15/04/2025 10:24 GMT+7
Trở lại chủ đề

Nồi cơm ngày hòa bình

Mỗi năm đến dịp 30-4, tôi lại về quê để được ngồi bên bà, nghe kể lại câu chuyện mà tôi đã nghe hàng chục lần nhưng chưa bao giờ thấy cũ.

Kể chuyện hòa bình - Ảnh 1.

Ảnh minh họa: HOÀNG ĐIỆP

Với tôi, 30-4 không chỉ là ngày của đất nước, mà còn là ngày của gia đình, ngày nồi cơm của bà tôi bốc khói trong nước mắt và nụ cười.

Ngọn gió thổi sạch bao năm sợ hãi

Năm ấy, bà tôi 37 tuổi. Ông mất sớm trong một trận càn, để lại bà với năm người con nheo nhóc giữa những mùa bom, mùa đói. Nhà bà nằm sát mé sông Cổ Chiên. Trong chiến tranh, nơi đó lại là vùng "xôi đậu" - sáng yên bình, trưa nghe tiếng pháo, chiều thấy khói lửa bốc lên từ đâu đó không xa.

Chiến tranh, trong ký ức của bà, không phải là trận đánh hay khẩu súng. Bà không nhớ tên tướng, không biết quân phục bên nào ra sao. Nhưng bà nhớ rất rõ cái đói đến quặn ruột, cái rét run người khi mưa dầm mấy ngày không dứt, và cả nỗi sợ mơ hồ khi một người ra khỏi nhà rồi không quay trở lại.

Sáng 30-4-1975, bà dậy từ tinh mơ như mọi ngày. Bếp rơm bắt đầu bén lửa, nồi cơm đặt lên bằng số gạo bà đổi từ mấy con cá rô bắt được dưới mương chiều hôm trước. Khói bếp cuộn lên, quyện với mùi rơm rạ và tiếng chim sẻ ríu rít đầu ngõ.

Bà kể: "Tao nhớ rõ cái mùi khói ngày đó. Nó khét khét, nhưng lạ là thấy ấm lắm. Ấm như lòng biết sắp có chuyện lớn". Rồi bất ngờ tiếng la từ xóm trên vọng xuống, hối hả mà ngập ngừng: "Hòa bình rồi má ơi!".

Bà ngỡ ai đó say rượu, nói tầm bậy. Nhưng rồi thêm người nữa, rồi cả xóm rần rần kéo ra đầu làng. Bà bảo: "Lúc đó, tao nghe mà cái vá đang cầm cũng rớt xuống đất. Tự nhiên khóc. Khóc như chưa từng khóc vậy. Không phải vì buồn, mà vì trong lòng như có ngọn gió thổi sạch bao năm sợ hãi".

Chan đầy hy vọng

Mỗi nhà gom một ít gạo, bắp, khoai rồi nấu chung một nồi cơm thật lớn ngay giữa sân đình. Tiếng cười xen nước mắt nhiều lắm.

Có người ôm nhau khóc vì biết chồng mình còn sống, có người lặng lẽ bỏ ra mé sông vì hay tin con mình đã nằm lại đâu đó. Lũ trẻ con chạy nhảy khắp sân, không còn bị người lớn cấm đoán vì sợ đạn lạc.

Bà tôi mang theo thúng cơm vừa chín tới, thơm nức mùi rơm rạ. Trộn thêm nồi cá linh kho khô, món ăn của nghèo khó, nhưng hôm ấy lại ngon đến lạ. Người ta ngồi ăn như để tin rằng: Ừ, thiệt rồi, hòa bình rồi. Không mơ đâu.

Bà cười, móm mém: "Không phải vì cá ngon cơm trắng, mà vì lần đầu tiên trong đời tao thấy yên trong lòng. Tao ăn mà không còn sợ tiếng súng. Cơm hòa bình nó khác lắm con ơi".

Không ai nói thành lời, nhưng ai cũng hiểu: từ nay, mỗi hạt cơm sẽ không còn chan nước mắt vì mất mát mà sẽ chan đầy hy vọng cho ngày mai.

Bà tôi đã yếu lắm rồi, mắt mờ, tai lãng, nhưng ký ức thì vẫn nguyên vẹn như hôm qua. Mỗi dịp 30-4 bà lại biểu tôi nấu một nồi cơm thật trắng, để lên bàn thờ cúng ông, cúng những người đã nằm xuống trong chiến tranh. Bà nhắc khẽ: "Ăn cơm trong hòa bình, đừng quên người nằm xuống".

Cháu tôi không biết chiến tranh là gì, không hiểu vì sao một nồi cơm lại khiến bà nội rơi nước mắt. Nhưng tôi tin, một ngày nào đó, nó sẽ hiểu, vì có những nồi cơm không chỉ để ăn mà để nhớ. Để biết ơn những ngày hòa bình quý giá mà bao người đi trước đã đánh đổi bằng cả cuộc đời.

Cảm ơn hơn 600 bạn đọc đã gửi bài dự thi Kể chuyện hòa bình

Nhân kỷ niệm 50 năm hòa bình, cuộc thi viết Kể chuyện hòa bình (báo Tuổi Trẻ tổ chức, Tập đoàn Cao su Việt Nam đồng hành, diễn ra từ 10-3 đến 15-4) để bạn đọc gửi đến những câu chuyện xúc động, khó phai của từng gia đình, từng con người cũng như tâm tư về ngày thống nhất 30-4-1975, về 50 năm hòa bình.

Cuộc thi dành cho tất cả người Việt Nam trong và ngoài nước, không giới hạn độ tuổi, nghề nghiệp.

Kể chuyện hòa bình nhận bài viết tối đa 1.200 chữ bằng tiếng Việt, khuyến khích kèm theo ảnh, video minh họa gửi đến email [email protected]. Chỉ nhận bài qua email, không nhận qua đường bưu điện để tránh thất lạc.

Bài dự thi chất lượng sẽ được lựa chọn đăng trên các sản phẩm của Tuổi Trẻ, được nhận nhuận bút và các bài qua vòng sơ khảo sẽ được in thành sách (sách không trả nhuận bút - không bán). Bài dự thi phải chưa từng tham gia bất kỳ cuộc thi viết nào khác và chưa từng được đăng trên các phương tiện truyền thông, mạng xã hội.

Tác giả gửi bài chịu trách nhiệm về bản quyền của bài viết, ảnh và video dự thi, không nhận ảnh video minh họa lấy từ trên mạng xã hội không có bản quyền. Tác giả phải ghi địa chỉ, điện thoại, email, số tài khoản, số căn cước công dân để ban tổ chức liên lạc, gửi nhuận bút hoặc giải thưởng.

Sài Gòn, 30-4 và má - Ảnh 2.

Tính đến hết ngày 14-4, cuộc thi viết Kể chuyện hòa bình đã nhận được hơn 600 bài dự thi của bạn đọc.

Lễ trao giải và ra mắt sách Kể chuyện hòa bình

Ban giám khảo gồm nhà báo Nguyễn Trường Uy - phó tổng thư ký tòa soạn báo Tuổi Trẻ, TS Nguyễn Thị Hậu - phó tổng thư ký Hội khoa học lịch sử Việt Nam và Tổng Thư ký Hội Sử học TP HCM, nhà nghiên cứu - nhà văn Nguyễn Trương Quý sẽ xét duyệt chấm giải từ các bài đã qua sơ khảo và chọn trao thưởng cho những bài dự thi chất lượng.

Lễ trao giải, ra mắt sách Kể chuyện hòa bình và đặc san báo Tuổi Trẻ 30-4 dự kiến tổ chức tại Đường sách TP.HCM vào cuối tháng 4-2025. Quyết định của ban tổ chức là quyết định cuối cùng.

Giải thưởng Kể chuyện hòa bình

- 1 giải nhất: 15 triệu đồng + giấy chứng nhận, sách, đặc san Tuổi Trẻ.

- 2 giải nhì: 7 triệu đồng mỗi giải + giấy chứng nhận, sách, đặc san Tuổi Trẻ.

- 3 giải ba: 5 triệu đồng mỗi giải + giấy chứng nhận, sách, đặc san Tuổi Trẻ.

- 10 giải khuyến khích: 2 triệu đồng mỗi giải + giấy chứng nhận, sách, đặc san Tuổi Trẻ.

- 10 giải bạn đọc bình chọn: 1 triệu đồng mỗi giải + giấy chứng nhận, sách, đặc san Tuổi Trẻ.

Số điểm bình chọn được tính dựa trên tương tác với bài viết, trong đó 1 sao = 15 điểm, 1 tim = 3 điểm, 1 like = 2 điểm.

Các giải thưởng còn được kèm giấy chứng nhận, sách, đặc san Tuổi Trẻ 30-4.

Ban tổ chức

Ngày hòa bình của nữ biệt động Sài Gòn

Chiến tranh đã lùi xa nhưng ký ức về ngày chiến đấu, rồi chứng kiến đất nước thống nhất, hòa bình vẫn hiện rõ mồn một trong trí nhớ của những nữ chiến sĩ biệt động Sài Gòn.


Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Hậu trường tại Truyền hình Quốc phòng hôm phát trực tiếp lễ duyệt binh Ngày Chiến thắng của Nga

Một ngày sau lễ duyệt binh Ngày Chiến thắng trong chiến tranh vệ quốc vĩ đại diễn ra ở Nga ngày 9-5, dư âm vẫn còn nguyên vẹn trong lòng ông Vũ Mạnh Cường.

Hậu trường tại Truyền hình Quốc phòng hôm phát trực tiếp  lễ duyệt binh Ngày Chiến thắng của Nga

Trần Lực: Sân khấu không bao giờ chết, chỉ các nghệ sĩ chết

‘Khán giả không bao giờ quay lưng với một thứ nghệ thuật hay. Có người nói sân khấu chết rồi; tôi lại cho rằng sân khấu không bao giờ chết, mà do các nghệ sĩ chết’.

Trần Lực: Sân khấu không bao giờ chết, chỉ các nghệ sĩ chết

Lạc vào vòng xoáy vũ trụ bao la trong tranh acrylic của 'là Hương'

Trong triển lãm cá nhân đầu tiên mang tên 'là Hương 2025', họa sĩ Nguyễn Thu Hương trình bày sắp đặt hơn 150 tranh acrylic và 400 đĩa gốm, 150 bình gốm thể hiện cá tính sáng tạo, cảm xúc nghệ thuật riêng.

Lạc vào vòng xoáy vũ trụ bao la trong tranh acrylic của 'là Hương'

PGS.TS Phạm Văn Tình đột ngột qua đời

PGS.TS Phạm Văn Tình - chuyên gia về ngôn ngữ học, phó viện trưởng Viện Nghiên cứu Việt Nam học, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam học - đột ngột qua đời sáng sớm nay, 10-5.

PGS.TS Phạm Văn Tình đột ngột qua đời

Làm món đậu hũ xốt mắc khén Lai Châu, củ sen Đồng Tháp chiên giòn cùng đầu bếp Thanh Thiện

Cuốn sách 'Ăn xanh sống lành' vừa được đầu bếp Trần Lê Thanh Thiện giới thiệu đến mọi người, gửi thông điệp: Ăn chay không đơn thuần vì tôn giáo, mà vì sức khỏe an lành của chúng ta.

Làm món đậu hũ xốt mắc khén Lai Châu, củ sen Đồng Tháp chiên giòn cùng đầu bếp Thanh Thiện

Vụ bắn súng thần công ‘lạc’ vào khán giả: Đề nghị cung cấp giấy tờ nguồn gốc pháo cho công an

Đơn vị tổ chức mô phỏng bắn súng thần công ở khu vực Kỳ đài Huế được yêu cầu cung cấp các loại tài liệu, giấy tờ chứng minh nguồn gốc hợp pháp của loại pháo cho Công an TP Huế.

Vụ bắn súng thần công ‘lạc’ vào khán giả: Đề nghị cung cấp giấy tờ nguồn gốc pháo cho công an
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar