08/05/2017 15:50 GMT+7

​Những lưu ý giúp trẻ tránh suy giảm tuần hoàn vì mất nước

Nguồn: Thông tấn xã Việt Nam
Nguồn: Thông tấn xã Việt Nam

Với trẻ nhỏ, nước giữ một vai trò rất quan trọng, thiếu nước có thể dẫn đến táo bón, suy giảm tuần hoàn, thậm chí có thể tử vong nếu mất nước nặng trong các trường hợp tiêu chảy cấp.

Trẻ từ 10 tuổi trở lên cần uống 2 - 2,5 lít nước/ngày

Trong cơ thể chúng ta, nước chiếm từ 60 - 70%, điều này chứng tỏ nước rất cần thiết đối với sức khoẻ; tất cả các phản ứng, các quá trình chuyển hoá trong cơ thể đều cần nước và nước giúp đào thải các chất độc hại ra ngoài cơ thể qua nước tiểu, mồ hôi...

Riêng đối với trẻ em, nước lại càng quan trọng, thiếu nước có thể khiến trẻ bị suy giảm tuần hoàn, thậm chí có thể tử vong nếu mất nước nặng trong các trường hợp tiêu chảy cấp. Thiếu nước cũng là nguyên nhân gây chứng táo bón ở trẻ em, một chứng bệnh rất hay gặp.

Mùa nào cơ thể cũng cần nước, nhưng mùa hè thì nhu cầu nước tăng hơn do mất nhiều mồ hôi để cơ thể điều hòa nhiệt chống nóng.

Để tránh thiếu nước cho trẻ trong ngày hè, các bậc cha mẹ cần chủ động bổ sung nước đủ cho trẻ, tránh tình trạng để trẻ khát mới cho uống vì khi đó cơ thể đã bắt đầu thiếu nước.

Cụ thể, trẻ từ 10 tuổi trở lên cần uống lượng nước tương tương như người lớn là 2 - 2,5 l/ngày.

Với trẻ > 1 tuổi, nặng 10 kg thì cần 1 lít nước/ngày (kể cả sữa). Nếu trẻ > 10 kg thì các bậc cha mẹ có thể ước tính lượng nước hàng ngày cho trẻ theo công thức:

Lượng nước uống (ml) = 1.000 ml + n x 50(ml) (n = số kg của trẻ - 10)

Ví dụ, trẻ nặng 13 kg cần: 1.000 ml + (13-10) x 50 ml = 1.150 ml, nếu trẻ uống được 500 ml sữa thì số nước cần bổ sung là: 1.150 – 500 = 650 ml

Đối với trẻ 6 - 12 tháng, nhu cầu nước là 100 ml/kg/ngày (kể cả sữa). Ví dụ, trẻ nặng 8 kg thì cần 800 ml nước/ngày; nếu trẻ uống được 600 ml sữa rồi thì cần bổ sung 200 ml/ngày dưới dạng nước đun sôi để nguội hoặc nước quả tươi, nước rau luộc…

Riêng trẻ nhỏ dưới 6 tháng mà bú mẹ hoàn toàn hoặc ăn sữa bột công thức pha đúng theo tỉ lệ hướng dẫn trên hộp sữa thì không cần cho trẻ uống nước. Tuy nhiên, nếu trẻ bị ra nhiều mồ hôi khi bị còi xương, hoặc đi ngoài phân táo bón thì cũng có thể cho trẻ uống thêm từ 100 – 200 ml/ngày.

Nên uống nước 10 phút trước ăn hoặc 1 giờ sau ăn

Chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, 5 phút sau khi uống là nước đã rời khỏi dạ dày, vì vậy chỉ nên uống nước mười phút trước khi ăn hoặc một giờ sau khi ăn chứ không nên uống ngay sau hoặc trong khi ăn.

Uống trong khi ăn sẽ hòa loãng và mau đưa dịch vị dạ dày xuống ruột, khiến cho sự tiêu hóa khó khăn. Hơn nữa vừa uống vừa ăn, ta sẽ nuốt món ăn chưa được nhai kỹ không tốt cho tiêu hóa và sự hấp thu.

Bên cạnh đó, uống nước nên chia làm nhiều lần trong ngày chứ không nên uống một lần quá nhiều. Ngay cả khi khát nước cũng không nên uống quá nhiều một lúc, tốt nhất nên uống từ từ từng ngụm một để cho nước có thời gian thấm qua thành ruột vào mạch máu và thỏa mãn nhu cầu khát của một cơ thể bị thiếu nước.

Nước uống có thể là nước máy đun sôi để nguội, nước lọc, nước ép trái cây, nước ép rau củ… đều có thể dùng được hàng ngày. Để đảm bảo sức khỏe chúng ta nên tự đun sôi nước sạch để nguội uống hàng ngày, nếu uống nước đóng chai thì phải chọn các hãng có uy tín trên thị trường.

Các bậc cha mẹ cũng cần lưu ý, tuyệt đối không cho trẻ uống cà phê, các loại nước tăng lực.

Nước ngọt có ga cần hạn chế sử dụng vì có thể gây thừa cân béo phì, hoặc đầy bụng biếng ăn ở trẻ em vì cung cấp calo rỗng.

Các loại nước ép quả công nghiệp cũng có nhiều đường, hàm lượng chất khoáng và vitamin ít không tốt cho sức khoẻ, uống nhiều dẫn đến thừa cân - béo phì.

Với nước khoáng, loại nước uống chứa các chất khoáng như natri, kali, canxi, magie… nên cần lưu ý khi sử dụng, nhất là trẻ nhỏ.

Đặc biệt, không được dùng nước khoáng có chứa hàm lượng khoáng cao để pha sữa, chức năng thận của trẻ còn yếu không đào thải được chất khoáng dư thừa ra khỏi cơ thể nên sẽ bị tích lũy lại, gây rối loại nhịp tim, tăng huyết áp…

Nguồn: Thông tấn xã Việt Nam

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Cảnh báo bệnh ban xuất huyết Schonlein - Henoch gây biến chứng thận nguy hiểm ở trẻ em

Khi trẻ bị phát ban xuất huyết Schonlein - Henoch, dù đã hết ban, tổn thương thận vẫn có thể âm thầm phát triển gây biến chứng nguy hiểm.

Cảnh báo bệnh ban xuất huyết Schonlein - Henoch gây biến chứng thận nguy hiểm ở trẻ em

Bị thanh gỗ đâm vào chân khi đá bóng, một trẻ 7 tuổi nhập viện nguy kịch

Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương vừa tiếp nhận bệnh nhi L.T.M. (7 tuổi, ở Hà Giang) trong tình trạng nguy kịch, co giật, môi tím tái và suy hô hấp.

Bị thanh gỗ đâm vào chân khi đá bóng, một trẻ 7 tuổi nhập viện nguy kịch

Lần đầu tiên Việt Nam ghép thành công tim nhân tạo bán phần thế hệ 3

Sáng 12-4, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 vừa thực hiện thành công ca ghép tim nhân tạo bán phần thế hệ thứ 3 lần đầu tiên tại Việt Nam.

Lần đầu tiên Việt Nam ghép thành công tim nhân tạo bán phần thế hệ 3

Về Cao Lãnh ngắm sen hồng nở rộ giữa lòng thành phố

Khoảng một tuần nay, nhiều tuyến đường tại trung tâm TP Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp hoa sen nở rực rỡ khiến người dân đi đường thích thú ngắm nhìn, khách du lịch trầm trồ khen ngợi.

Về Cao Lãnh ngắm sen hồng nở rộ giữa lòng thành phố

Viên đạn súng bắn chim bị 'quên' trong hốc mũi bé trai

Một bé trai bị đau, cộm, thường chảy nước mũi, sờ mũi thấy có vật cứng nên đến bệnh viện kiểm tra, các bác sĩ phát hiện viên đạn của súng bắn chim trong hốc mũi.

Viên đạn súng bắn chim bị 'quên' trong hốc mũi bé trai

Tắc ruột vì dày đặc mảnh xương nhỏ sau khi ăn rắn bông súng hầm sả

Ngày 5-4, thông tin từ Bệnh viện Đa khoa TP Cần Thơ cho biết vừa phẫu thuật cho một trường hợp tắc ruột khá hy hữu. Một nữ bệnh nhân bị đau bụng tắc ruột do dày đặc mảnh xương rắn nhỏ li ti.

Tắc ruột vì dày đặc mảnh xương nhỏ sau khi ăn rắn bông súng hầm sả
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar