục hồi các di tích bị hư hại. Lệnh ngừng bắn có thể là tia hy vọng le lói, nhưng việc phục dựng những quần thể tôn giáo vô giá này cũng sẽ cực kỳ gian nan do tình trạng nghèo đói, cơ sở hạ tầng yếu và sự bất ổn chính trị.

Những địa điểm tôn giáo và văn hóa Myanmar bị động đất tàn phá

Chùa Shwe Sar Yan

Được cho là có tuổi đời lên đến 1.000 năm, chùa Shwe Sar Yan là quần thể Phật giáo lớn, được trang trí bằng các bảo tháp và tượng Phật mạ vàng, nằm cách Mandalay khoảng 8km về phía đông nam.

Ni viện Sakyadhita

Cách Mandalay khoảng 8km về phía tây, một trong những ni viện lớn nhất Myanmar cũng bị tàn phá nặng nề sau động đất. Ni viện Sakyadhita Thilashin nổi tiếng với sứ mệnh trao quyền và giáo dục phụ nữ tại Myanmar.

Tu viện gạch Me Nu

Tu viện gạch Me Nu, còn gọi là Tu viện Maha Aung Mye Bom San, cũng chịu thiệt hại nặng nề. Dù không còn là nơi sinh hoạt tu hành trong nhiều năm gần đây, tu viện này vẫn là một di tích quan trọng và điểm thu hút du lịch nổi bật.

Hoa văn trang trí tinh xảo và mái nhiều tầng phản ánh thiết kế đặc trưng của các tu viện gỗ thuộc thời kỳ này, vốn đang nằm trong danh sách dự kiến để xét công nhận là Di sản UNESCO.

Tu viện Masoeyein mới

Tu viện Masoeyein mới ở Mandalay là nơi cộng đồng Phật tử địa phương quy tụ, cung cấp thực phẩm, chỗ ở, chăm sóc y tế và giáo dục tôn giáo cho hàng trăm tu sĩ.

Tu viện Masoeyein mới đặc biệt quan trọng, vì đây là trung tâm đào tạo Phật giáo có đẳng cấp tương đương một trường đại học. May mắn, mức độ thiệt hại tại đây không nghiêm trọng đến mức không thể phục hồi, và có thể hoạt động trở lại phần nào trong tương lai gần.

Myanmar sau thảm kịch

TTCT - Thảm họa động đất ở Myanmar, éo le thay, đã đưa đất nước này trở lại với sự chú ý của thế giới, sau khi hầu như rơi vào lãng quên từ sau vụ chính biến ngày 1-2-2021 của giới quân nhân.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Lần đầu tiên chủ trì buổi đọc kinh, Giáo hoàng Leo XIV kêu gọi 'ngừng chiến tranh'

Giáo hoàng Leo XIV kêu gọi nguyên thủ các nước chấm dứt chiến tranh trong lần đầu tiên chủ trì buổi đọc kinh Truyền tin chủ nhật trong vai trò người đứng đầu Giáo hội Công giáo.

Lần đầu tiên chủ trì buổi đọc kinh, Giáo hoàng Leo XIV kêu gọi 'ngừng chiến tranh'

Idecaf đem màu sắc Hàn Quốc vào Ngày xửa ngày xưa hè 2025

Chuẩn bị khởi động cho mùa kịch hè 2025, Nhà hát kịch Idecaf vừa tung ra tạo hình các nhân vật trong chương trình Ngày xửa ngày xưa số 36.

Idecaf đem màu sắc Hàn Quốc vào Ngày xửa ngày xưa hè 2025

Với giới làm sách, Nguyễn Nhật Ánh là 'con gà đẻ trứng vàng'

Đông đảo độc giả đã đến Đường sách TP.HCM từ sớm để chờ đợi buổi giao lưu cùng nhà văn Nguyễn Nhật Ánh về hành trình sáng tác của ông.

Với giới làm sách, Nguyễn Nhật Ánh là 'con gà đẻ trứng vàng'

Kagurabachi - hiện tượng manga thời đại mới

Kagurabachi - bộ manga của tác giả Takeru Hokazono - đã gây bão mạng xã hội ngay cả trước khi chương đầu tiên được phát hành.

Kagurabachi - hiện tượng manga thời đại mới

Tôn trí vĩnh viễn xá lợi trái tim Bồ tát Thích Quảng Đức ở tháp cao 63 mét tại Việt Nam Quốc Tự

Hàng trăm phật tử, người dân tham dự buổi lễ cung thỉnh xá lợi trái tim Bồ tát Thích Quảng Đức vào tôn trí tại tháp Đa Bảo ở Việt Nam Quốc Tự.

Tôn trí vĩnh viễn xá lợi trái tim Bồ tát Thích Quảng Đức ở tháp cao 63 mét tại Việt Nam Quốc Tự

Hậu trường tại Truyền hình Quốc phòng hôm phát trực tiếp lễ duyệt binh Ngày Chiến thắng của Nga

Một ngày sau lễ duyệt binh Ngày Chiến thắng trong chiến tranh vệ quốc vĩ đại diễn ra ở Nga ngày 9-5, dư âm vẫn còn nguyên vẹn trong lòng ông Vũ Mạnh Cường.

Hậu trường tại Truyền hình Quốc phòng hôm phát trực tiếp  lễ duyệt binh Ngày Chiến thắng của Nga
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar