07/05/2025 08:14 GMT+7
Trở lại chủ đề

2 triệu doanh nghiệp cùng làm giàu

Mục tiêu đến năm 2030 sẽ có 2 triệu doanh nghiệp để trở thành động lực quan trọng nhất trong nền kinh tế đã được đặt ra.

doanh nghiệp - Ảnh 1.

Công nhân làm việc tại Nhà máy AA Tây Ninh (thị xã Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh) vào sáng 6-5 - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Vậy làm thế nào để nuôi dưỡng, khuyến khích tinh thần kinh doanh, đổi mới sáng tạo của người dân và doanh nghiệp, bảo đảm đầy đủ quyền sở hữu tài sản, tự do kinh doanh và cạnh tranh bình đẳng để tạo nên một lực lượng tiên phong trên mặt trận kinh tế?

Vui mừng khi nghị quyết về phát triển kinh tế tư nhân (KTTN) được ban hành, ông Mạc Quốc Anh, phó chủ tịch thường trực Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Hà Nội, cho rằng có ba giá trị cốt lõi mà nghị quyết mang lại cho khu vực tư nhân.

Đó là niềm tin (bảo vệ quyền sở hữu, môi trường minh bạch), nguồn lực (thể chế mở, vốn, đất đai, nhân lực) và khát vọng (mục tiêu 2 triệu doanh nghiệp, vươn tầm khu vực).

Trao niềm tin, khích lệ sân chơi khởi nghiệp

Theo ông Anh, với cộng đồng doanh nghiệp, đây là văn kiện đầu tiên xác định KTTN là "động lực quan trọng nhất" của nền kinh tế quốc dân, đặt khu vực này ngang hàng với kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể trong xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ và hội nhập sâu rộng. 

"Việc khẳng định doanh nhân là "chiến sĩ trên mặt trận kinh tế" mở ra bước ngoặt về tư duy: Nhà nước chuyển vai trò từ "quản lý" sang "kiến tạo và phục vụ", cam kết bảo vệ quyền sở hữu tài sản, quyền tự do kinh doanh và cạnh tranh bình đẳng của doanh nghiệp tư nhân

Điều đó tạo dựng niềm tin - điều kiện tiên quyết để doanh nghiệp mạnh dạn đầu tư dài hạn, đổi mới sáng tạo và mở rộng quy mô", ông Anh nói.

Nghị quyết đặt mục tiêu 2 triệu doanh nghiệp vào năm 2030 và 3 triệu doanh nghiệp vào năm 2045, đóng góp trên 60% GDP, tức là gấp đôi so với hiện tại. Theo các doanh nghiệp, các mục tiêu này không chỉ có tính khích lệ mà còn mở rộng "sân chơi" cho làn sóng khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi hộ kinh doanh lên doanh nghiệp. 

Đặc biệt là việc định vị doanh nghiệp tư nhân trong chuỗi giá trị toàn cầu khi nghị quyết yêu cầu tới năm 2030 phải có ít nhất 20 tập đoàn tư nhân lớn tham gia chuỗi giá trị toàn cầu - điều chưa từng được đặt ra trước đây.

Ông Quốc Anh cho rằng sự "đặt hàng" ở tầm chiến lược này vừa mở lối cho những doanh nghiệp có khát vọng vươn ra biển lớn, vừa thúc đẩy liên kết với FDI và doanh nghiệp nhà nước để hình thành cụm ngành, chuỗi cung ứng nội địa vững chắc. 

Tuy vậy, để đạt được mục tiêu trên thì việc hiện thực hóa tám giải pháp được nghị quyết nêu ra có vai trò tiên quyết. 

Trong đó, việc cắt giảm 30% thủ tục, chi phí và điều kiện kinh doanh trước năm 2025; đưa môi trường kinh doanh Việt Nam vào top 3 ASEAN trước năm 2028; rà soát, bãi bỏ ngay các thủ tục "tiền kiểm/xin ‑ cho", áp dụng hậu kiểm số hóa; thực hiện "cổng dịch vụ công doanh nghiệp" duy nhất trên nền tảng di động có ý nghĩa quan trọng.

doanh nghiệp - Ảnh 2.

Đóng gói trứng tại Công ty cổ phần Ba Huân ở huyện Bình Chánh, TP.HCM - Ảnh: T.P.

Tháo gỡ nút thắt để phát huy vai trò quan trọng nhất

PGS.TS Phạm Thị Hồng Điệp (khoa kinh tế chính trị Trường ĐH Kinh tế, ĐH Quốc gia Hà Nội) cho rằng việc xác định KTTN từ động lực quan trọng trở thành động lực quan trọng nhất của tăng trưởng cho thấy khu vực này đã được đặt lên vị trí trung tâm, là đầu tàu dẫn dắt tăng trưởng của nền kinh tế nói chung so với các thành phần kinh tế khác. 

Từ đó, các chính sách "hướng tâm", nghĩa là mọi cải cách về thể chế, đầu tư, tín dụng, thuế... sẽ được thiết kế để lấy KTTN làm trung tâm, kiến tạo môi trường phát triển. 

Với vai trò là động lực quan trọng nhất, KTTN sẽ "chính danh hóa" vai trò đóng góp vào tăng trưởng kinh tế, là lực lượng sẽ dẫn đầu công nghiệp hóa - hiện đại hóa, đổi mới sáng tạo và hội nhập.

Theo đó, bà Điệp cho rằng Chính phủ cần điều chỉnh chính sách theo hướng ưu tiên tiếp cận các nguồn lực, tạo môi trường thể chế, chính sách tài chính tín dụng, chính sách thuế... nhằm khuyến khích KTTN phát triển, để có thể tham gia đầu tư vào những ngành kinh tế trọng điểm quốc gia. 

Vai trò "động lực quan trọng nhất" cũng thể hiện kỳ vọng đối với KTTN không chỉ ở tăng trưởng GDP, mà còn là đầu tàu đổi mới công nghệ, tạo việc làm chất lượng cao, dẫn đầu trong chuyển đổi số và xanh, và tạo bản sắc thương hiệu Việt Nam ra thế giới.

Song song đó, cần giải quyết những nút thắt đặt ra với khối này. Trước hết, đó là khả năng tiếp cận vốn hạn chế cản trở tăng trưởng khi kết quả khảo sát của Ngân hàng Thế giới chỉ ra việc tiếp cận tín dụng là rào cản lớn nhất đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEs) tại Việt Nam. 

Chỉ 29% doanh nghiệp sử dụng tín dụng ngân hàng để tài trợ cho nhu cầu đầu tư, thấp hơn so với 35% ở Malaysia và 52% ở các nền kinh tế có thu nhập cao. Nguyên nhân chủ yếu là do thiếu tài sản thế chấp và ngân hàng thường cung cấp các khoản vay ngắn hạn, không phù hợp với nhu cầu đầu tư dài hạn của SMEs.

Cùng với đó là tình trạng thiếu liên kết và năng lực cạnh tranh trong chuỗi giá trị toàn cầu khiến Việt Nam chưa tận dụng được tiềm năng của chuỗi giá trị toàn cầu. Việc thiếu hụt nguồn nhân lực chất lượng cao và kỹ năng quản lý cũng là một trong những yếu tố hạn chế khả năng cạnh tranh của khu vực tư nhân. 

Bên cạnh đó, khung pháp lý và thể chế chưa đồng bộ và hiệu quả dẫn tới việc thực thi chính sách chưa nhất quán và thiếu minh bạch, môi trường kinh doanh không ổn định và giảm niềm tin của nhà đầu tư tư nhân. 

Ngoài ra là việc áp dụng công nghệ mới và chuyển đổi số trong khu vực tư nhân còn chậm, đặc biệt là trong các ngành công nghiệp chế biến chế tạo và dịch vụ.

"Với một bước chuyển từ "chấp nhận" sang "trao niềm tin và đặt kỳ vọng" sẽ mở ra cơ hội lớn nhưng cũng đặt ra yêu cầu về sự đồng hành thực chất của Nhà nước trong cải cách thể chế và bảo vệ quyền lợi doanh nghiệp tư nhân", bà Điệp tóm tắt vấn đề.

Ông Phạm Tấn Công, chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, cho rằng để doanh nghiệp tư nhân phát triển, vấn đề quan trọng nhất là cần cơ chế chính sách và không gian, còn lại doanh nghiệp sẽ tự xoay xở. 

Dẫn chứng là dù trước đây chính sách cho KTTN phát triển hạn hẹp, chưa cần hỗ trợ, nhưng khối tư nhân đã phát triển. Khi cơ chế mở ra, cho phép doanh nghiệp tham gia, tư nhân sẽ đầu tư vào thị trường. Ví dụ như lĩnh vực ngân hàng trước đây là độc quyền Nhà nước, thì nay đã có ngân hàng tư nhân lớn.

"Chúng ta không phải lo doanh nghiệp xoay vốn ở đâu, quan trọng là cần cơ chế chính sách, không gian thì ngay lập tức với kinh tế thị trường, doanh nghiệp sẽ tự tìm ra cách chơi của họ. 

Nhà nước cũng không thể tính nổi, lo nổi hết tất cả cho doanh nghiệp, mà quan trọng là thị trường cần điều chỉnh luật chơi và cách chơi. Việc sửa đổi thể chế, môi trường kinh doanh, tháo gỡ các vướng mắc này thì doanh nghiệp sẽ tự tin, an tâm vững tin đầu tư cả trong và ngoài nước", ông Công bày tỏ.

Mục tiêu phát triển kinh tế tư nhân

Đến năm 2030:

- Phấn đấu có 2 triệu doanh nghiệp.

- 20 doanh nghiệp hoạt động/nghìn dân.

- Có ít nhất 20 doanh nghiệp lớn tham gia chuỗi giá trị toàn cầu.

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế tư nhân đạt khoảng 10 - 12%/năm.

- Đóng góp khoảng 55 - 58% GDP.

- Đóng góp khoảng 35 - 40% tổng thu ngân sách.

- Giải quyết việc làm cho khoảng 84 - 85% tổng số lao động.

- Năng suất lao động tăng bình quân khoảng 8,5 - 9,5%/năm.

- Thuộc nhóm 3 nước đứng đầu ASEAN và nhóm 5 nước đứng đầu khu vực châu Á.

Đến năm 2045:

- Có ít nhất 3 triệu doanh nghiệp.

- Đóng góp khoảng trên 60% GDP.

(trích nghị quyết về phát triển kinh tế tư nhân của Bộ Chính trị)

Quốc hội ngày 6-5: Thống nhất giảm tuổi nghỉ hưu giáo viên mầm non

Hôm qua (6-5), Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự thảo Luật Nhà giáo với nhiều vấn đề như chính sách tiền lương, tuyển dụng, thu hút, hỗ trợ đối với nhà giáo; các vấn đề về dạy thêm, học thêm...

Trong đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho biết hiện nay đối tượng giáo viên mầm non không được coi là đối tượng làm việc trong các ngành, nghề nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.

Tuy nhiên, giáo viên mầm non phải thực hiện công việc đặc thù, có áp lực rất lớn về công việc, thời gian lao động; khi tuổi cao sẽ khó khăn trong việc hoàn thành nhiệm vụ. Do đó, nhiều ý kiến đại biểu Quốc hội và các cơ quan liên quan đều thống nhất giảm tuổi nghỉ hưu cho giáo viên mầm non với các chế độ như quy định trong dự thảo luật.

Cũng trong buổi chiều, Quốc hội đã tiếp tục tiến hành thảo luận tại tổ về dự thảo Luật Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo; dự luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa; dự thảo Luật Năng lượng nguyên tử (sửa đổi).

Kinh tế tư nhân được nghĩ lớn, làm lớn

Ông PHAN ĐỨC HIẾU - đại biểu hoạt động chuyên trách tại Ủy ban Kinh tế và Tài chính của Quốc hội - nhìn nhận như vậy về nghị quyết 68 về kinh tế tư nhân vừa được Tổng Bí thư Tô Lâm thay mặt Bộ Chính trị ký ban hành.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Đại sứ quán Việt Nam tại Ấn Độ và Pakistan khuyến cáo công dân về tình hình an ninh

Đại sứ quán Việt Nam tại Ấn Độ thiết lập đường dây nóng bảo hộ công dân với số điện thoại 91 7042035588 và tổng đài bảo hộ công dân 84 981848484.

Đại sứ quán Việt Nam tại Ấn Độ và Pakistan khuyến cáo công dân về tình hình an ninh

Tổng Bí thư Tô Lâm hội đàm hẹp với Tổng thống Nga Putin

Trưa 10-5 (giờ địa phương, chiều cùng ngày giờ Việt Nam), Tổng Bí thư Tô Lâm đã gặp và có cuộc hội đàm hẹp với Tổng thống Nga Vladimir Putin tại Điện Kremlin.

Tổng Bí thư Tô Lâm hội đàm hẹp với Tổng thống Nga Putin

Nhiều nơi ở ta cứ bí thư, chủ tịch mới là điều chỉnh, thay đổi quy hoạch

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nêu thực tế nhiều khi ở địa phương, bí thư, chủ tịch nhiệm kỳ này quy hoạch như thế này nhưng bí thư, chủ tịch sau lên lại thay đổi, bổ sung.

Nhiều nơi ở ta cứ bí thư, chủ tịch mới là điều chỉnh, thay đổi quy hoạch

Chủ tịch nước Lương Cường chúc mừng Giáo hoàng Leo XIV

Chủ tịch nước Lương Cường đã gửi điện chúc mừng tân Giáo hoàng Leo XIV ngày 10-5, theo Bộ Ngoại giao.

Chủ tịch nước Lương Cường chúc mừng Giáo hoàng Leo XIV

Khối trưởng bắt tay Tổng thống Nga Putin: Đây là niềm tự hào của toàn khối

Trung úy Phạm Khắc Giang, người được bắt tay Tổng thống Nga Putin trong lễ duyệt binh tại Quảng trường Đỏ, chia sẻ đây là vinh dự của anh em toàn khối, những đồng đội ở nhà...

Khối trưởng bắt tay Tổng thống Nga Putin: Đây là niềm tự hào của toàn khối

TP.HCM tổ chức góp ý dự thảo sửa đổi, bổ sung Hiến pháp 2013 qua VNeID

Công an TP.HCM vừa có văn bản gửi các sở ngành, địa phương ở TP.HCM về việc tổ chức cho người dân góp ý dự thảo sửa đổi, bổ sung Hiến pháp 2013 qua VNeID.

TP.HCM tổ chức góp ý dự thảo sửa đổi, bổ sung Hiến pháp 2013 qua VNeID
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar