28/07/2025 08:00 GMT+7
Trở lại chủ đề

Rối loạn tiêu hóa, thiếu máu, tắc ruột... vì sán

Gần đây các bệnh viện điều trị cho nhiều người rối loạn tiêu hóa, thiếu máu, tắc ruột... vì sán. Nhiều người thấy đốt sán chui ra mới vội đi khám bệnh.

sán - Ảnh 1.

Tư vấn cho bệnh nhân bị nhiễm sán tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương - Ảnh: HÀ TƯỜNG

Thói quen ăn thịt cá tái, sống và rau sống là nguy cơ lớn dẫn tới nhiễm sán. Sán dây có nhiều loại, kích thước dài tới 4-12m, ký sinh trong cơ thể người 20-30 năm, gây nhiều biến chứng mà chúng ta không biết.

Ăn đồ tái, sống... sán dài cả chục mét

Gần một năm nay, anh A.T. (30 tuổi) thường xuyên bị đau bụng khi đi ngoài, kèm theo táo bón, són phân. Do nghĩ chỉ là rối loạn tiêu hóa thông thường, anh chủ quan không đi khám. Mới đây, khi phát hiện trong phân có những đoạn ký sinh trùng màu trắng, ngọ nguậy như đốt sán, anh hoảng hốt đến Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương để khám.

Trong quá trình thụt tháo để chuẩn bị nội soi đại tràng, các bác sĩ ghi nhận một con sán dây dài hơn 3m được thải ra theo phân, còn sống, đang ký sinh trong ruột và đại tràng. Khai thác tiền sử, bệnh nhân cho biết có thói quen ăn rau sống, đã lâu không tẩy giun.

TS Lê Nguyễn Minh Hoa, kỹ thuật viên trưởng khoa vi sinh và sinh học phân tử phân tích, cho biết: "Sau khi nhận mẫu bệnh phẩm, qua quan sát ban đầu, chúng tôi nghi ngờ đây là sán dây bò (Taenia saginata), tuy nhiên cần chẩn đoán phân biệt với sán dây lợn (Taenia solium)".

Tương tự, bệnh nhân L.K. (28 tuổi, Quảng Ninh) bị đau bụng, ngứa hậu môn, đại tiện phân lỏng ra sán, đôi khi sán tự ra đường hậu môn đến khám tại Bệnh viện Bãi Cháy. Theo chia sẻ, bệnh nhân có thói quen ăn bún bò tái kèm rau sống khoảng 3-4 lần/tháng. Bệnh nhân được các bác sĩ chẩn đoán bị nhiễm sán dây bò.

Không may mắn vì trường hợp trên, bà N.T.H. (42 tuổi, Hà Nội) nhiều lần phải vào viện cấp cứu vì đau bụng quằn quại. Bà đã suýt lên bàn mổ hai lần vì nghi viêm ruột thừa và tắc ruột nhưng phim chụp đều không tìm ra bệnh.

Bà rất đau khổ vì thường bị đầy bụng, đau vùng rốn, dần dần thấy yếu mệt, chóng mặt, hoa mắt, đau đầu, hạ huyết áp, thiếu máu... Thăm khám nhiều nơi chẳng tìm ra bệnh, cuối cùng đi xét nghiệm giun sán mới biết mình bị sán lá dây.

Coi chừng nhiễm sán dây bò

GS Nguyễn Văn Đề, nguyên chủ nhiệm bộ môn ký sinh trùng Trường đại học Y Hà Nội, cho biết các món ăn chế biến từ thịt bò như phở tái, thịt bò nhúng, bò quấn cải... là những món ăn rất quen thuộc. Tuy nhiên, bệnh sán dây bò cũng bắt nguồn từ những món ăn rất hấp dẫn này.

Trước đây loài sán này gần như không có, nhưng nhiều nghiên cứu gần đây cho thấy tỉ lệ nhiễm sán dây bò ở cộng đồng rất cao như có xã ở Tuyên Quang có 150 nhân khẩu thì có tới 40 người nhiễm sán dây hay tại xã Đak Mon, huyện ĐakGlei, tỉnh Kon Tum (cũ, nay là Quảng Ngãi) cũ xét nghiệm phân cho 461 người đã phát hiện 72/461 người nhiễm sán dây bò, chiếm tỉ lệ 15,61%...

Điều đáng nói là người dân không biết mình bị mắc loại sán này và thường nghĩ tới các loại bệnh khác bởi loại sán này gây ra các triệu chứng của rất nhiều loại bệnh khác nhau, nhất là suy dinh dưỡng và suy nhược thần kinh.

Nhiều loại sán dây gây biến chứng nguy hiểm

GS Nguyễn Văn Đề cảnh báo sán dây là loại ký sinh trùng có thân dẹt, màu trắng đục và gồm nhiều đốt nối tiếp nhau nhưng lại không có bộ phận tiêu hóa. Sán dây không thể sống tự do một mình ở môi trường bên ngoài mà tồn tại trong ruột của động vật và con người, đặc biệt là thói quen ăn thịt sống, thịt tái hoặc chưa nấu chín.

Cơ thể nhiễm sán dây là do ăn phải thức ăn, nước uống bị nhiễm trứng hoặc ấu trùng sán dây. Ở người, sán dây ký sinh dưới hình thức sán trưởng thành và ấu trùng. Tùy theo loại vật chủ trung gian (bò, heo, cá...) mà loại sán dây ký sinh vào và gây bệnh cho người sẽ có những tên gọi khác nhau: sán dây lợn, sán dây bò, sán dây cá...

Ông Đề phân tích sán dây xâm nhập vào cơ thể người qua đường tiêu hóa. Với sán dây khi chúng ta ăn thịt heo, thịt bò, cá có ấu trùng sán (nang sán) chưa được nấu chín, nang sán đi vào cơ thể người sẽ phát triển thành sán dây lợn/sán dây bò, dây cá trưởng thành và ký sinh ở ruột của người. Sán dây có thể sống trong cơ thể con người từ 20-30 năm, thậm chí 50-70 năm. Sán có độ dài tới 4-12m, thân sán có trên 1.000 đốt, đốt trưởng thành dài khoảng 20-30mm.

Trường hợp ăn phải trứng sán dây lợn (thường có trong rau, trái cây tươi, nước uống... do chưa được rửa sạch), trứng sẽ phát triển thành ấu trùng sán dây lợn trong cơ thể, gây bệnh ấu trùng sán dây lợn (còn gọi là bệnh người gạo).

Biểu hiện bệnh nhiễm sán dây không triệu chứng đặc hiệu. Tình cờ xét nghiệm phân thấy đốt sán. Một số trường hợp có thể có các triệu chứng như buồn nôn, nhức đầu, tiêu chảy từng đợt, sụt cân, yếu mệt, chóng mặt, hoa mắt, đau đầu...

Người bệnh bị mắc bệnh sán dây còn có cảm giác khó chịu, bứt rứt ở vùng hậu môn do đốt sán khi rụng khỏi cơ thể sán sẽ tự bò qua hậu môn để ra ngoài, cũng thường thấy bệnh nhân có huyết áp hạ, thiếu máu.

Các chất dịch tiết ra từ sán dây gây tổn hại hệ thống tim mạch, cơ quan tạo máu, hệ thống thần kinh và các tuyến nội tiết, tuyến ngoại tiết. Triệu chứng lâm sàng thường gặp là đau bụng chủ yếu ở vùng hồi tràng giống như cơn đau ruột thừa, có thể gây tắc nghẽn hoặc bán tắc nghẽn ruột. Bệnh nhân còn bị suy dinh dưỡng do sán chiếm dụng thức ăn.

Khi di chuyển khắp nơi trong cơ thể, ấu trùng sán dây có thể gây ra bệnh cảnh nghiêm trọng, khi chúng phát triển ở các vùng ngoài da, gan, phổi, mắt, cơ và mô dưới da, đặc biệt nguy hiểm khi ở trong não. Biến chứng nặng có thể tử vong.

Theo ông Đề, việc điều trị sán dây rất nan giải, đôi khi cả tháng cũng chưa hết. Trong quá trình điều trị phải có sự theo dõi chặt chẽ, sát sao của thầy thuốc vì phản ứng của thuốc có thể gây tử vong cho bệnh nhân.

Hơn nữa, trong quá trình điều trị, con người có thể tự tái nhiễm nếu không tuân thủ các biện pháp vệ sinh tốt. Trứng có trong phân người, việc không rửa tay sau khi đi vệ sinh sẽ làm tăng nguy cơ tái nhiễm.

sán - Ảnh 2.

Sán dài 6m ở cô gái 25 tuổi tại Hà Nội được lấy ra ở Bệnh viện Đặng Văn Ngữ (Hà Nội) - Ảnh: BVCC

Không ăn thịt còn sống

Để tránh bị mắc bệnh sán dây bò, thịt trâu, thịt bò, thịt heo phải được kiểm tra sát sinh, nếu phát hiện có ấu trùng phải loại bỏ và tiêu hủy.

Không nên ăn thịt trâu, thịt bò còn sống hoặc chưa được đun nấu chín và cũng không nên ăn các loại rau sống vì cơ hội bị nhiễm bệnh sán dây là điều không thể tránh khỏi.

Nên tẩy giun định kỳ mỗi 6 tháng một lần, đặc biệt với trẻ em, người cao tuổi và người có hệ miễn dịch yếu.

Biểu hiện ấu trùng sán trong cơ thể

Ấu trùng tại não: biểu hiện chức năng có thể khác nhau tùy thuộc vào vị trí cư trú của ấu trùng như nói ngọng, cơn co giật, đau đầu dữ dội hoặc rối loạn ý thức.

Ấu trùng tại mắt: các triệu chứng có thể xuất hiện như tăng nhãn áp, chảy nước mắt, giảm thị lực, song thị, chèn ép sau nhãn cầu...

Ấu trùng tại cơ vân: dưới da có thể xuất hiện các nang với kích thước từ 0,5-2cm và di động dễ dàng, không gây ngứa; các nang ở cơ liên sườn, lưng, ngực hoặc cơ bắp tay, chân có thể dẫn đến tình trạng đau đầu mãn tính, máy, giật cơ...

Nang ấu trùng tại cơ tim: tiếng tim biến đổi, làm tim đập nhanh khiến người bệnh khó thở và dễ ngất xỉu...

Trẻ bệnh hô hấp, rối loạn tiêu hóa vì nắng nóng tăng

Nắng nóng oi bức khiến trẻ đến khám vì mắc bệnh hô hấp, rối loạn tiêu hóa... tại Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP.HCM) tăng. Trong lúc chờ khám bệnh, phụ huynh dùng quạt, cho trẻ uống nước để giải nhiệt.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Phát hiện mã di truyền bí mật trong ADN người

Một nhóm nhà khoa học quốc tế vừa phát hiện những chuỗi ADN, từng bị cho là vô dụng, thực ra lại đang điều khiển hoạt động của gene.

Phát hiện mã di truyền bí mật trong ADN người

Đừng tin chuyện gia vị chữa được ung thư

Công thức Ayurveda chữa ung thư lan truyền mạng xã hội, gây hiểu nhầm nghiêm trọng và có thể đe dọa tính mạng người bệnh.

Đừng tin chuyện gia vị chữa được ung thư

Đường huyết thay đổi ra sao khi uống cà phê mỗi ngày?

Cà phê có thể khiến đường huyết tăng hoặc giảm. Tác động này phụ thuộc vào một số yếu tố.

Đường huyết thay đổi ra sao khi uống cà phê mỗi ngày?

Phẫu thuật lấy mảnh đạn găm trong cánh tay người thương binh suốt nửa thế kỷ

Suốt hơn nửa thế kỷ qua ông Ngụy Đình Quảng (75 tuổi) vẫn mang trong mình vết thương chiến tranh: một mảnh đạn nằm trong cánh tay phải.

Phẫu thuật lấy mảnh đạn găm trong cánh tay người thương binh suốt nửa thế kỷ

Bác sĩ trẻ mang y tế chuyên sâu đến gần hơn với người dân Côn Đảo

Chương trình diễn ra trong ba ngày từ 25 đến 27-7, với sự tham gia của hơn 30 bác sĩ, chuyên gia đến từ nhiều bệnh viện lớn tại TP.HCM.

Bác sĩ trẻ mang y tế chuyên sâu đến gần hơn với người dân Côn Đảo

Bộ trưởng Đào Hồng Lan trả lời về lộ trình hướng tới miễn viện phí toàn dân

Bộ trưởng Bộ Y tế đã có trả lời kiến nghị của cử tri mong muốn sớm thực hiện giảm và hướng tới miễn phí khám, chữa bệnh cho toàn dân.

Bộ trưởng Đào Hồng Lan trả lời về lộ trình hướng tới miễn viện phí toàn dân
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar