09/06/2025 08:07 GMT+7
Trở lại chủ đề

Biến thể COVID-19 mới NB.1.8.1 dễ lây hơn

Một biến thể COVID-19 mới có tên NB.1.8.1 đã xuất hiện tại Mỹ và đang lan rộng toàn cầu.

biến thể covid - Ảnh 1.

Test COVID-19 - Ảnh: THAIRATH

Theo báo Huffington Post, biến thể COVID-19 mới này được phát hiện lần đầu ở Trung Quốc vào tháng 1-2024 và hiện chiếm khoảng 10% số mẫu SARS-CoV-2 được giải trình tự trên toàn thế giới, tăng mạnh so với mức 2,5% cách đây bốn tuần.

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC), hiện mới chỉ ghi nhận 20 chuỗi gene NB.1.8.1 tại Mỹ, chưa đủ để được đưa vào hệ thống theo dõi chính thức của cơ quan này. Tuy nhiên nếu tỉ lệ tiếp tục tăng, biến thể sẽ được cập nhật trên bảng theo dõi của CDC.

NB.1.8.1 được cho là có khả năng lây lan cao hơn do mang nhiều đột biến mới trên protein gai, giúp vi rút dễ bám vào tế bào người. Tổ chức Y tế thế giới cho rằng các đột biến này có thể làm giảm hiệu quả của kháng thể trung hòa khiến vi rút dễ né tránh hệ miễn dịch hơn.

Tuy vậy, theo các chuyên gia bệnh truyền nhiễm, NB.1.8.1 không gây ra triệu chứng quá khác biệt so với các biến thể trước đây. Người nhiễm thường có các triệu chứng như ho khan nhẹ nhưng kéo dài, nghẹt mũi, mệt mỏi, sốt, ớn lạnh, đau họng và đau cơ. Một số người nhận xét triệu chứng của biến thể này nhẹ hơn cúm mùa đông, song vẫn có thể nghiêm trọng ở những người có nguy cơ cao.

Hiện chưa có bằng chứng cho thấy NB.1.8.1 gây bệnh nặng hơn hay làm tăng số ca nhập viện, tử vong. Tuy nhiên biến thể này đang dần trở nên phổ biến.

Về hiệu quả của vắc xin, các nhà khoa học nhận định rằng NB.1.8.1 phát sinh từ dòng Omicron JN.1 nên vẫn nằm trong nhóm mục tiêu của vắc xin COVID-19 mùa 2024-2025. Dù khả năng ngăn ngừa lây nhiễm có thể ngắn hạn, vắc xin vẫn giữ hiệu quả phòng ngừa bệnh nặng. Những người lớn tuổi có bệnh nền hoặc làm việc trong môi trường dễ phơi nhiễm nên tiêm nhắc lại nếu đã hơn sáu tháng kể từ lần tiêm gần nhất hoặc lần nhiễm gần nhất.

Phần lớn người bệnh có thể hồi phục tại nhà bằng cách nghỉ ngơi, uống đủ nước và dùng thuốc hạ sốt, giảm đau. Tuy nhiên người có nguy cơ cao cần liên hệ bác sĩ để được kê thuốc kháng vi rút như Paxlovid hoặc Molnupiravir, hiệu quả nhất khi dùng trong vòng năm ngày đầu sau khi xuất hiện triệu chứng. Nếu xuất hiện các dấu hiệu nguy hiểm như đau ngực, khó thở, lú lẫn hoặc không thể tỉnh táo, người bệnh cần đến cơ sở y tế ngay.

Biến thể COVID-19 NB.1.8.1 bùng phát tại Mỹ

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC), biến thể mới của COVID-19 mang tên NB.1.8.1 đã bắt đầu xuất hiện tại nhiều bang ở Mỹ.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Sự thật về tin đồn quế có thể chữa đau đầu gối trong 24 giờ

Không có bằng chứng khoa học nào cho thấy quế có thể chữa khỏi hoặc thậm chí làm giảm đáng kể cơn đau đầu gối trong 24 giờ.

Sự thật về tin đồn quế có thể chữa đau đầu gối trong 24 giờ

Nhiễm liên cầu lợn khi chế biến tóp mỡ bị đứt tay

Người đàn ông 38 tuổi làm việc tại xưởng sản xuất chế biến tóp mỡ, trong quá trình làm việc bị đứt tay, vài ngày sau đó được phát hiện mắc bệnh liên cầu lợn.

Nhiễm liên cầu lợn khi chế biến tóp mỡ bị đứt tay

5 dấu hiệu cho thấy sức khỏe thận đang tốt

Thận có cách riêng để thể hiện sự "vui vẻ" khi đang khỏe mạnh, theo Times of India.

5 dấu hiệu cho thấy sức khỏe thận đang tốt

AI tạo protein trị ung thư, biết 'định vị như Google Maps' tới khối u

Khi đưa protein do AI tạo vào tế bào T, các tế bào miễn dịch đã nhanh chóng phát hiện, phá hủy tế bào ung thư và ngăn chặn sự phát triển của khối u.

AI tạo protein trị ung thư, biết 'định vị như Google Maps' tới khối u

Tăng phụ cấp ngăn 'chảy máu chất xám' ngành y

Bộ Y tế đang xây dựng nghị định thay thế quy định hiện hành về phụ cấp ưu đãi theo nghề, với kỳ vọng sẽ tăng cơ hội cho y bác sĩ gắn bó với nghề, giải quyết bài toán "chảy máu chất xám" ở y tế công.

Tăng phụ cấp ngăn 'chảy máu chất xám' ngành y

Rối loạn tiêu hóa, thiếu máu, tắc ruột... vì sán

Gần đây các bệnh viện điều trị cho nhiều người rối loạn tiêu hóa, thiếu máu, tắc ruột... vì sán. Nhiều người thấy đốt sán chui ra mới vội đi khám bệnh.

Rối loạn tiêu hóa, thiếu máu, tắc ruột... vì sán
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar