21/03/2025 10:19 GMT+7
Trở lại chủ đề

Kể chuyện hòa bình: Chất lính Trường Sơn của ba

'Ba con cứ như người thế kỷ trước, cái chủ đề đó cũ kỹ, lạc hậu mà ngày nào cũng mang ra bàn tán rôm rả, nói có ai nghe, chẳng qua là mấy ông cựu chiến binh nghe với nhau cho vui'.

Chất lính Trường Sơn của ba - Ảnh 1.

Ba tôi cùng mẹ chụp ảnh tại thôn Mai Hạ, xã Xuân Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình. Ba tôi là lính Trường Sơn, mẹ là thanh niên xung phong đoàn 559 - Ảnh: NVCC

Người ta còn nói: "Thời buổi này phải hướng đến những cái mới mẻ để cho con cháu nó đỡ chê, đỡ bị xem thường". Nhưng mặc kệ ai nói gì thì nói, với ba tôi cùng những đồng đội từng đi qua chiến tranh, chủ đề đó vẫn luôn "hot" nhất trên các bàn trà buổi sáng hoặc các sự kiện trong thôn, ngoài xã.

Đó chính là chuyện chiến tranh. Là những cuộc hành quân băng rừng lội suối, những chuyến xe của người lính Trường Sơn, chuyện ăn rau rừng hay về những vật phẩm ba lô, bi đông, thắt lưng, xe quân sự.

Kể nhiều nhất là những câu chuyện về đồng đội: lúc đồng đội hy sinh, bị thương nặng, lúc đói rét, chia ngọt sẻ bùi. Họ gặp nhau lúc nào cũng tay bắt mặt mừng như được sống lại thời quân ngũ năm xưa.

Chuyện đời lính

Ba tôi sinh năm 1943, từng là lái xe chở vũ khí, đạn dược, lương thực trên tuyến đường Trường Sơn. Ba tôi được phong quân hàm đại úy chuyên nghiệp. Sau năm 1975, ba chuyển sang dân sự cho tới lúc về hưu.

Ba tôi khoái nhất vẫn là chuyện đời lính. Dù năm nay ba đã 82 tuổi nhưng những ký ước về quân ngũ, về Trường Sơn vẫn luôn hiện hữu trong tâm trí người cựu binh tuổi xế chiều. Ngay cả khi nằm viện, trong lúc mê sảng ba tôi vẫn luôn nhắc nào là 12 ly 7, cối 60, cối 82, ĐKZ, lựu đạn, xung phong...

Khi sinh hoạt hội cựu chiến binh trong thôn, ba tích cực vận động những người trẻ tham gia rồi sẵn sàng kể lại những câu chuyện từng trải qua trong chiến tranh cho các hội viên khi gặp mặt.

Ba tôi kể lính lái xe Trường Sơn có lúc xe bị hỏng hóc nặng nhưng không có sẵn dụng cụ, phải tự khắc phục. Lái xe nhưng việc sửa chữa phải thông thạo, chỉ cần nghe tiếng máy nổ khác lạ cũng đoán được "bệnh" gì. Chỉ cần ngửi mùi khét vị trí nào cũng đoán được cần phải sửa chữa thay thế khắc phục ra sao.

Nhiều hôm xe băng qua tuyến đường đối phương thường xuyên thả bom phải chấp nhận tắt đèn mà xe vẫn chạy để hoàn thành công việc đúng kế hoạch mà vẫn đảm bảo an toàn tuyệt đối.

Ba tôi là vậy, mấy chục năm qua tôi vẫn luôn thần tượng tính cách ông. Khi còn nhỏ ba dạy cho hai chị em tôi cách xếp chăn màn vuông vức như hòn gạch chỉ, đồ trong nhà phải ngăn nắp.

Ba bảo gieo gì gặt đó con ạ, cẩn tắc vô áy náy là vậy. Dạy các con cẩn thận thì sau này lớn lên các con sẽ luôn cẩn trọng, chín chắn, chu đáo trong mọi công việc.

Ngay cả khi phơi quần áo ba cũng "cầm tay chỉ việc" và ân cần nhắc nhở rằng quần áo khi phơi nên ý tứ, quần dài thì phơi cùng quần dài, áo lót phơi cùng áo lót, các loại quần nhỏ áo nhỏ phơi cùng nhau và nên phơi bên trong cho có hàng lối, đẹp và lịch sự.

Là con gái, hai chị em chúng tôi cũng bị chất lính của ba truyền vào từ bao giờ không hay, lớn lên chúng tôi giống ba mình trong mọi việc lớn nhỏ. Nhất là học ở ba tôi sự chia ngọt sẻ bùi, tinh thần ý chí và sáng tạo.

Chuyện canh tập tàng

Những câu chuyện ba kể lúc đầu thì nghe lạ lẫm nhưng sau này chị em tôi mới thấm thía. Chính sự từng trải trong nghề của ba đã giúp cho ông có nhiều kinh nghiệm, nhất là khả năng phán đoán dự báo khá chính xác.

Rồi có những câu chuyện sinh động trong cách sinh hoạt của lính Trường Sơn, như ba hỏi tôi rằng: Con có biết canh rau tập tàng có nguồn gốc thế nào không? Canh rau tập tàng là loại canh được hái từ nhiều loại rau.

Chiến tranh thiếu thốn nên trong nồi canh bao giờ cũng nhiều loại rau, miễn sao ăn no, ăn được, không bị ngộ độc cho bộ đội. Tập tàng cũng nói lên tinh thần đoàn kết gắn bó của đồng chí đồng đội lúc khó khăn, lúc hiểm nguy.

Câu chuyện của ba tôi cho chị em tôi thêm bài học quý. Nồi canh rau tập tàng của ba thành hiện thực trong những bữa cơm gia đình tôi hiện nay, đúng là khi nấu canh có nhiều loại rau như rau lang, rau dền, mồng tơi, càng cua thì khi ăn có hương vị ngon đặc biệt.

Có lẽ giờ đây có nhiều điều mới mẻ mà chúng ta đang phải sống, thích nghi, đối mặt nhưng chẳng bao giờ chúng ta được phép xem thường tính người, tình người, sự tương thân tương ái, chia ngọt sẻ bùi, sự tự lực sáng tạo. Nó vẫn còn nguyên giá trị. Đó là chất lính Trường Sơn của ba tôi.

Giờ ba tôi tuổi đã cao nhưng tôi luôn tự hào về ba - người đã để lại dấu ấn đậm nét trong hành trình trưởng thành của chị em tôi hôm nay. Ba tôi đâu phải lạc hậu, đâu phải kỳ cục mà ba luôn thể hiện đậm chất lính.

Cảm ơn bạn đọc gửi bài dự thi Kể chuyện hòa bình

Nhân kỷ niệm 50 năm hòa bình, cuộc thi viết Kể chuyện hòa bình (báo Tuổi Trẻ tổ chức, Tập đoàn Cao su Việt Nam đồng hành) để bạn đọc gửi đến những câu chuyện xúc động, khó phai của từng gia đình, từng con người cũng như tâm tư về ngày thống nhất 30-4-1975, về 50 năm hòa bình.

Cuộc thi dành cho tất cả người Việt Nam trong và ngoài nước, không giới hạn độ tuổi, nghề nghiệp.

Kể chuyện hòa bình nhận bài viết tối đa 1.200 chữ bằng tiếng Việt, khuyến khích kèm theo ảnh, video minh họa gửi đến email [email protected]. Chỉ nhận bài qua email, không nhận qua đường bưu điện để tránh thất lạc.

Bài dự thi chất lượng sẽ được lựa chọn đăng trên các sản phẩm của Tuổi Trẻ, được nhận nhuận bút và các bài qua vòng sơ khảo sẽ được in thành sách (sách không trả nhuận bút - không bán). Bài dự thi phải chưa từng tham gia bất kỳ cuộc thi viết nào khác và chưa từng được đăng trên các phương tiện truyền thông, mạng xã hội.

Tác giả gửi bài chịu trách nhiệm về bản quyền của bài viết, ảnh và video dự thi, không nhận ảnh video minh họa lấy từ trên mạng xã hội không có bản quyền. Tác giả phải ghi địa chỉ, điện thoại, email, số tài khoản, số căn cước công dân để ban tổ chức liên lạc, gửi nhuận bút hoặc giải thưởng.

Sài Gòn, 30-4 và má - Ảnh 2.

Tính đến hết ngày 20-3, cuộc thi viết Kể chuyện hòa bình đã nhận được 80 bài dự thi của bạn đọc.

Lễ trao giải và ra mắt sách Kể chuyện hòa bình

Ban giám khảo gồm các nhà báo, nhà văn hóa tên tuổi cùng đại diện báo Tuổi Trẻ sẽ xét duyệt chấm giải từ các bài đã qua sơ khảo và chọn trao thưởng cho những bài dự thi chất lượng.

Lễ trao giải, ra mắt sách Kể chuyện hòa bình và đặc san báo Tuổi Trẻ 30-4 dự kiến tổ chức tại Đường sách TP.HCM vào cuối tháng 4-2025. Quyết định của ban tổ chức là quyết định cuối cùng.

Giải thưởng Kể chuyện hòa bình

- 1 giải nhất: 15 triệu đồng + giấy chứng nhận, sách, đặc san Tuổi Trẻ.

- 2 giải nhì: 7 triệu đồng mỗi giải + giấy chứng nhận, sách, đặc san Tuổi Trẻ.

- 3 giải ba: 5 triệu đồng mỗi giải + giấy chứng nhận, sách, đặc san Tuổi Trẻ.

- 10 giải khuyến khích: 2 triệu đồng mỗi giải + giấy chứng nhận, sách, đặc san Tuổi Trẻ.

- 10 giải bạn đọc bình chọn: 1 triệu đồng mỗi giải + giấy chứng nhận, sách, đặc san Tuổi Trẻ. Số điểm bình chọn được tính dựa trên tương tác với bài viết, trong đó 1 sao = 15 điểm, 1 tim = 3 điểm, 1 like = 2 điểm.

Các giải thưởng còn được kèm giấy chứng nhận, sách, đặc san Tuổi Trẻ 30-4.

Ban tổ chức

Kể chuyện hòa bình: Cái hẹn chưa tròn

Tôi sinh ra khi chiến tranh đã trở thành những bài học lịch sử, khi tiếng bom rền chỉ vang lên trong mấy thước phim tài liệu, và người ông tôi chưa từng biết mặt chỉ còn sống trong mớ ký ức mơ hồ quên nhớ của bà ngoại.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Điện Kính Thiên là biểu tượng quyền lực tối cao của triều đình Đại Việt

Điện Kính Thiên là biểu tượng quyền lực tối cao của triều đình Đại Việt, trải dài từ thế kỷ XI đến thế kỷ XVIII, là không gian vật chất quan trọng và mang giá trị về tâm linh và triết lý sâu sắc.

Điện Kính Thiên là biểu tượng quyền lực tối cao của triều đình Đại Việt

'Huyền thoại bún bò Huế' từng được Anthony Bourdain ca ngợi qua đời

Một số tin tức nổi bật: Thương Ba Sịa của Mẹ biển; Skibidi Toilet được chuyển thể thành phim; 'Lunch Lady' huyền thoại qua đời ở tuổi 58; Hoa hậu Somalia lên tiếng về hủ tục cắt âm vật.

'Huyền thoại bún bò Huế' từng được Anthony Bourdain ca ngợi qua đời

Chu Viên Viên, diễn viên đóng Tống Khánh Linh, qua đời ở tuổi 51

Diễn viên Chu Viên Viên, nổi tiếng với vai diễn Tống Khánh Linh trong phim Tôn Trung Sơn, qua đời ở tuổi 51 sau quãng thời gian dài chiến đấu với bệnh tật.

Chu Viên Viên, diễn viên đóng Tống Khánh Linh, qua đời ở tuổi 51

Tượng bà Melania Trump bị cưa chỉ còn bàn chân

Bức tượng của bà Melania Trump một lần nữa bị phá hoại ngay tại quê nhà Slovenia.

Tượng bà Melania Trump bị cưa chỉ còn bàn chân

Hòa Hiệp biến tấu câu chuyện Thạch Sùng

Hòa Hiệp được biết đến là kép đẹp trên các sân khấu kịch Hồng Vân, Idecaf, trên phim ảnh. Nay anh bắt tay viết kịch bản và dàn dựng với câu chuyện Thạch Sùng.

Hòa Hiệp biến tấu câu chuyện Thạch Sùng

Lặng nghe các họa sĩ 'Kể chuyện sau ngày thống nhất'

Với 105 tác phẩm hội họa, điêu khắc, ký họa, cuộc trưng bày chuyên đề 'Kể chuyện sau ngày thống nhất' mang đến một không gian nghệ thuật giàu cảm xúc, tái hiện sống động những ký ức lịch sử và kết nối quá khứ với hiện tại.

Lặng nghe các họa sĩ 'Kể chuyện sau ngày thống nhất'
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar