10/06/2025 12:13 GMT+7
Trở lại chủ đề

Cấm dạy thêm với học sinh chính khóa: Đồng ý với bộ trưởng, nhưng...

Sau những lý giải của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn về lý do cấm giáo viên dạy thêm học sinh chính khóa của mình, nhiều bạn đọc góp thêm ý kiến.

Cấm dạy thêm với học sinh chính khóa: Đồng ý với bộ trưởng, nhưng... - Ảnh 1.

Tạo cơ hội để học sinh giúp đỡ nhau trong học tập là một cách hình thành năng lực tự học cho học sinh - Ảnh: NHƯ HÙNG

Như Tuổi Trẻ Online thông tin, sáng 9-6 Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc tiếp thu, giải trình, chỉnh lý dự thảo Luật Nhà giáo. 

Theo Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn, trong phần quy định những điều nhà giáo không được làm tại dự luật quy định không được ép buộc người học tham gia học thêm dưới mọi hình thức.

Quy định này, ông Sơn nói trước hết thể hiện quan điểm về đạo đức nhà giáo hơn là quy định mang tính chất chuyên môn.

Về việc tại sao quy định giáo viên không được ép học sinh dạy chính ở trên lớp tham gia học thêm, bộ trưởng nói trong trách nhiệm thực thi công vụ, nhà giáo phải hoàn thành việc trang bị kiến thức cho học sinh của mình ngay trong giờ chính khóa.

Nếu trong giờ chính khóa giáo viên không hoàn thành trách nhiệm sẽ không hoàn thành trách nhiệm công vụ.

Còn nếu để người đó mang về nhà dạy tiếp nội dung thuộc trách nhiệm công vụ phải làm dẫn đến biến tướng, khiến giáo viên không hoàn thành trách nhiệm công vụ của mình.

Lớp 40 học sinh, trong 45 phút làm sao giáo viên hoàn thành trách nhiệm?

"Tôi thấy giải thích của bộ trưởng rất thuyết phục", bạn đọc Nhiên nhận xét ngắn gọn về quan điểm của Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn về việc cấm giáo viên dạy thêm cho học sinh chính khóa của mình.

Tương tự, bạn đọc Nguyễn Danh Nam ủng hộ: "Tôi hoàn toàn đồng ý với bộ trưởng".

"Việc cấm dạy thêm là hợp lòng dân" - bạn đọc Cong Tam chia sẻ.

Bên cạnh đó, nhiều bạn đọc quan tâm làm thế nào để thầy cô "hoàn thành nhiệm vụ trong giờ chính khóa".

Bạn đọc Thanh Tùng viết: "Một lớp có 30 - 40 học sinh, trong 45 phút giáo viên không thể giúp tất cả các em đạt cùng lúc ba cấp độ: hiểu bài - làm được bài - hoàn thành bài. 

Muốn yêu cầu giáo viên dạy đủ trong giờ thì cần giảm sĩ số lớp học xuống còn 20 - 25 em".

Còn bạn đọc Hoang Hung chia sẻ: "Không phải học sinh nào nghe giảng xong cũng hiểu bài. Nói giáo viên 'phải hoàn thành việc trang bị kiến thức cho học sinh ngay trong giờ chính khóa' nghĩa là sao? Nếu tất cả học sinh tiếp thu tốt như máy ghi âm thì dễ quá rồi...".

Tài khoản GVCN nêu quan điểm từ góc nhìn nghề nghiệp: "Phải mạnh tay kỷ luật giáo viên lợi dụng dạy thêm để chèn ép học sinh. Nhưng cũng cần nhìn lại chương trình học hiện nay rất nặng. Giáo viên và học sinh khó hoàn thành đúng và đủ chỉ trong giờ học trên lớp".

Ở góc nhìn đổi mới, bạn đọc Long DQ đề xuất: "Sao không có những video bài học chuẩn của Bộ Giáo dục và Đào tạo để học sinh tự học ở nhà trước? Lên lớp chỉ để luyện tập, hỏi - đáp. 45 phút cho một bài học là không đủ. 

Bộ nên tính đến giảm tải chương trình thay vì đổ cho việc dạy thêm".

Bạn đọc Hoa nêu: "Nếu không học thêm cô là điểm kém liền. Giáo viên dạy mà học sinh không hiểu bài thì chứng tỏ trình độ giáo viên phải xem lại, hoặc giáo viên cố tình dạy tóm tắt ở trên lớp thôi còn đi dạy thêm thì dạy rất chi tiết".

Một bạn đọc khác viết: "Trọng tâm của việc học thêm là ở người ra đề. Nếu đề thi chỉ do 1-2 giáo viên biên soạn thì học sinh sẽ phải chạy theo họ để học thêm.

Bộ cần quy định rõ hơn về quy trình ra đề thi phải khách quan, nhiều người cùng tham gia".

Theo bạn đọc này, đây được xem là đề xuất thiết thực để ngăn chặn "độc quyền" trong kiểm tra và chấm điểm, khiến nhiều học sinh phải lệ thuộc vào "một số thầy cô".

Kiểm tra giáo viên dạy thêm sao lại báo trước

Bạn đọc có email nguy…@gmail.com chia sẻ: "Từ ngày có thông tư 29, các con tôi sau giờ học tâm trạng rất thoải mái, chỉ cần xem lại bài khoảng 15 phút là xong.

Mùa hè này các con được học võ, đàn, cờ vua... chứ không còn bị cuốn vào các lớp học thêm".

Bên cạnh đó, không ít bạn đọc cho rằng chỉ cấm dạy thêm thôi là chưa đủ, cần có giải pháp đi kèm để tránh việc giáo viên "lách luật".

Bạn đọc Thuận cho biết có một số giáo viên đối phó như kết nối với trung tâm để hợp thức hóa dạy thêm và học sinh vẫn phải học thêm như thường. Vì thế cần thêm quy định xử phạt để tăng tính răn đe.

"Muốn thực thi nghiêm cần có sự kiểm tra thật kỹ và không báo trước" - bạn đọc Tran Cong Bang có ý kiến. 

Đồng thời bạn đọc cho rằng việc kiểm tra có báo trước ở một số nơi đang tạo điều kiện cho hiện tượng "diễn", tức là giáo viên tạm ngưng lớp học thêm đúng lúc đoàn kiểm tra đến.

Từ góc độ phụ huynh, tài khoản duon…@gmail.com phân tích: "Cấm dạy thêm là đúng. Nhưng học sinh học với cô khác thì phụ huynh không yên tâm, bởi người chấm bài vẫn là giáo viên chính.

Giải pháp tốt nhất là chỉ nên phụ đạo miễn phí cho học sinh yếu, không thu tiền. Nếu không, giáo viên vẫn có thể lách luật dạy thêm và học sinh vẫn là người chịu thiệt".

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn lý giải việc cấm giáo viên dạy thêm với học sinh chính khóa

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nêu rõ, trong trách nhiệm thực thi công vụ, giáo viên phải hoàn thành việc trang bị kiến thức cho học sinh của mình ngay trong giờ chính khóa.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Quân đội, công an dồn lực giúp bà con vùng lũ Nghệ An khắc phục thiệt hại

Các lực lượng được huy động tối đa để giúp bà con vùng lũ các xã miền núi phía Tây tỉnh Nghệ An khắc phục thiệt hại, sớm ổn định cuộc sống, trong đó nổi bật là vai trò của lực lượng quân đội, công an.

Quân đội, công an dồn lực giúp bà con vùng lũ Nghệ An khắc phục thiệt hại

38 ý tưởng, giải pháp hiến kế chống ngập cho Cần Thơ

Sau 3 tuần 'treo thưởng' cho người có sáng kiến, giải pháp chống ngập hiệu quả, thành phố Cần Thơ đã nhận được 38 thông tin, ý tưởng, giải pháp hiến kế chống ngập.

38 ý tưởng, giải pháp hiến kế chống ngập cho Cần Thơ

Viết ghi chú vào sách là lưu kỷ niệm hay phá hoại?

Những lời đề tặng, dòng ghi chú viết tay trên trang sách là dấu tích của dòng ký ức đáng trân trọng hay là hành vi phá hoại sách?

Viết ghi chú vào sách là lưu kỷ niệm hay phá hoại?

Vì sao tổng công trình sư được đề xuất hưởng lương như bộ trưởng?

Bộ Nội vụ đề xuất trường hợp cán bộ, công chức, viên chức được chọn làm tổng công trình sư sẽ xếp lương tương đương chức danh bộ trưởng.

Vì sao tổng công trình sư được đề xuất hưởng lương như bộ trưởng?

Đốn hạ cây gòn cổ thụ nghiêng sau cơn mưa dông trong cư xá Thanh Đa

Sáng 26-7, cây gòn cổ thụ nghiêng sau cơn mưa dông tại cư xá Thanh Đa (phường Bình Quới, TP.HCM) bắt đầu được đốn hạ.

Đốn hạ cây gòn cổ thụ nghiêng sau cơn mưa dông trong cư xá Thanh Đa

Dịp 27-7, Đà Nẵng cho người có công thuê gần 100 căn nhà ở xã hội

92 trường hợp người có công với cách mạng đã được phê duyệt bố trí thuê nhà ở xã hội khu vực gần biển Đà Nẵng trong đợt xét duyệt lần đầu.

Dịp 27-7, Đà Nẵng cho người có công thuê gần 100 căn nhà ở xã hội
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar