16/01/2018 14:14 GMT+7

Bảo vệ xương khớp trong mùa giá rét

Nguồn: Trung tâm Truyền thông - Giáo dục Sức khỏe Trung ương (Bộ Y tế)
Nguồn: Trung tâm Truyền thông - Giáo dục Sức khỏe Trung ương (Bộ Y tế)

Những ngày trời rét đậm, rét hại (dưới 12OC), cần tránh hoặc hạn chế tiếp xúc với nước lạnh.

Bảo vệ xương khớp trong mùa giá rét - Ảnh 1.

Luôn luôn giữ ấm cơ thể. Ảnh: weather.com

Mùa đông, thời tiết chủ đạo là giá rét, trong đó có những ngày mưa phùn gió bấc, không khí ẩm ướt làm cho tình trạng đau khớp bùng phát dữ dội. Vì vậy, việc chăm sóc khớp vào mùa lạnh đúng cách có ý nghĩa quan trọng bảo vệ các khớp và sức khỏe bệnh nhân. Những biện pháp sau đây giúp người khỏe mạnh và bệnh nhân viêm khớp bảo vệ xương khớp hiệu quả trong mùa lạnh.

Ăn uống đầy đủ

Nhân dân ta có câu "thực túc thì binh cường". Tạm hiểu là khi ăn uống đầy đủ, cơ thể sẽ khỏe mạnh. Một chế độ ăn đầy đủ phải gồm 4 nhóm chất: đạm, đường, béo, vitamin và khoáng chất. Chất đạm nên ăn là thịt nạc như thịt lợn, bò, gà, vịt, ngan, ngỗng, cá, tôm, cua, trứng, sữa. Chất đường nên ăn là gạo, ngô, khoai, sắn, các loại đậu, trong đó, gạo không nên xay xát quá trắng sẽ làm mất hết các chất bổ. Chất béo tốt cho sức khỏe là chất béo có trong cá và hải sản, các loại dầu thực vật dùng để chiên xào thức ăn. Tránh ăn nhiều mỡ động vật. Chất béo trong hải sản còn giàu omega 3, omega 6 rất tốt cho xương khớp và tim mạch. Vitamin và khoáng chất có nhiều trong rau, củ, quả, trái cây chín. Trong đó, cần chú ý tăng cường các vi chất cần thiết như canxi, vitamin C, D, cá, các loại hạt, rau lá xanh, ăn nhiều trái cây, uống sữa… Hạn chế các chất kích thích như rượu, cà phê, nước trà, đồ ăn quá chua, quá mặn… Người bệnh cần chú ý duy trì cân nặng hợp lý để tránh thừa cân béo phì gây áp lực lớn lên các khớp.

Luôn luôn giữ ấm cơ thể

Thời tiết mùa đông có ngày lạnh nhiều, ngày lạnh ít nhưng điều quan trọng là bệnh nhân cần mặc đủ ấm, đội mũ, quàng khăn đi tất, đeo găng tay… để giữ ấm toàn bộ cơ thể. Những ngày trời rét đậm, rét hại (dưới 12OC), cần tránh hoặc hạn chế tiếp xúc với nước lạnh. Khi rửa nước hay gặp trời mưa, nên nhanh chóng lau khô chân tay để tránh bị lạnh ẩm. Nếu thấy khớp có dấu hiệu đau nhức, cần dùng dầu cao xoa bóp hoặc chườm nóng. Tránh xoa bóp trực tiếp lên vùng khớp đang bị sưng, nóng, đỏ, đau mà chỉ xoa bóp xung quanh khớp đau và da vùng khớp lạnh.

Vận động nhẹ nhàng

Trên thực tế, khi càng bị đau nhức xương khớp, người bệnh càng ngại cử động dẫn đến các khớp tê cứng và bệnh càng nặng thêm. Để tránh tình trạng này, bệnh nhân cần vận động nhẹ nhàng để khớp được nuôi dưỡng tốt hơn, mô sụn có điều kiện hấp thu dưỡng chất từ dịch khớp. Bệnh nhân có thể tập các môn khí công dưỡng sinh, khiêu vũ, đi bộ… theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa phục hồi chức năng.

Không tự ý dùng thuốc điều trị

Nếu khớp bị đau nhức, bệnh nhân cần đi khám để được chỉ định điều trị phù hợp. Tuyệt đối không tự ý mua thuốc giảm đau hay bất cứ thuốc gì khác về uống. Tránh dùng các sản phẩm truyền miệng không rõ nguồn gốc vì dễ bị tiền mất tật mang và làm mất cơ hội chữa bệnh sớm.

Nguồn: Trung tâm Truyền thông - Giáo dục Sức khỏe Trung ương (Bộ Y tế)

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Kiểu tính cách nào là 'thủ phạm' khiến bạn mất ngủ?

Một nghiên cứu vừa phát hiện các đặc điểm tính cách có thể là lý do dẫn đến việc mất ngủ.

Kiểu tính cách nào là 'thủ phạm' khiến bạn mất ngủ?

Sau vụ chỉ số chống nắng ghi 50 nhưng kiểm nghiệm 2,4: Tăng cường kiểm nghiệm sản phẩm chống nắng

Cục Quản lý dược, Bộ Y tế vừa có văn bản đề nghị các sở y tế tỉnh thành và các cơ sở sản xuất, kinh doanh tăng cường công tác quản lý mỹ phẩm đối với sản phẩm chống nắng.

Sau vụ chỉ số chống nắng ghi 50 nhưng kiểm nghiệm 2,4: Tăng cường kiểm nghiệm sản phẩm chống nắng

Cách ly phòng COVID-19 hiện nay có còn cần thiết?

Thời điểm đại dịch COVID-19 xuất hiện đầu năm 2020 tại Việt Nam, những người tiếp xúc gần 2m đã thuộc diện nghi nhiễm và phải cách ly, người bệnh phải cách ly 14 ngày. Còn hiện nay, việc thực hiện cách ly COVID-19 như thế nào?

Cách ly phòng COVID-19 hiện nay có còn cần thiết?

Sốt xuất huyết vào mùa, ba việc cần làm ngay trước khi quá muộn

Mỗi năm, sốt xuất huyết lại bùng phát vào mùa mưa khiến hàng ngàn trẻ em phải nhập viện, nhiều ca trở nặng nguy hiểm tính mạng. Bà con mình cần làm ngay ba việc quan trọng.

Sốt xuất huyết vào mùa, ba việc cần làm ngay trước khi quá muộn

Ký sinh trùng chui lên đường mật nguy hiểm ra sao?

Đau hạ sườn phải sau khi ăn uống, bệnh gì? Ký sinh trùng ngoi lên đường mật tạo sỏi. Sỏi đúc khuôn đường mật gây biến chứng ung thư, làm sao ngăn ngừa?

Ký sinh trùng chui lên đường mật nguy hiểm ra sao?

Bộ Y tế đề nghị các bệnh viện chuẩn bị khu cách ly COVID-19

Bộ Y tế chiều 19-5 cho biết, hiện nay trên thế giới đã ghi nhận số ca mắc COVID-19 gia tăng tại một số quốc gia như Brazil, Anh, Thái Lan…

Bộ Y tế đề nghị các bệnh viện chuẩn bị khu cách ly COVID-19
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar