23/12/2023 15:45 GMT+7
Trở lại chủ đề

Cái đẹp và cái chết trong thế giới của Kawabata Yasunari

“Ngay cả khi ở trong những khoảnh khắc hạnh phúc, đẹp đẽ nhất thì ta vẫn phải chứng kiến những cái chết xung quanh”, nhà nghiên cứu Nhật Chiêu nhận xét về đoạn kết trong tác phẩm Người đẹp ngủ mê của nhà văn Kawabata Yasunari.

Dịch giả Quế Sơn (trái) và nhà nghiên cứu Nhật Chiêu (giữa) chia sẻ trong tọa đàm - Ảnh: HỒ LAM

Dịch giả Quế Sơn (trái) và nhà nghiên cứu Nhật Chiêu (giữa) chia sẻ trong tọa đàm - Ảnh: HỒ LAM

Sáng 22-12, tại Đường sách TP Thủ Đức diễn ra buổi trò chuyện cùng nhà văn, nhà nghiên cứu Nhật Chiêu và dịch giả Quế Sơn với chủ đề Những thể nghiệm nhân sinh trong tác phẩm Kawabata Yasunari. 

Cuộc trò chuyện xoay quanh các tác phẩm tiêu biểu của nhà văn Kawabata Yasunari như: Nhật ký tuổi mười sáu, Cô vũ nữ xứ Izu, Xứ tuyết... 

Trong đó, tiêu biểu nhất là Người đẹp ngủ mê, quyển sách đã giúp nhà văn trở thành tiểu thuyết gia người Nhật đầu tiên giành giải Nobel Văn học.  

Cái đẹp văn chương cứu vớt nhân sinh

Nhà nghiên cứu Nhật Chiêu nhận định rằng trong các tác phẩm của Kawabata Yasunari, Người đẹp ngủ mê được xem là cuốn tiểu thuyết đẫm chất u huyền nhất. 

Cuốn sách là những suy tư của ông già Eguchi với những cô gái trẻ vô danh, khỏa thân, đang say ngủ bên cạnh ông nhưng không hề có sự đụng chạm thân thể hay một cuộc trò chuyện nào xảy ra. Họ không biết gì về ông và ông cũng không biết gì về họ. 

Tác phẩm Người đẹp ngủ mê của Kawabata Yasunari - Ảnh: HỒ LAM

Tác phẩm Người đẹp ngủ mê của Kawabata Yasunari - Ảnh: HỒ LAM

"Người đẹp ngủ mê  có đề tài kỳ lạ. Nếu nhà văn không biết cách kể, người đọc không hiểu về văn hóa Nhật thì sẽ thấy nó dung tục ngay", ông Nhật Chiêu nói. 

Dịch giả Quế Sơn thì ấn tượng với cách nhà văn người Nhật mô tả vẻ đẹp của hoa trà trong sách. 

Hoa trà sớm nở tối tàn, mỏng manh. Nhưng chính vì vậy mà theo ông, nhiều người đã mê mẩn loài hoa này.

"Nhà văn đã để cho nhân vật ông già, người đã qua hơn một nửa đời người, có khoảng lặng để thưởng thức vẻ đẹp phù du của hoa trà trước khi nó tàn. 

Nhưng hoa tàn rồi sẽ lại nở. Con người cũng giống như hoa, mất rồi thì sẽ tái sinh", ông Sơn nêu cảm nghĩ của mình.

Nhiều ý kiến cho rằng tác phẩm của nhà văn người Nhật đã thể hiện cái đẹp ở trong cả những điều nhỏ nhất như thế.  

Khi đọc diễn từ Nobel, Kawabata Yasunari đã nói rằng: "Tôi đến từ cái đẹp của Nhật Bản". 

"Cái đẹp thì luôn có quanh ta nhưng khám phá ra nó và cứu vớt nó khỏi những trần luân lại là chuyện của mỗi người. 

Kawabata Yasunari suốt đời theo đuổi lý tưởng cái đẹp và nhân sinh có thể cứu vớt lẫn nhau dù cuộc đời ông ngập tràn những đau buồn khi chứng kiến không ít sự ra đi của những người mà mình yêu thương nhất", ông Chiêu chia sẻ. 

Văn của Kawabata Yasunari còn là gương soi

Theo ông Nhật Chiêu, nghệ thuật của Kawabata Yasunari có thể được mệnh danh là chiếc gương soi của cái đẹp. 

Ông nhận xét: "Thẩm mỹ quan của Kawabata, từ ánh nhìn đầu tiên đến cuối cùng, vẫn là soi chiếu thế giới vào một tấm gương kỳ diệu và sự thật được phản chiếu sẽ đẹp hơn bản thân sự vật". 

Hình ảnh của chiếc gương xuất hiện rất nhiều lần trong tác phẩm của nhà văn người Nhật, đặc biệt trong Thủy NguyệtXứ tuyết, được xem như là biểu tượng của góc nhìn ấy.

Dịch giả Quế Sơn chia sẻ ông đã từng dịch 5 cuốn sách liên quan đến các giác quan của con người. Trong đó, nổi bật nhất là tiểu thuyết Lụa thể hiện xúc giác. Còn ở tác phẩm Người đẹp ngủ mê có khứu giác, xúc giác nhưng cái chính vẫn là thị giác. 

Tác giả Kawabata đã miêu tả chân thực cái nhìn của nhân vật ông già Eguchi qua những ngôn từ tinh tế và gợi cảm nhất.

Kawabata Yasunari (1899-1972) là tiểu thuyết gia người Nhật đầu tiên và người châu Á thứ ba đoạt Giải Nobel văn học (1968).

Nhà văn viết cuốn sách Người đẹp ngủ mê vào lúc ông đã 62 tuổi. Tác phẩm dựa trên một kịch bản sân khấu kabuki với nhan đề Những mỹ nữ của Eguchi, công diễn khoảng thế kỷ XVII ở Nhật Bản.

Đôi mắt mùa xuân - một truyện ngắn của tác gia Nobel Kawabata Yasunari

TTCT - 'Đôi mắt mùa xuân' và 'Tâm sự người vợ' là hai phần nhỏ của phần tiếp theo có tên 'Cánh chim trên sóng' (Nami chidori) cho tác phẩm Ngàn cánh hạc được Kawabata Yasunari (1899-1972) viết dang dở.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Lần đầu tiên chủ trì buổi đọc kinh, Giáo hoàng Leo XIV kêu gọi 'ngừng chiến tranh'

Giáo hoàng Leo XIV kêu gọi nguyên thủ các nước chấm dứt chiến tranh trong lần đầu tiên chủ trì buổi đọc kinh Truyền tin chủ nhật trong vai trò người đứng đầu Giáo hội Công giáo.

Lần đầu tiên chủ trì buổi đọc kinh, Giáo hoàng Leo XIV kêu gọi 'ngừng chiến tranh'

Idecaf đem màu sắc Hàn Quốc vào Ngày xửa ngày xưa hè 2025

Chuẩn bị khởi động cho mùa kịch hè 2025, Nhà hát kịch Idecaf vừa tung ra tạo hình các nhân vật trong chương trình Ngày xửa ngày xưa số 36.

Idecaf đem màu sắc Hàn Quốc vào Ngày xửa ngày xưa hè 2025

Với giới làm sách, Nguyễn Nhật Ánh là 'con gà đẻ trứng vàng'

Đông đảo độc giả đã đến Đường sách TP.HCM từ sớm để chờ đợi buổi giao lưu cùng nhà văn Nguyễn Nhật Ánh về hành trình sáng tác của ông.

Với giới làm sách, Nguyễn Nhật Ánh là 'con gà đẻ trứng vàng'

Kagurabachi - hiện tượng manga thời đại mới

Kagurabachi - bộ manga của tác giả Takeru Hokazono - đã gây bão mạng xã hội ngay cả trước khi chương đầu tiên được phát hành.

Kagurabachi - hiện tượng manga thời đại mới

Tôn trí vĩnh viễn xá lợi trái tim Bồ tát Thích Quảng Đức ở tháp cao 63 mét tại Việt Nam Quốc Tự

Hàng trăm phật tử, người dân tham dự buổi lễ cung thỉnh xá lợi trái tim Bồ tát Thích Quảng Đức vào tôn trí tại tháp Đa Bảo ở Việt Nam Quốc Tự.

Tôn trí vĩnh viễn xá lợi trái tim Bồ tát Thích Quảng Đức ở tháp cao 63 mét tại Việt Nam Quốc Tự

Hậu trường tại Truyền hình Quốc phòng hôm phát trực tiếp lễ duyệt binh Ngày Chiến thắng của Nga

Một ngày sau lễ duyệt binh Ngày Chiến thắng trong chiến tranh vệ quốc vĩ đại diễn ra ở Nga ngày 9-5, dư âm vẫn còn nguyên vẹn trong lòng ông Vũ Mạnh Cường.

Hậu trường tại Truyền hình Quốc phòng hôm phát trực tiếp  lễ duyệt binh Ngày Chiến thắng của Nga
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar