30/05/2025 12:47 GMT+7
Trở lại chủ đề

Ca COVID-19 tại TP.HCM tăng, trong năm ghi nhận 2 ca có bệnh nền tử vong

Từ ngày 19 đến 25-5, TP.HCM đã ghi nhận 79 ca COVID-19, tăng gấp 3 so với 4 tuần trước đó, đến nay TP đã ghi nhận 2 ca có bệnh nền tử vong.

COVID-19 - Ảnh 1.

Diễn tiến bệnh COVID-19 theo tuần tại TP.HCM năm 2024-2025 - Ảnh: Sở Y tế cung cấp

Nhiều ca COVID-19 có bệnh nền nhập viện

Ngày 30-5, Sở Y tế TP.HCM thông tin hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm ghi nhận trong tuần thứ 21 (từ ngày 19-5 đến ngày 25-5) TP ghi nhận 79 trường hợp xác định COVID-19, tăng gần gấp 3 lần so với số liệu trung bình của 4 tuần trước đó (27 ca).

Như vậy số ca COVID-19 trên địa bàn TP từ tuần thứ 16 (từ ngày 14-4 đến ngày 20-4) đến nay đang gia tăng nhanh so với giai đoạn 15 tuần đầu năm (mỗi tuần chỉ có 1 - 2 ca bệnh).

Tích lũy từ đầu năm 2025 đến nay, TP đã có 204 ca bệnh COVID-19 (thấp hơn 43% so với cùng kỳ của năm 2024 là 355 ca).

Tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới từ đầu năm đến nay đã tiếp nhận điều trị cho 6 trường hợp người bệnh mắc COVID-19, tất cả đều nhẹ.

Đặc biệt từ tuần thứ 16 đến nay Sở Y tế đã ghi nhận 3 trường hợp bệnh nền nặng nhiễm COVID-19 nhập viện điều trị tại khoa hồi sức tích cực của Bệnh viện Đa khoa TP.

Trong đó 2 trường hợp tử vong trong tình trạng nhiều bệnh lý nền nặng bao gồm: một bệnh nhân nam 53 tuổi chuyển từ bệnh viện tỉnh đến với bệnh lý bạch cầu cấp dòng tủy, sốc nhiễm khuẩn, viêm phổi, suy đa cơ quan, suy tim, lao phổi cũ và nhiễm COVID-19.

Trường hợp thứ 2 là người bệnh nữ 46 tuổi, được chẩn đoán sốc nhiễm khuẩn, viêm phổi hoại tử, viêm thận bể thận, tăng huyết áp, đái tháo đường, tràn khí màng phổi, đồng nhiễm COVID-19.

Còn một trường hợp còn lại là bệnh nhân 57 tuổi có bệnh lý tăng huyết áp, đái tháo đường lâu năm, nhập viện trong tình trạng hôn mê, ngưng tim trước nhập viện, hiện người bệnh đang được tiếp tục điều trị tại khoa hồi sức tích cực của bệnh viện.

Biến thể NB.1.8.1 vẫn là tác nhân gây bệnh chính tại TP.HCM

Về tác nhân gây bệnh, theo báo cáo ngày 23-5 của Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM và Đơn vị Nghiên cứu lâm sàng Đại học Oxford (OUCRU), biến thể NB.1.8.1 chiếm hầu hết các mẫu giải trình tự gene từ các bệnh nhân COVID-19 nhập viện trong tuần thứ 3 của tháng 5-2025 tại bệnh viện.

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), biến thể NB.1.8.1 được phát hiện vào đầu năm 2025, đã ghi nhận tại 23 quốc gia (Singapore, Mỹ, Úc, Hàn Quốc, Canada, Vương quốc Anh, Trung Quốc, Nhật Bản, Thái Lan…) và hiện nay được cho là nguyên nhân gây tăng số ca mắc tại khu vực Tây Thái Bình Dương.

Các chuyên gia của WHO nhận định biến thể NB.1.8.1 thuộc dòng Omicron, nhưng mang nhiều đột biến mới tại vùng protein gai (Spike protein) - thành phần giúp vi rút bám dính và xâm nhập vào tế bào người.

Với các dữ liệu ban đầu, nguy cơ đột biến này vi rút có khả năng trốn thoát được sự bảo vệ của kháng thể được tạo ra ở những người đã tiêm vắc xin hoặc từng nhiễm COVID-19 trước đó là không cao, tác động bảo vệ của kháng thể tương đương như đối với biến thể dòng JN.1 (omicron) trước đây.

Ngoài ra cũng chưa có nhiều dữ liệu cho thấy biến thể này có độc lực mạnh hơn so với các biến thể cũ. Tuy nhiên Chương trình giám sát biến chủng SARS-CoV-2 của WHO đã xếp NB.1.8.1 vào nhóm VUM (biến chủng cần được theo dõi) để tiếp tục đánh giá nguy cơ trong thời gian tới.

Ngành y tế thành phố khuyến cáo người dân không nên hoang mang, lo lắng nhưng cần chủ động thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch theo khuyến cáo của Bộ Y tế để bảo vệ bản thân, gia đình, cộng đồng:

Đeo khẩu trang nơi công cộng, trên phương tiện giao thông công cộng, tại cơ sở y tế; Hạn chế tụ tập nơi đông người (nếu không cần thiết).

Đồng thời rửa tay thường xuyên bằng nước sạch, xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn; tăng cường vận động, rèn luyện thể lực, dinh dưỡng hợp lý. Khi có biểu hiện sốt, ho, khó thở thì phải đến ngay cơ sở y tế nơi gần nhất để được kiểm tra, theo dõi và xử lý kịp thời…

Làm gì để bảo vệ nhóm nguy cơ khỏi COVID-19?

Sở Y tế TP.HCM khuyến cáo đối với những người thuộc nhóm nguy cơ (người cao tuổi, người có bệnh lý nền mạn tính, bệnh ác tính, suy giảm miễn dịch…):

- Hạn chế tiếp xúc nơi đông người, nhất là không gian kín, kém thông thoáng; nếu buộc phải ra ngoài, cần đeo khẩu trang đúng cách và giữ khoảng cách an toàn;

- ­Theo dõi sức khỏe thường xuyên, đặc biệt khi có dấu hiệu nghi ngờ như sốt, ho, khó thở, mệt mỏi kéo dài thì cần đi khám kịp thời tại cơ sở y tế gần nhất;

- ­Tuân thủ điều trị các bệnh nền, tái khám đúng hẹn và không tự ý ngưng thuốc;

- Tăng cường dinh dưỡng, vận động nhẹ nhàng theo khả năng; hạn chế căng thẳng tâm lý và ngủ đủ giấc;

- ­Người thân và người chăm sóc, là những người tiếp xúc gần nên cần tuân thủ nghiêm các khuyến cáo phòng bệnh hô hấp để giảm nguy cơ lây truyền cho người thuộc nhóm nguy cơ.

Việt Nam có thể tái sản xuất thuốc điều trị COVID-19

Theo Cục Quản lý dược, cục này đang rà soát lại nhu cầu về cung ứng, sản xuất thuốc điều trị COVID-19, nhằm đáp ứng nhu cầu nếu dịch quay trở lại Việt Nam.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Một phụ nữ không được lên máy bay vì vừa trải qua phẫu thuật thẩm mỹ

Một người phụ nữ cho biết đã bị từ chối lên máy bay của hãng hàng không Spirit Airlines sau khi trải qua một ca phẫu thuật thẩm mỹ.

Một phụ nữ không được lên máy bay vì vừa trải qua phẫu thuật thẩm mỹ

Không khí ô nhiễm làm tăng nguy cơ mắc Alzheimer

Mỗi khi nồng độ PM2.5 tăng thêm 10 µg/m³, nguy cơ mất trí nhớ tăng 17%. Với bồ hóng, mỗi khi tăng thêm 1 µg/m³ thì nguy cơ mất trí nhớ tăng tới 13%...

Không khí ô nhiễm làm tăng nguy cơ mắc Alzheimer

Thu hồi 2 lô thực phẩm chức năng bổ sung canxi, D3 vì ‘công bố một đằng, sản xuất một nẻo’

Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế vừa ban hành quyết định xử lý vi phạm Công ty TNHH Dược phẩm và Thực phẩm chức năng Hương Hoàng do sản xuất và đưa ra thị trường sản phẩm không đúng nội dung công bố đã được cấp phép.

Thu hồi 2 lô thực phẩm chức năng bổ sung canxi, D3 vì ‘công bố một đằng, sản xuất một nẻo’

Bệnh vảy nến có thể trị khỏi được không?

Vảy nến là bệnh viêm da mạn tính do rối loạn miễn dịch, với biểu hiện đặc trưng là mảng đỏ da, cộm, bong vảy trắng. Bệnh lý không chỉ tác động đến sức khỏe mà còn ảnh hưởng đến tâm lý người bệnh.

Bệnh vảy nến có thể trị khỏi được không?

Sự thật về tin đồn quế có thể chữa đau đầu gối trong 24 giờ

Không có bằng chứng khoa học nào cho thấy quế có thể chữa khỏi hoặc thậm chí làm giảm đáng kể cơn đau đầu gối trong 24 giờ.

Sự thật về tin đồn quế có thể chữa đau đầu gối trong 24 giờ

Nhiễm liên cầu lợn khi chế biến tóp mỡ bị đứt tay

Người đàn ông 38 tuổi làm việc tại xưởng sản xuất chế biến tóp mỡ, trong quá trình làm việc bị đứt tay, vài ngày sau đó được phát hiện mắc bệnh liên cầu lợn.

Nhiễm liên cầu lợn khi chế biến tóp mỡ bị đứt tay
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar