28/07/2025 15:02 GMT+7
Trở lại chủ đề

Bộ trưởng trả lời cử tri việc không biến học sinh thành 'công cụ' kiếm thêm thu nhập của giáo viên

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn đã trả lời về các giải pháp giảm dạy thêm, học thêm tràn lan và tăng cường nâng cao chất lượng giờ học chính khóa.

Bộ trưởng - Ảnh 1.

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn - Ảnh: GIA HÂN

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn đã có trả lời kiến nghị của cử tri một số địa phương gửi đến trước kỳ họp thứ 9 của Quốc hội.

Không biến học sinh thành 'công cụ' để kiếm thêm thu nhập của giáo viên

Theo đó, cử tri tỉnh Hưng Yên nêu: sau khi thông tư 29/2024 quy định về dạy thêm, học thêm được triển khai đã mang lại nhiều thay đổi quan trọng trong quản lý giáo dục, góp phần định hướng lại cách thức tổ chức dạy và học theo hướng lành mạnh hơn.

Tuy nhiên, việc thực hiện quy định dạy thêm, học thêm hiện nay còn nhiều bất cập, gây khó khăn cho phụ huynh và học sinh.

Do đó cử tri kiến nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo nghiên cứu các quy định phù hợp với tình hình thực tiễn để quản lý công tác dạy thêm, học thêm hiệu quả; để giáo dục được trả về đúng thực chất, không "biến" học sinh thành "máy học", "học vẹt" hay "công cụ" để kiếm thêm thu nhập của giáo viên.

Cùng với đó, Bộ cần xem xét, nghiên cứu giảm tải chương trình, tăng cường các hoạt động học ngoại khóa, trải nghiệm, học kỹ năng sống để hướng tới đào tạo thế hệ tương lai có sức khỏe thể chất, sức khỏe tinh thần và sức khỏe xã hội.

Trả lời nội dung này, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cho hay thời gian qua Bộ đã thực hiện nhiều giải pháp quản lý hoạt động dạy thêm, học thêm.

Cạnh đó, tăng cường nâng cao chất lượng giờ học chính khóa, tăng cường trách nhiệm giải trình về chất lượng giáo dục của nhà trường; dành thời gian, không gian cho học sinh được trải nghiệm, thực hành, rèn luyện thông qua các hoạt động giáo dục theo nhu cầu cá nhân để phát triển toàn diện.

Bộ đã tham mưu Thủ tướng Chính phủ ban hành công điện 10 về tăng cường chỉ đạo công tác tuyển sinh THCS, tuyển sinh THPT và quản lý hoạt động dạy thêm, học thêm; ban hành theo thẩm quyền các văn bản gửi UBND các tỉnh, thành phố để tăng cường phối hợp trong việc triển khai thực hiện thông tư 29/2024.

Theo đó, đề nghị các địa phương bố trí nguồn ngân sách, tăng cường huy động nguồn lực xã hội hóa xây dựng đủ trường, lớp và bảo đảm chất lượng để mọi học sinh trong độ tuổi phổ cập giáo dục được đến trường, giảm áp lực trong tuyển sinh nhằm giảm việc dạy thêm, học thêm.

Đồng thời chỉ đạo các địa phương tích cực nâng cao chất lượng dạy và học chính khóa, đa dạng phương pháp, hình thức tổ chức dạy học, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, tiếp tục đổi mới phương pháp, hình thức kiểm tra, không gây áp lực học thêm cho học sinh.

Tiếp tục tham mưu đưa dịch vụ dạy thêm, học thêm vào danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện

Trong trả lời của Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cũng nêu rõ Bộ đã tham mưu trình Thủ tướng Chính phủ ban hành chỉ thị 17/2025 về việc tổ chức dạy học 2 buổi/ngày và tổ chức sinh hoạt hè cho trẻ em, học sinh theo đúng chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm tại thông báo kết luận 177.

Cụ thể, các trường tiểu học, THCS tổ chức dạy học 2 buổi/ngày tùy theo điều kiện của từng địa phương về cơ sở vật chất, tài chính và giáo viên. 

Từ đó giảm dạy thêm, học thêm tràn lan và tăng cường tổ chức các hoạt động giáo dục phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh; phù hợp với chủ trương của Đảng về "miễn học phí cho học sinh" và "tổ chức dạy học 2 buổi/ngày", đáp ứng nhu cầu học tập, phát triển năng khiếu của từng học sinh.

Còn trả lời cử tri Hà Nội về nội dung liên quan quản lý dạy thêm, học thêm, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nêu rõ sẽ tiếp tục phối hợp với các bộ, ngành và địa phương để thực hiện một cách đồng bộ các giải pháp nhằm triển khai thực hiện thông tư 29 một cách hiệu quả, thiết thực.

Đồng thời, Bộ sẽ tiếp tục tham mưu với Chính phủ đưa dịch vụ dạy thêm, học thêm vào danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện để quản lý dịch vụ này được minh bạch, rõ ràng hơn.

Cần nỗ lực xây dựng tuyến đường sắt cao tốc TP.HCM tới Cần Thơ

PGS.TS Hoàng Phúc Lâm đề nghị Cần Thơ cần tập trung vào đầu tư hạ tầng giao thông và tạo điều kiện cơ sở hạ tầng thu hút nhà đầu tư chiến lược vì sự phát triển lâu dài.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Trường đại học Sài Gòn bổ sung xét tuyển tổ hợp A00, C00 điểm đánh giá năng lực

Chiều 28-7, Trường đại học Sài Gòn thông báo xét tuyển hai tổ hợp A00, C00 quy đổi từ điểm thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia TP.HCM.

Trường đại học Sài Gòn bổ sung xét tuyển tổ hợp A00, C00 điểm đánh giá năng lực

HUFLIT kết nối giáo dục toàn cầu, nuôi dưỡng công dân thời đại số

HUFLIT định hình không gian học tập 'không biên giới' qua các hoạt động giao lưu ngoại giao và hợp tác với nền giáo dục tiên tiến, tạo nền tảng để sinh viên phát triển chuyên môn, kỹ năng của một công dân toàn cầu.

HUFLIT kết nối giáo dục toàn cầu, nuôi dưỡng công dân thời đại số

TP.HCM thông báo tuyển sinh bổ sung lớp 10 năm học 2025-2026

Chiều 28-7, Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM đã có thông báo về tuyển sinh bổ sung lớp 10 năm học 2025-2026.

TP.HCM thông báo tuyển sinh bổ sung lớp 10 năm học 2025-2026

TP.HCM hướng dẫn thủ tục chuyển trường sau sáp nhập

Ngày 28-7, Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM đã có văn bản hướng dẫn thực hiện thủ tục chuyển trường, xin học lại, bảo lưu kết quả học tập từ năm học 2025-2026.

TP.HCM hướng dẫn thủ tục chuyển trường sau sáp nhập

Còn vài giờ để chốt nguyện vọng đăng ký xét tuyển, thí sinh cần đặc biệt lưu ý gì?

Đúng 17h hôm nay 28-7, hệ thống xét tuyển chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ chính thức đóng lại, kết thúc 13 ngày đăng ký xét tuyển đại học năm 2025 của thí sinh trên cả nước.

Còn vài giờ để chốt nguyện vọng đăng ký xét tuyển, thí sinh cần đặc biệt lưu ý gì?

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói gì về ý kiến một bộ sách giáo khoa dùng chung cả nước?

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn đã có trả lời kiến nghị của cử tri về việc một bộ sách giáo khoa chung áp dụng cho học sinh trên cả nước.

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói gì về ý kiến một bộ sách giáo khoa dùng chung cả nước?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar