16/04/2025 13:45 GMT+7
Trở lại chủ đề

Lễ hội Thingyan và chiếc bánh Mun Lone Yay Paw của người Myanmar

Người đàn ông dùng xe đẩy chở hai con đi loanh quanh, để chúng có thể tham gia trò chơi té nước với bọn nhóc trên đường hoặc trong xóm chợ. Bọn trẻ có thể chưa biết nỗi buồn thế sự nên cần được hưởng chút niềm vui lễ lạt.

myanmar - Ảnh 1.

Người cha đưa các con đi dạo quanh phố chợ - Ảnh: TRẦN NGỌC SINH

"Chiến tranh hoặc thiên tai không có trong suy nghĩ trẻ con, hoặc ít ra chúng cũng nên được che chở khỏi những vấn đề nhức nhối của người lớn" - đó là lời chia sẻ của anh Ko Naing, một cư dân của thành phố Yangon (Myanmar).

Năm đầu tiên sau khi UNESCO công nhận Lễ hội Thingyan là di sản văn hóa phi vật thể của thế giới, người Myanmar lẽ ra có một lễ hội xứng đáng để ăn mừng sự kiện, nhưng họ lại chỉ ngồi nhà, nhớ lại những kỳ Thingyan vui vẻ trong quá khứ.

Lễ hội Thingyan và chiếc bánh Mun Lone Yay Paw của người Myanmar - Ảnh 2.

Chùa Shwedagon ở Yangon là chốn hành hương thiêng liêng của người Myanmar

Trung tâm thành phố Yangon, đường xá vắng lặng, không một rạp che nào được dựng lên để phục vụ trò chơi té nước. Ngay cả sân khấu hoành tráng phía trước hội trường thành phố do chính quyền dựng lên như thông lệ hằng năm, cũng bị tháo gỡ sau thảm họa động đất Sagaing hôm 28-3.

Lác đác vài căn lều bạt được lắp đặt nhanh để các tổ chức từ thiện phân phát thức ăn, quà bánh cho người nghèo.

Lễ hội trên đường phố với những cảnh tạt nước hấp dẫn kèm theo ca hát nhảy múa đang trở nên xa xỉ đối với một xứ sở chưa tìm thấy bình yên. Mặc dù chẳng ai cấm cản và một số người có thể mang các vòi nước, bình xịt ra đường để vui chơi nhưng nếu làm vậy họ sẽ cảm thấy tổn thương hơn mà thôi.

"Chúng tôi buồn khi đất nước đang chiến tranh, lại chứng kiến thảm họa động đất ở miền trung đất nước khiến bốn ngàn người chết" - bà Phyu Phyu Thant, một cô giáo đã về hưu ở Yangon nói vậy.

Tuy nhiên gia đình bà vẫn đón Thingyan tại nhà theo nghi thức truyền thống. 

Họ mua bình gốm mới, đặt vào đó những nhành hoa lá rồi để trước nhà, và chuẩn bị vật phẩm cúng dường Tam bảo.

Những ngày này, gia đình sum họp, người trẻ thể hiện lòng hiếu kính bằng các việc nhỏ nhặt như cắt tóc, cắt móng tay móng chân cho ông bà. Những cụ cao tuổi không có cháu chắt sẽ được thanh niên trong khu phố làm thay.

myanmar - Ảnh 4.

Hoa Padauk là quốc hoa Myanmar, nở rộ trong kỳ Lễ hội Thingyan

Người lớn thì ngồi trước sân nhà nhìn trẻ con bắn súng nước với nhau. Nhiều gia đình bày biện làm món bánh Mun Lone Yay Paw (nghĩa là "bánh nếp nổi") như một phần việc trước thềm năm mới.

Bánh được làm bằng bột gạo nếp, thoạt đầu được vo tròn cỡ viên bi, rồi ép bẹp, đặt vào giữa một miếng đường thốt nốt làm nhân, rồi lại vo tròn, cho vào nồi nước đang sôi, luộc chín. Khi luộc, bánh nổi lềnh bềnh trên mặt nước, nên được gọi là bánh nếp nổi.

Một trò nghịch ngợm được ngấm ngầm chờ đợi trong khi làm bánh: thay vì cho một miếng đường thốt nốt làm nhân, ai đó có thể lén đặt vào một nhúm ớt thật cay. Và chỉ người làm mới biết. Mỗi đợt luộc, vớt ra vài ba chiếc bánh, sẽ "giả bộ" kêu người bạn bên cạnh ăn thử xem chín chưa và ngon không, thì trời đất ơi, nó cay chịu không thấu.

myanmar - Ảnh 5.

Cùng nhau làm bánh Mun Lone Yay Paw chào đón năm mới

Bánh Mun Lone Yay Paw khi đã làm xong tất cả được đặt trên những chiếc dĩa, hoặc mảnh lá chuối, thả lên trên một ít cọng dừa nạo, rồi sắp xếp, gói ghém lại cho đẹp. Người trong nhà, trong xóm chia sẻ với nhau và cùng mời khách qua đường chung vui.

Cặp đôi Kyaw Phyo và Su Su là bạn học và ở chung xóm, suốt nhiều năm, họ ngồi bên nhau làm bánh Mun Lone Yay Paw, mỗi khi đến Lễ hội Thingyan. Hầu như năm nào Su Su cũng đánh lừa được Kyaw Phyo, để cậu ta phải ăn chiếc bánh cay xé họng. Thế rồi tình bạn chuyển thành yêu.

Họ cưới nhau năm ngoái, lễ cưới chưa tròn năm thì ngay trước kỳ nghỉ Thingyan này, Kyaw Phyo có tên trong bảng niêm yết danh sách đi lính do chính quyền địa phương gởi xuống. Nghĩa là sau kỳ nghỉ này, Kyaw Phyo phải vào quân đội.

"Chúng tôi chẳng có chỗ nào để đi cả. Phải chi tôi có thể đào một cái hầm trong nhà mình để trốn", Kyaw Phyo thì thào "để cô ấy ở lại một mình, thật tội".

Thingyan năm nay không chỉ Kyaw Phyo - mà rất nhiều thanh niên hầu như chỉ dành thời gian để nghĩ suy, sắp xếp lại cuộc sống gia đình.

Mặc dù cũng cười đùa trong khi làm bánh, nhưng họ không thể giấu được nỗi lo lắng, vì chỉ còn ít ngày nữa thôi, là đợt tuyển quân tuần thứ mười ba của chính quyền quân sự bắt đầu được thực thi, chỉ là chưa biết chính xác ngày nào. 

Kyaw Phyo nói chuyện, trong khi cô vợ vừa qua tuổi đôi mươi của anh đang vớt những chiếc bánh cuối cùng ra khỏi nồi nước nóng.

Không biết trong đó có chiếc bánh nào chứa đầy nhân ớt như những chiếc bánh cô từng dành cho người bạn năm xưa, mà bây giờ là người chồng, đang nhìn cô đầy vẻ âu yếm hay không.

myanmar - Ảnh 6.

Đường phố ở Yangon vắng lặng trong những ngày Thingyan 2025

myanmar - Ảnh 7.

Người dân đang bày tỏ lòng tôn kính trước tôn tượng Phật

Khi kim đồng hồ dừng lại ở Mandalay

Tháp đồng hồ ở thành phố Mandalay sụp đổ, kim chỉ giờ dừng lại vĩnh viễn 12h53 hôm 28-3-2025, như là một trong những hình ảnh biểu tượng về trận động đất ngày đó.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Loay hoay xin việc sau tốt nghiệp - Kỳ 4: Cất bằng chuyên môn để tạm có việc kiếm tiền

Không ít sinh viên ra trường tạm cất tấm bằng cử nhân vào tủ, chọn làm công việc quen thuộc từ thời sinh viên để trang trải cuộc sống.

Loay hoay xin việc sau tốt nghiệp - Kỳ 4: Cất bằng chuyên môn để tạm có việc kiếm tiền

Loay hoay xin việc sau tốt nghiệp - Kỳ 3: Khi bằng cấp chưa là đáp số cuối cùng

Ra trường với tấm bằng tốt nghiệp bao năm đèn sách, ai cũng mong tìm được việc ổn định, lương khá. Tuy nhiên thực tế không như mơ, nhiều bạn đối mặt với sự thất vọng khi liên tục bị từ chối hoặc nhận mức lương không như mong muốn.

Loay hoay xin việc sau tốt nghiệp - Kỳ 3: Khi bằng cấp chưa là đáp số cuối cùng

Nghề 'câu chơi, trúng thật' ở Đà Nẵng

Trên những con thuyền tròng trành, các ngư dân làm nghề câu ở Đà Nẵng chọn khoảng trời tự do của riêng mình.

Nghề 'câu chơi, trúng thật' ở Đà Nẵng

Loay hoay xin việc sau tốt nghiệp - Kỳ 2: Bí quyết ra trường có việc ngay là lăn lộn từ sớm?

Thị trường lao động ngày càng cạnh tranh khiến nhiều sinh viên không còn chờ đến khi tốt nghiệp mới tìm việc làm.

Loay hoay xin việc sau tốt nghiệp - Kỳ 2: Bí quyết ra trường có việc ngay là lăn lộn từ sớm?

Loay hoay xin việc sau tốt nghiệp - Kỳ 1: 'Tôi tốt nghiệp loại giỏi nhưng sao khó xin việc vậy?'

Cầm bằng cử nhân loại giỏi nhưng nhiều sinh viên vẫn loay hoay xin việc. Họ ngại, sợ và bắt đầu mất niềm tin sau nhiều lần bị từ chối.

Loay hoay xin việc sau tốt nghiệp - Kỳ 1: 'Tôi tốt nghiệp loại giỏi nhưng sao khó xin việc vậy?'

Vớt rác thải nhựa, ngày đêm bảo vệ viên ngọc xanh Lan Hạ

Nhóm tình nguyện viên yêu biển cùng nhau lên thuyền, xắn tay áo vớt từng bao rác thải bằng trái tim nhiệt huyết cho hành động ý nghĩa.

Vớt rác thải nhựa, ngày đêm bảo vệ viên ngọc xanh Lan Hạ
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar