28/07/2025 10:25 GMT+7
Trở lại chủ đề

AI tạo protein trị ung thư, biết 'định vị như Google Maps' tới khối u

Khi đưa protein do AI tạo vào tế bào T, các tế bào miễn dịch đã nhanh chóng phát hiện, phá hủy tế bào ung thư và ngăn chặn sự phát triển của khối u.

AI tạo protein trị ung thư, biết 'định vị như Google Maps' tới khối u - Ảnh 1.

AI có nhiều tiềm năng giúp tạo ra các liệu pháp điều trị hoàn toàn mới cho nhiều loại bệnh lý - Ảnh minh họa

Các nhà khoa học vừa sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để thiết kế ra các protein có khả năng dẫn đường cho tế bào miễn dịch tiêu diệt ung thư da. Đây được xem như một hệ thống "định vị GPS" ở cấp độ phân tử, giúp tế bào T dễ dàng nhận diện và tấn công chính xác tế bào ung thư melanoma, tương tự như cách Google Maps chỉ đường tới một địa điểm mới.

Nghiên cứu mới đăng trên tạp chí Science do các nhà khoa học tại Đại học Kỹ thuật Đan Mạch thực hiện. Bằng cách ứng dụng bộ ba công cụ AI khác nhau, các nhà nghiên cứu đã tạo ra hàng chục nghìn protein nhân tạo, rồi lựa chọn được một protein tối ưu nhất có khả năng gắn kết chặt chẽ với tế bào melanoma. 

Khi đưa protein này vào tế bào T (một loại tế bào bạch cầu quan trọng trong hệ miễn dịch, có vai trò chính trong việc chống lại nhiễm trùng và các tác nhân gây bệnh khác), các tế bào miễn dịch đã nhanh chóng phát hiện, phá hủy tế bào ung thư và ngăn chặn sự phát triển của khối u trong phòng thí nghiệm.

Các protein này được thiết kế nhờ kỹ thuật tương tự với công nghệ dự đoán cấu trúc protein đã đoạt giải Nobel Hóa học năm 2024. Điểm đặc biệt của phương pháp này là tốc độ thiết kế protein chỉ mất 1-2 ngày, và thử nghiệm thực tế diễn ra chỉ trong vài tuần, nhanh hơn rất nhiều so với các kỹ thuật hiện tại vốn thường mất hàng tháng.

Theo Timothy Jenkins - trưởng nhóm nghiên cứu tại Đại học Kỹ thuật Đan Mạch, mục tiêu lâu dài của dự án là tạo ra các liệu pháp miễn dịch hiệu quả, thậm chí có thể tùy chỉnh riêng cho từng bệnh nhân ung thư. Ông nhấn mạnh đây là nghiên cứu bước đầu mang tính "chứng minh khái niệm", nhưng có triển vọng mở ra một phương pháp mới trong điều trị ung thư.

Stanley Riddell, chuyên gia về liệu pháp miễn dịch tại Trung tâm Ung thư Fred Hutch (Seattle, Mỹ), nhận định phát hiện này là "một bước tiến đáng chú ý", cho thấy tiềm năng ứng dụng AI vào lĩnh vực y học để tạo ra các liệu pháp điều trị hoàn toàn mới không chỉ cho ung thư mà còn nhiều bệnh lý khác.

Dù kết quả hiện mới ở giai đoạn thử nghiệm ban đầu và cần nhiều năm để kiểm tra trên động vật cũng như thử nghiệm lâm sàng trên người, nhưng nghiên cứu này được kỳ vọng sẽ trở thành một công cụ hữu hiệu trong "hộp công cụ" điều trị ung thư của tương lai.

Dự đoán chính xác hơn 80% sự tái phát ung thư gan nhờ AI

Singapore đã phát triển một hệ thống tính điểm dựa trên AI có khả năng dự đoán chính xác đến 82% sự tái phát của ung thư biểu mô tế bào gan, loại ung thư gan phổ biến nhất.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Bị rao bán clip nhạy cảm từ camera nhà mình

Ngày càng nhiều người lắp camera an ninh, có khi gắn đến gần chục chiếc camera ở khắp mọi nơi trong nhà. Nhưng rất nhiều cảnh quay sinh hoạt riêng tư của gia đình từ chính camera đó đã bị tung lên mạng, thậm chí rao bán.

Bị rao bán clip nhạy cảm từ camera nhà mình

Tin đồn tiết lộ Apple sẽ ra mắt 8 sản phẩm mới trong năm nay là gì?

Trong khi chờ đợi iPhone 17 chính thức ra mắt, loạt tin đồn gần đây cho thấy Apple có thể trình làng thêm 8 sản phẩm mới vào cuối năm nay.

Tin đồn tiết lộ Apple sẽ ra mắt 8 sản phẩm mới trong năm nay là gì?

'Máy quét' AI giúp phát hiện dao, súng, chất nổ... trong đám đông

Hệ thống quét ứng dụng AI này có thể phát hiện vũ khí nguy hiểm trong đám đông như dao, súng, chất nổ.

'Máy quét' AI giúp phát hiện dao, súng, chất nổ... trong đám đông

TikTok không bị tái cấm tại Nepal như tin đồn

Mạng xã hội đang lan truyền một video bản tin cho biết Chính phủ Nepal ban hành lệnh cấm TikTok từ ngày 17-8-2025. Tuy nhiên qua kiểm chứng, đây là tin giả và video là sản phẩm của trí tuệ nhân tạo (AI).

TikTok không bị tái cấm tại Nepal như tin đồn

Nhà kính nổi Ocean Bloom gây chú ý nhưng không có thật

Công trình nhà kính nổi Ocean Bloom gây chú ý trên mạng với các tính năng hiện đại, nhưng đây chỉ là sản phẩm do AI tạo ra.

Nhà kính nổi Ocean Bloom gây chú ý nhưng không có thật

Hacker có thể lấy thông tin tuyệt mật của công ty thông qua ‘tâm sự’ với chatbot AI

Theo chuyên gia công nghệ, thông qua việc dùng hàng loạt prompt tinh vi, hacker có thể xâm nhập cơ sở dữ liệu 'mật' của doanh nghiệp mà không bị phát hiện.

Hacker có thể lấy thông tin tuyệt mật của công ty thông qua ‘tâm sự’ với chatbot AI
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar