05/06/2017 09:56 GMT+7

Cần uống đủ nước trong những ngày hè nóng bức

 BS HOÀNG THANH SƠN
BS HOÀNG THANH SƠN

TTO - Nước chiếm một tỉ lệ lớn trong cơ thể, nên dễ dàng giữ cho thân nhiệt chỉ dao động trong giới hạn hẹp khi nhiệt độ của môi trường sống thay đổi.

Chỉ là uống nước nhưng hiệu quả phòng bệnh lại vô cùng cao - Ảnh: Quang Định

Nước chiếm tới 60-70% trọng lượng cơ thể. Ở bào thai và trẻ em tỉ lệ này còn cao hơn nữa. Người trưởng thành bình thường nặng 50kg, chứa tới 29-32kg nước.

Con người có thể nhịn ăn một vài ngày, thậm chí một vài tuần nhưng không thể thiếu nước. Một người chỉ cần mất 5-10% nước đã coi như mất nước trầm trọng và khi mất đến 15-20% là coi như hết hi vọng cứu chữa.

Nước trong cơ thể tồn tại dưới 2 dạng là nước “tự do” là thành phần của máu, bạch huyết, dịch não tủy...

Nước “liên kết” là nước bị giữ xung quanh những phân tử chất hữu cơ lớn như protid, glucid. Mỗi gam protid hoặc glucid giữ 3 gam nước.

Thiếu nước, thể tích của các phân tử protid và glucid giảm đi, tế bào không giữ được hình dạng bình thường, trọng lượng cơ thể giảm, da nhăn nheo. Do đó nước còn làm giảm độ quánh của máu, giúp cho máu tuần hoàn dễ dàng.

Nước được bài tiết ra khỏi cơ thể vừa có ý nghĩa đối với quá trình chuyển hóa nước và chức năng bài tiết của cơ thể.

Mỗi ngày, người trưởng thành cần 35 gam nước cho 1kg thể trọng. Nhu cầu nước của trẻ em cao gấp 3-4 lần. Trung bình mỗi người cần 6-8 cốc nước/ngày (tương đương 1,5 lít).

Nước đưa vào cơ thể dưới dạng thức ăn và đồ uống (nước chín, nước canh, nước trái cây, nước trong thực phẩm, nước ngọt, cà phê, trà...).

Nếu để thiếu nước, cơ thể có thể phát sinh các bệnh, bởi trong điều kiện bình thường, chuyển hóa nước được điều hòa chặt chẽ, số lượng nước đưa vào hằng ngày luôn cân bằng với số lượng nước bài tiết ra khỏi cơ thể.

Cân bằng này khiến trọng lượng cơ thể của người trưởng thành luôn ổn định trong một thời gian dài. Nước vào cơ thể chủ yếu qua ống tiêu hóa.

Uống thiếu nước gây các rối loạn chuyển hóa và kém hấp thu, biểu hiện khô miệng, nước bọt quánh dẫn đến ăn không ngon, khó nuốt, chán ăn, trẻ em thì ăn không tiêu, thường nôn trớ, táo bón, biếng ăn.

Đối với tuổi dậy thì dễ mắc bệnh ngoài da, viêm lỗ chân lông, trứng cá... Ngoài ra, thiếu nước ở người lớn có thể dẫn đến sỏi bàng quang, sỏi thận.

Chính vì vậy, để phòng tránh tình trạng thiếu nước, đặc biệt là trong mùa hè nắng nóng, cần quan tâm uống đủ nước theo nhu cầu hằng ngày, đặc biệt đối với người cao tuổi và trẻ em, không nên để thiếu nước đến khi thấy khát mới uống.

BS HOÀNG THANH SƠN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Phòng khám bị 'bóc phốt' tại Quy Nhơn chưa cung cấp đủ thông tin cho cơ quan chức năng

Sở Y tế tỉnh Gia Lai cho hay Phòng khám đa khoa Phượng Đạt chưa cung cấp đầy đủ thông tin cho sở liên quan tố giác 'chặt chém' người bệnh.

Phòng khám bị 'bóc phốt' tại Quy Nhơn chưa cung cấp đủ thông tin cho cơ quan chức năng

Bảo hiểm trả tiền khám dịch vụ, còn vướng gì?

Tin có thêm một bệnh viện quốc tế mở rộng áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế cho người bệnh đến khám chữa bệnh kể từ đầu tháng 7 gây chú ý, dù chuyện này không mới.

Bảo hiểm trả tiền khám dịch vụ, còn vướng gì?

Trái cây, rau củ màu đỏ thật sự tốt cho tim?

Bài đăng trên Instagram khẳng định ăn trái cây và rau củ màu đỏ như dưa hấu, dâu, củ dền, mâm xôi, cà chua và anh đào sẽ tốt cho tim.

Trái cây, rau củ màu đỏ thật sự tốt cho tim?

5 người được hồi sinh nhờ nghĩa cử hiến tạng

Năm con người, năm số phận đã được hồi sinh từ một quyết định giàu tình người của gia đình người hiến.

5 người được hồi sinh nhờ nghĩa cử hiến tạng

Báo động người trẻ mắc bệnh đái tháo đường

Nếu trước đây khi nhắc đến bệnh đái tháo đường, nhiều người thường nghĩ đến người cao tuổi, trung niên.

Báo động người trẻ mắc bệnh đái tháo đường

Uống nhiều nước ép cà rốt, coi chừng vàng da, ngộ độc

Cà rốt được biết đến là một loại rau củ có nhiều lợi ích cho sức khỏe với các thành phần chính như beta-carotene, vitamin A, các chất chống oxy hóa và chất xơ. Thế nhưng, nếu sử dụng quá nhiều loại rau củ này cũng gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

Uống nhiều nước ép cà rốt, coi chừng vàng da, ngộ độc
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar