14/04/2025 21:39 GMT+7
Trở lại chủ đề

Thủ tướng: Kinh tế tư nhân cần đặt trong 'bộ tứ chiến lược'

Phát triển kinh tế tư nhân phải đồng thời gắn với tái cơ cấu nền kinh tế, tái cơ cấu đầu tư nước ngoài, tái cơ cấu doanh nghiệp, tái cơ cấu thị trường.

Thủ tướng: Kinh tế tư nhân cần đặt trong 'bộ tứ chiến lược' - Ảnh 1.

Thủ tướng chủ trì họp về dự thảo đề án phát triển kinh tế tư nhân - Ảnh: VGP

Chiều 14-4, Thủ tướng Phạm Minh Chính - trưởng Ban Chỉ đạo xây dựng đề án phát triển kinh tế tư nhân - chủ trì cuộc họp của Thường trực Chính phủ, tiếp tục cho ý kiến, hoàn thiện thêm một bước dự thảo đề án để chuẩn bị trình Bộ Chính trị.

Phát triển kinh tế tư nhân trong tổng thể đổi mới đất nước

Nhiều ý kiến tại cuộc họp đã thảo luận, đóng góp ý kiến liên quan tới phạm vi, đối tượng; vị trí, vai trò của kinh tế tư nhân; nhiệm vụ, giải pháp, nhất là về cơ chế, chính sách pháp luật cho phát triển kinh tế tư nhân; vai trò của cơ quan quản lý nhà nước và các hiệp hội, ngành hàng trong phát triển kinh tế tư nhân…

Đặc biệt, các ý kiến nêu bật yêu cầu về sự tham gia của kinh tế tư nhân trong chuỗi sản xuất, chuỗi cung ứng, chuỗi phân phối; phân tích cơ chế, chính sách ưu đãi về ứng dụng khoa học, công nghệ, nguồn nhân lực, đất đai, tài chính, thủ tục hành chính… 

Trước yêu cầu cần thêm một số nội dung trọng tâm để hoàn thiện đề án, sớm trình Bộ Chính trị, Thủ tướng chỉ rõ cần bám sát các nghị quyết, kết luận của Trung ương, Bộ Chính trị, các bài viết, chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm, trong đó có phát biểu bế mạc Hội nghị Trung ương 11 vừa qua. 

Ông cũng yêu cầu đề án được xây dựng cần tôn trọng thực tiễn, bám sát thực tiễn, xuất phát từ thực tiễn, lấy thực tiễn làm thước đo; kết hợp giữa cơ sở lý luận và luận cứ thực tiễn, kinh nghiệm trong nước và bài học quốc tế.

Trong đó đề án cần tính kế thừa, phát triển và đột phá; việc phát triển kinh tế tư nhân cần đặt trong tổng thể toàn bộ sự đổi mới, phát triển, đột phá của đất nước, trong triển khai ba đột phá chiến lược (về thể chế, hạ tầng và nhân lực). 

Cùng đó, kinh tế tư nhân cần đặt trong mối quan hệ thực hiện "bộ tứ chiến lược" (gồm đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia; sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị; phát triển khu vực kinh tế tư nhân; hội nhập quốc tế trong tình hình mới).

Thủ tướng: Kinh tế tư nhân cần đặt trong 'bộ tứ chiến lược' - Ảnh 3.

Thủ tướng Phạm Minh Chính - Ảnh: VGP

Tháo gỡ điểm nghẽn cho tư nhân

Theo Thủ tướng, cần xác định rõ vị trí, vai trò, tầm quan trọng, đóng góp, cũng như những điểm nghẽn, nút thắt khiến kinh tế tư nhân chưa phát triển tương xứng với tiềm năng khác biệt, cơ hội nổi trội, lợi thế cạnh tranh; mối quan hệ giữa kinh tế tư nhân với các thành phần kinh tế khác.

Yêu cầu, mục tiêu, chỉ tiêu đặt ra với phát triển kinh tế tư nhân cần mang tính phấn đấu cao hơn nữa, tạo áp lực, tạo động lực, truyền cảm hứng và nỗ lực, quyết tâm thực hiện. Đồng thời cần có sự gắn kết chặt chẽ hơn nữa giữa tư tưởng chỉ đạo, quan điểm, phương châm, chỉ tiêu, mục tiêu và nhiệm vụ, giải pháp.

Theo đó, thể chế phải thông thoáng, vượt qua tư duy thông thường, hạ tầng thông suốt, quản trị và nhân lực thông minh. Các nhiệm vụ, giải pháp phải mang tính đột phá hơn nữa, vừa có tính định hướng, định tính, vừa có tính định lượng. 

Có trọng tâm, trọng điểm, bảo đảm phù hợp điều kiện, hoàn cảnh đất nước, bảo đảm tính hành động, tính chiến đấu, tính khả thi, tính hiệu quả, bảo đảm đạt mục tiêu đề ra.

Thủ tướng cho rằng các giải pháp phải tháo gỡ được các nút thắt, điểm nghẽn; xác định nguồn lực bên trong là cơ bản, chiến lược, lâu dài quyết định, nguồn lực bên ngoài là quan trọng và đột phá; bảo đảm tiếp cận nguồn lực của đất nước một cách bình đẳng, bảo đảm cạnh tranh.

Các nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế tư nhân phải đồng thời gắn với tái cơ cấu nền kinh tế, tái cơ cấu đầu tư nước ngoài, tái cơ cấu doanh nghiệp, tái cơ cấu thị trường, sản phẩm và chuỗi cung ứng; tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tư nhân lớn mạnh, trưởng thành, hợp tác với khu vực FDI, nhất là trong chuyển giao công nghệ.

Thủ tướng lưu ý cách thể hiện phải ngắn gọn, giản dị nhưng mang tầm chiến lược, bảo đảm "6 rõ": rõ người, rõ việc, rõ thời gian, rõ sản phẩm, rõ trách nhiệm, rõ thẩm quyền; dễ nghe, dễ hiểu, dễ nhớ, dễ triển khai, dễ giám sát, dễ đánh giá.

Công thức thành công của kinh tế tư nhân

Quan điểm về vai trò và tầm quan trọng của kinh tế tư nhân đối với sự phát triển của Việt Nam là rất đúng.



Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Tại Nga, Vietnam Airlines công bố nối lại đường bay thẳng Hà Nội - Moscow

Vietnam Airlines vừa chính thức công bố tái khởi động đường bay thẳng Hà Nội – Moscow trong khuôn khổ chuyến thăm Liên bang Nga của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Tô Lâm.

Tại Nga, Vietnam Airlines công bố nối lại đường bay thẳng Hà Nội - Moscow

'Ông lớn' sân bay tính phát hành 1,4 tỉ cổ phiếu, tăng vốn điều lệ thành 35.800 tỉ đồng

Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) sẽ nâng vốn điều lệ từ 21.771 tỉ đồng lên 35.830 tỉ đồng sau khi phát hành hơn 1,4 tỉ cổ phiếu để chia cổ tức ngay trong năm 2025. Vì sao ACV tăng vốn?

'Ông lớn' sân bay tính phát hành 1,4 tỉ cổ phiếu, tăng vốn điều lệ thành 35.800 tỉ đồng

Lần đầu Việt Nam sản xuất cẩu RTG Hybrid, Tân Cảng Cát Lái chính thức vận hành

Ngày 11-5, tại cảng Tân Cảng - Cát Lái (TP.HCM), 4 cẩu RTG Hybrid đầu tiên được sản xuất tại Việt Nam đã chính thức đưa vào vận hành, đánh dấu bước tiến quan trọng trong quá trình hiện đại hóa và "xanh hóa" các cảng biển trong nước.

Lần đầu Việt Nam sản xuất cẩu RTG Hybrid, Tân Cảng Cát Lái chính thức vận hành

Nhiều doanh nghiệp Nga xem Việt Nam là thị trường ưu tiên

Nhân chuyến công tác Nga, ngày 11-5, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp một số doanh nghiệp tiêu biểu của nước này. Ông khẳng định Việt Nam hoan nghênh các doanh nghiệp Nga mở rộng hợp tác, đầu tư.

Nhiều doanh nghiệp Nga xem Việt Nam là thị trường ưu tiên

Hai công ty nhà ông Johnathan Hạnh Nguyễn thoái bớt vốn tại chuỗi bán lẻ lớn nhất sân bay

Sasco - một doanh nghiệp có chuỗi bán lẻ lớn nhất sân bay Tân Sơn Nhất, vừa ghi nhận hoạt động thoái bớt vốn từ cổ đông chiến lược lâu năm. Hai cổ đông này đều có liên quan ông Johnathan Hạnh Nguyễn - chủ tịch Sasco.

Hai công ty nhà ông Johnathan Hạnh Nguyễn thoái bớt vốn tại chuỗi bán lẻ lớn nhất sân bay

Vinpearl 'bắt tay' cùng 4 doanh nghiệp du lịch hàng đầu Liên bang Nga

Vinpearl đã ký kết Biên bản ghi nhớ với 4 doanh nghiệp du lịch hàng đầu Nga là Anex Tourism Russia, FUN & SUN, One Click Travel và Coral Travel.

Vinpearl 'bắt tay' cùng 4 doanh nghiệp du lịch hàng đầu Liên bang Nga
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar