TTCT - Lẽ ra đội ngũ bác sĩ và bảo hiểm y tế (BHYT) phải là những người sát cánh bên nhau giúp bệnh nhân được điều trị tốt hơn, chứ không nên xung đột như thời gian qua. Người thầy thuốc cần thời gian cho bệnh nhân thay vì ám ảnh nỗi sợ "xuất toán". Bác sĩ với tư cách là người trực tiếp điều trị cho bệnh nhân, là người có chuyên môn cao nhất trong khi điều trị cho bệnh nhân nên họ hiểu và cập nhật những kiến thức mới nhất trong điều trị để đạt kết quả cao nhất. Kiến thức y khoa không bao giờ dừng lại, hằng năm các hội chuyên khoa nước ngoài có uy tín đều có bản cập nhật các hướng dẫn điều trị cho một bệnh nào đó. Nhưng cuối các bản hướng dẫn đều ghi các hướng dẫn trên mang tính chung nhất, bác sĩ sẽ là người quyết định phương cách điều trị tốt nhất cho bệnh nhân. Ở Việt Nam, vai trò của các hội chuyên khoa quá yếu và không có tiếng nói mạnh mẽ với Bộ Y tế, nên gần như họ không thể khuyến cáo gì với BHYT hay Bộ Y tế. Các phác đồ điều trị do bộ chấp bút soạn thảo vẫn không đáp ứng đủ cho tất cả các bệnh, nhưng trong nhiều trường hợp bộ vẫn vội vàng ra quy định. Ví dụ, thông tư 40 về việc sử dụng thuốc nhằm chuẩn hóa việc sử dụng thuốc khiến giới thầy thuốc phản ứng trong thời gian qua. Mặt khác, sự khác biệt về danh từ y khoa, từ ngữ vùng miền khiến các chỉ định hay tên các phương pháp điều trị không giống nhau, nên mới xảy ra việc cười ra nước mắt. Bác sĩ bị kẹt giữa một bên là áp dụng kiến thức mới điều trị cho bệnh nhân, một bên là các quy định không được cập nhật. Nhân viên BHYT tuy là bác sĩ nhưng từ lâu họ không trực tiếp điều trị cho bệnh nhân, làm việc cứng nhắc nên nhiều khi chỉ thấy dùng từ sai là tự động xuất toán. Dĩ nhiên việc chi trả theo kiểu theo từng dịch vụ như hiện nay là vấn đề lớn cho lực lượng BHYT vốn mỏng và không theo kịp sự phát triển của các kỹ thuật y khoa. Nhưng rất tiếc có quá ít cơ hội cho BHYT và bác sĩ ngồi lại với nhau để lắng nghe nhau, nên mới xảy ra cơ sự. BHYT và Bộ Y tế đã quá vội vàng khi mong muốn trong một thời gian ngắn tất cả các chẩn đoán, cận lâm sàng, phương pháp điều trị phải được chuẩn hóa đến BHYT, có thể theo đó chi trả và tránh được việc lạm dụng kỹ thuật y khoa. Từ phần mềm y khoa đến phác đồ điều trị đều có vấn đề khi áp dụng, khiến sự xung đột ngày càng tăng. Quyền được xuất toán của BHYT đang là vấn đề lớn. Việc quy định kiểm ngẫu nhiên một hồ sơ, sau đó nhân lên để xuất toán, hoặc sai một chi tiết xuất toán cả hồ sơ... không giải quyết những vấn đề của BHYT, mà còn đào sâu ngăn cách giữa bác sĩ và BHYT. Cần phải có quy định hạn chế sự xuất toán của BHYT. Lỗi mức nào thì sẽ xuất toán, lỗi như thế nào thì phải chấp nhận trong tình hình mọi thứ còn hỗn độn như hiện nay.■ Tags: Bảo hiểm y tếBảo hiểm và y tế
Tuổi Trẻ Cuối Tuần số 26-2025: Muốn biết kinh tế ra sao, hãy hỏi người tiêu dùng TTCT 10/07/2025 384 từ
Vụ cháy cư xá Độc Lập: Chập điện từ dây điện dẫn ra máy sấy đồ, tủ lạnh ngoài sân CHÂU TUẤN 10/07/2025 Công an TP.HCM xác định nguyên nhân ban đầu vụ cháy tại cư xá Độc Lập là do chập điện từ dây dẫn nối thiết bị máy sấy quần áo và tủ lạnh, được đặt ngoài khu vực sân.
Ông Trump khen tiếng Anh của tổng thống Liberia: 'Ngài học ở đâu mà nói hay vậy?' HÀ ĐÀO 10/07/2025 Lời khen của Tổng thống Trump dành cho người đồng cấp Liberia về khả năng nói tiếng Anh gây ra nhiều ý kiến trái chiều, khi tiếng Anh vốn là ngôn ngữ chính thức tại Liberia.
Iran hành quyết gián điệp? LIÊN AN 10/07/2025 Hình ảnh nghi Iran xử tử gián điệp gây chú ý, giữa chiến dịch truy quét tình báo Israel quy mô lớn của Tehran.
Đường trùng tên ở TP.HCM tăng mạnh sau sáp nhập PHƯƠNG NHI 10/07/2025 TP.HCM đang có nhiều tuyến đường trùng tên, gây khó khăn trong quản lý và sinh hoạt. Các chuyên gia đề xuất giải pháp, nhấn mạnh cần hạn chế ảnh hưởng đến người dân.