31/03/2025 06:44 GMT+7
Trở lại chủ đề

Vui sao nước mắt lại trào

Ba tôi tham gia bộ đội địa phương ở Gia Định, bị bắt sau đó đưa sang Lào và được trao trả vào tháng 8-1954 tại Việt Trì.

Kể chuyện hòa bình - Ảnh 1.

Gia đình chụp năm 1975 trước khi chuyển vào miền Nam

Trước ngày 30-4-1975, gia đình tôi sống ở Đê La Thành, Ô Chợ Dừa (Hà Nội), nhà ông bà ngoại sát bên. 

Sau ngày 30-4, một ngày đầu tháng 7-1975 gia đình tôi nhận được lá thư từ miền Nam gửi ra. 

Ba tôi nhận thư mà tay run run mở ra đọc rồi ôm mặt òa khóc nức nở. Thư là của ông bà nội tôi gửi ra báo tin gia đình trong miền Nam.

"Gửi con Trần Văn Dê, ba má nhận được tin con còn sống, mừng lắm. Hơn 20 năm qua cả nhà tưởng con đã chết, anh Tư Tốt của con bị bệnh mất rồi, em Tám Trừu hy sinh năm 1969. 

Biết tin con cùng gia đình ngoài ấy, ba má rất mừng và mong từng ngày được gặp lại con, mong con sớm trở về".

Thư chỉ vỏn vẹn vài dòng, kèm theo những tấm ảnh cỡ 3x4, mặt sau ảnh ghi tên từng người. Hóa ra ba tôi có người bạn vào tiếp quản Sài Gòn nên ông đã kịp gửi lá thư cho người bạn cầm vào tìm lại gia đình trong ấy.

Tôi theo ba trong chuyến trở về miền Nam sum họp gia đình. Ba con tôi xuất phát từ ga Hàng Cỏ, hồi ấy tàu chỉ đi đến ga Vinh. Rồi hai cha con chuyển sang chiếc xe ca 29 chỗ ngồi. Mấy ngày đi đường gian nan vất vả, hai ba con xuống ngã tư Bình Thái - xa lộ Biên Hòa để tìm về Phước Long, Thủ Đức.

Ba tôi lần hồi hỏi thăm đường về nhà. Hồi ấy ở làng quê chỉ cần nói tên là biết được, có người chở hai ba con vào đúng nhà bác Ba Mài (anh của ba). Như thể có sợi dây vô hình nhận biết, chị Năm, con dâu bác Ba, khi nghe ba hỏi thăm tên ông nội, chị đứng nhìn hai cha con rồi kêu lên thật lớn: "Chú Bảy về ba má ơi".

Cả nhà ùa ra, bác Ba ôm chầm lấy ba, hai anh em òa khóc nức nở. Rồi ông bà nội chạy vội qua và cứ thế cả nhà cùng khóc trong ngày gặp mặt sau hơn 20 năm xa cách.

Gặp ông bà nội cùng gia đình gần một tháng, hai ba con tôi lại trở ra miền Bắc. Ba tôi thu xếp công việc, làm thủ tục chuyển công tác, chuyển trường học cho hai chị em chúng tôi vào miền Nam. 

Chưa đầy hai tháng sau, chúng tôi đã vào sống với ông bà nội và học ở mái trường Phước Long - Thủ Đức. Mẹ tôi chuyển vào sau mấy tháng cùng em trai còn nhỏ của gia đình tôi.

50 năm trôi qua, ba tôi nay đã 91 tuổi, ông bà nội và các anh chị của ba đã mất, giờ ba đã quên nhiều nhưng chỉ cần nhắc đến tên của một người trong nhà là ba kể một một hơi tên của tám anh chị em trong gia đình cũng như họ tên của ông bà nội và đặc biệt vẫn nhớ Phước Long - Thủ Đức là "quê ba đó".

Cảm ơn bạn đọc gửi bài dự thi Kể chuyện hòa bình

Nhân kỷ niệm 50 năm hòa bình, cuộc thi viết Kể chuyện hòa bình (báo Tuổi Trẻ tổ chức, Tập đoàn Cao su Việt Nam đồng hành) để bạn đọc gửi đến những câu chuyện xúc động, khó phai của từng gia đình, từng con người cũng như tâm tư về ngày thống nhất 30-4-1975, về 50 năm hòa bình.

Cuộc thi dành cho tất cả người Việt Nam trong và ngoài nước, không giới hạn độ tuổi, nghề nghiệp.

Kể chuyện hòa bình nhận bài viết tối đa 1.200 chữ bằng tiếng Việt, khuyến khích kèm theo ảnh, video minh họa gửi đến email [email protected]. Chỉ nhận bài qua email, không nhận qua đường bưu điện để tránh thất lạc.

Bài dự thi chất lượng sẽ được lựa chọn đăng trên các sản phẩm của Tuổi Trẻ, được nhận nhuận bút và các bài qua vòng sơ khảo sẽ được in thành sách (sách không trả nhuận bút - không bán). Bài dự thi phải chưa từng tham gia bất kỳ cuộc thi viết nào khác và chưa từng được đăng trên các phương tiện truyền thông, mạng xã hội.

Tác giả gửi bài chịu trách nhiệm về bản quyền của bài viết, ảnh và video dự thi, không nhận ảnh video minh họa lấy từ trên mạng xã hội không có bản quyền. Tác giả phải ghi địa chỉ, điện thoại, email, số tài khoản, số căn cước công dân để ban tổ chức liên lạc, gửi nhuận bút hoặc giải thưởng.

Sài Gòn, 30-4 và má - Ảnh 2.

Tính đến hết ngày 26-3, cuộc thi viết Kể chuyện hòa bình đã nhận được 170 bài dự thi của bạn đọc.

Lễ trao giải và ra mắt sách Kể chuyện hòa bình

Ban giám khảo gồm các nhà báo, nhà văn hóa tên tuổi cùng đại diện báo Tuổi Trẻ sẽ xét duyệt chấm giải từ các bài đã qua sơ khảo và chọn trao thưởng cho những bài dự thi chất lượng.

Lễ trao giải, ra mắt sách Kể chuyện hòa bình và đặc san báo Tuổi Trẻ 30-4 dự kiến tổ chức tại Đường sách TP.HCM vào cuối tháng 4-2025. Quyết định của ban tổ chức là quyết định cuối cùng.

Giải thưởng Kể chuyện hòa bình

- 1 giải nhất: 15 triệu đồng + giấy chứng nhận, sách, đặc san Tuổi Trẻ.

- 2 giải nhì: 7 triệu đồng mỗi giải + giấy chứng nhận, sách, đặc san Tuổi Trẻ.

- 3 giải ba: 5 triệu đồng mỗi giải + giấy chứng nhận, sách, đặc san Tuổi Trẻ.

- 10 giải khuyến khích: 2 triệu đồng mỗi giải + giấy chứng nhận, sách, đặc san Tuổi Trẻ.

- 10 giải bạn đọc bình chọn: 1 triệu đồng mỗi giải + giấy chứng nhận, sách, đặc san Tuổi Trẻ.

Số điểm bình chọn được tính dựa trên tương tác với bài viết, trong đó 1 sao = 15 điểm, 1 tim = 3 điểm, 1 like = 2 điểm.

Các giải thưởng còn được kèm giấy chứng nhận, sách, đặc san Tuổi Trẻ 30-4.

Ban tổ chức

Cuộc thi viết Kể chuyện hòa bình: Một, hai... hai, một...

"Một hai... hai một..." là tiếng đếm lấy khí thế của ông khi bắt đầu một câu chuyện. Chuyện của ông thường không đầu không đuôi, nhớ đâu kể đó, người thật việc thật, đậm chất núi rừng thời chiến tranh.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Giáo sư Trần Văn Thọ gặp gỡ độc giả ba miền với Hồi ức đến tương lai

Sách 'Hồi ức đến tương lai' của giáo sư Trần Văn Thọ tập hợp những bài báo chính luận, ghi chép và tùy bút đầy trăn trở, giàu cảm xúc của ông, một trong những trí thức Việt Nam tiêu biểu tại Nhật Bản.

Giáo sư Trần Văn Thọ gặp gỡ độc giả ba miền với Hồi ức đến tương lai

Văn nghệ sĩ TP.HCM hành trình Theo dấu chân cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975

'Theo dấu chân cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975' là chủ đề hành trình về nguồn dành cho văn nghệ sĩ TP.HCM năm 2025.

Văn nghệ sĩ TP.HCM hành trình Theo dấu chân cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975

Kiến trúc sư Võ Trọng Nghĩa nhận giải Văn hóa châu Á Fukuoka

Kiến trúc sư Võ Trọng Nghĩa của Việt Nam được trao giải Văn hóa châu Á Fukuoka năm 2025, hạng mục Nghệ thuật văn hóa.

Kiến trúc sư Võ Trọng Nghĩa nhận giải Văn hóa châu Á Fukuoka

Nơi kết thúc bắt đầu: Chọn quên hết hay nhớ thật nhiều?

Những hoàn cảnh trong vở Nơi kết thúc bắt đầu đều có một lý do để bước vào Cõi lưu luyến. Họ tạm dừng chân ở đây.

Nơi kết thúc bắt đầu: Chọn quên hết hay nhớ thật nhiều?

Điện Kính Thiên là biểu tượng quyền lực tối cao của triều đình Đại Việt

Điện Kính Thiên là biểu tượng quyền lực tối cao của triều đình Đại Việt, trải dài từ thế kỷ XI đến thế kỷ XVIII, là không gian vật chất quan trọng và mang giá trị về tâm linh và triết lý sâu sắc.

Điện Kính Thiên là biểu tượng quyền lực tối cao của triều đình Đại Việt

'Huyền thoại bún bò Huế' từng được Anthony Bourdain ca ngợi qua đời

Một số tin tức nổi bật: Thương Ba Sịa của Mẹ biển; Skibidi Toilet được chuyển thể thành phim; 'Lunch Lady' huyền thoại qua đời ở tuổi 58; Hoa hậu Somalia lên tiếng về hủ tục cắt âm vật.

'Huyền thoại bún bò Huế' từng được Anthony Bourdain ca ngợi qua đời
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar