TTCT - Trong khi chờ đợi ngưng bắn, đàm phán, chiến tranh vẫn chưa chấm dứt giữa Ukraine và Nga, vẫn còn những cuộc đụng độ bằng đủ loại vũ khí tối hậu của hai bên. Ảnh: ReutersHãng tin Ukrinform của Ukraine sáng thứ hai 5-5 loan tin ở Biển Đen, Nga có một tàu chiến có khả năng phóng 6 tên lửa hành trình Kalibr, còn ở Địa Trung Hải Nga có 3 tàu chiến, trong đó có một tàu chở tên lửa Kalibr có khả năng phóng tới 8 tên lửa. Ở biển Azov không có tàu chiến nào của Nga được phát hiện. Ukrinform nhắc lại tin trước đó, "một đơn vị hải quân Ukraine đã nhắm bắn mục tiêu và phá hủy thành công một xe tải Ural của đối phương cùng một khẩu đại bác D-30". Bên kia chiến tuyến, hãng tin Nga Tass cùng ngày đăng tin các hệ thống phòng không của Nga đã phá hủy bảy quả bom JDAM, một tên lửa HIMARS và 292 UAV của đối phương trong 24 giờ qua.Từ pháo D-30 tới dàn phóng tên lửa HIMARSHai mẩu tin trên cho thấy phía Nga vẫn đang tận dụng tên lửa Kalibr và triển khai tàu hải quân có trang bị tên lửa này ở Địa Trung Hải, trong khi phía Ukraine thì vẫn sử dụng đại bác D-30, có từ thời Liên Xô cũ, bên cạnh những vũ khí mới từ phương Tây như bom JDAM, tên lửa HIMARS và UAV các loại.Pháo D-30 mà Ukraine sử dụng là di sản thời Liên Xô, được Cục Thiết kế Petrov của Liên Xô thiết kế dựa trên pháo M-30 122mm và được sản xuất bởi Công xưởng số 9, lần đầu tiên đưa vào sử dụng năm 1963. D-30 được kéo bằng xe, có tổng trọng lượng chiến đấu là 3,2 tấn và tốc độ 80 km/h trên đường nhựa. Tầm bắn tối đa sử dụng đạn pháo tầm xa mở rộng là 21,9km, tầm bắn thông thường là 15,3km. D-30 được mệnh danh là "pháo héc ta", do các mảnh đạn pháo phân tán trên một diện tích lên tới 1ha.Trong quân đội Liên Xô cũ, D-30 được trang bị cho 72 sư đoàn bộ binh cơ giới và 36 sư đoàn xe tăng. Loại pháo này hiện vẫn đang được quân đội nhiều nước sử dụng. D-30 được thiết kế để bắn các loại đạn FRAG-HE (phân mảnh, nổ mạnh) và HEAT-FS (nổ mạnh, chống tăng, ổn định bằng vây đuôi) tiêu chuẩn, cũng như các loại khí Sarin kích nổ bằng TNT và đạn hóa học khác. Nếu muốn mở rộng tầm bắn thì sẽ dùng đạn RAP (đạn được rocket hỗ trợ).Pháo D-30 của quân đội Afghanistan. Ảnh: WikipediaNgoài di sản D-30 thời Liên Xô cũ, Ukraine đang sử dụng bom thông minh JDAM của Mỹ. Mỹ cung cấp loại bom này cho Ukraine lần đầu tiên vào tháng 2-2023 và không quân Ukraine đã cải tiến bom để có thể thả từ máy bay Sukhoi của họ. Ukraine lần đầu thả bom JDAM vào ngày 6-3-2023 nhằm vào các vị trí của Nga.Cùng bom JDAM, Ukraine còn nhận được pháo tên lửa HIMARS. Đây là những hệ thống pháo phản lực di động cao, có thể bắn được nhiều loại tên lửa với tầm bắn đến 500km. Vào đầu cuộc chiến, Ukraine thất thế trong các cuộc đấu pháo trước Nga vốn sử dụng hệ thống pháo phản lực nhiều nòng BM-30 Smerch (Cơn lốc) lắp trên xe vận tải MAZ-543M. Mỗi xe lắp 12 ống phóng 300mm, có thể bắn cả 12 viên đạn pháo thông thường chỉ trong khoảng 20 giây. Một tiểu đoàn BM-30 Smerch với 4 xe phóng, bắn đi 48 viên đạn pháo, sẽ tạo hỏa lực đủ để hủy diệt phần lớn các mục tiêu trong một khu vực rộng 800x800m.Các phiên bản hiện đại hóa từ những năm 2000 trở về sau còn được trang bị loại đạn có điều khiển dẫn đường bằng vệ tinh GLONASS (tương tự hệ thống GPS của phương Tây), độ chính xác rất cao, độ lệch mục tiêu chỉ khoảng 2m, tầm bắn cũng đạt tới 120km, thậm chí 200km. Tuy nhiên, điểm trừ của BM-30 Smerch là thời gian nạp đạn lại hết 36 phút. Trong khi đó, các dàn HIMARS, tuy chỉ gồm 6 tên lửa, song có tốc độ nạp lại tên lửa chỉ 4-5 phút. Nghĩa là khi một dàn BM-30 Mersch bắn xong 12 tên lửa rồi nạp đạn thì trong thời gian đó sẽ bị tới 48 đến 54 lượt tên lửa đối phương bắn trả từ chỉ một dàn HIMARS.HIMARS là bệ phóng tên lửa đặt trên xe tải 5 tấn, chỉ có thể bắn liên tiếp sáu tên lửa dẫn đường, hoặc một tên lửa chiến thuật lục quân (ATACM), có tầm bắn 300km. Lần đầu tiên, vào ngày 5-6-2024, Ukraine đã triển khai tên lửa HIMARS trong cuộc tấn công vào Belgorod, một thành phố ở miền tây nước Nga. Với đầu đạn có tính năng "sức nổ cao" (HE), tức nổ ở tốc độ siêu thanh đạt đến Mach 2,5, nên HIMARS khó bị chặn đường. Vấn đề nan giải cho Ukraine là bị Mỹ hạn chế bắn tên lửa HIMARS vào lãnh thổ Nga để tránh leo thang xung đột.Hệ thống HIMARS. Ảnh: The War ZoneĐối đầu tên lửa hành trình KalibrĐối trọng phía Nga là tên lửa Kalibr, mà NATO gọi là SS-N-27 Sizzler và SS-N-30A, được đưa vào sử dụng lần đầu tiên năm 1994. Có nhiều phiên bản tên lửa Kalibr khác nhau: phóng thẳng đứng từ tàu mặt nước, phóng từ tàu ngầm qua ống phóng thủy lôi, và phóng từ máy bay từ một thùng chứa thả trên không, cùng các biến thể chống tàu và tấn công trên bộ. Một số phiên bản có tầng đẩy phụ cho phép tiếp cận mục tiêu với tốc độ siêu thanh, trong khi các phiên bản cận âm có tầm bắn lớn hơn các biến thể siêu thanh.Có nhiều ước tính khác nhau về tầm xa của tên lửa Kalibr. Đầu tiên, Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ ước tính tầm bắn của tên lửa này là 1.400km, còn Bộ Quốc phòng Nga đưa ra tầm bắn là "gần 1.500km". Hôm 21-8-2015, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ash Carter (thời tổng thống Barack Obama) từng cảnh báo: "Matxcơva dưới thời Vladmir Putin đang nổi lên trở lại như một mối đe dọa an ninh hiện hữu qua việc sắp triển khai một tên lửa mới có khả năng nhắm mục tiêu vào toàn bộ châu Âu bằng đầu đạn hạt nhân hoặc thông thường", theo The Washington Free Bacon.Tên lửa Kalibr có thể mang đầu đạn nặng tới 500kg, có thể được sử dụng để tấn công các mục tiêu cả trên biển và đất liền. Tàu hải quân Nga trang bị SSN-30 cũng có thể được triển khai từ Biển Đen đến Kaliningrad, lãnh thổ tách rời của Nga ven biển Baltic, giáp Ba Lan và Litva. Các tàu ngầm Nga lớp Kilo, Lada, Amur, Akula, Yasen và Borei đều có thể là bệ phóng cho tên lửa này. Các tàu khu trục lớp Đô đốc Gorshkov, Đô đốc Grigorovich và Gepard của Nga và tàu khu trục lớp Talwar của Ấn Độ cũng vậy.Trước cuộc chiến Ukraine, vào tháng 10-2015, một khinh hạm lớp Gepard và ba tàu hộ tống lớp Buyan-M của hải quân Nga, thuộc Hạm đội Caspi đã phóng 26 tên lửa hành trình hệ thống Kalibr-NK 3M14T từ Biển Caspi vào 11 mục tiêu ở Syria. Các tên lửa đã bay được 1.500km, qua không phận Iran và Iraq và tấn công mục tiêu ở các tỉnh Raqqa, Aleppo và Idlib. Được biết, Việt Nam đang sử dụng cả tàu ngầm lớp Kilo lẫn khinh hạm lớp Gepard.Tên lửa Kalibr của Nga phóng đi từ tàu chiến. Ảnh: csis.orgChương chót của cuộc chiến ?Mới hôm 4-5, Tổng thống Nga Putin đã tuyên bố trong cuộc trò chuyện với nhà báo Pavel Zarubin: "Chúng ta có đủ năng lực và phương tiện để hoàn thành những gì chúng ta đã bắt đầu vào năm 2022 với kết quả mà Nga cần mà không cần dùng đến vũ khí hạt nhân", Tass 4-5 đưa tin với tựa nguyên văn "Nga có thể hoàn thành thành công chiến dịch đặc biệt mà không cần vũ khí hạt nhân". Bài báo trích lời ông Putin: "Họ muốn khiêu khích chúng ta, muốn chúng ta mắc sai lầm", nhưng theo TASS, "Nga đã nhiều lần khẳng định lập trường sử dụng vũ khí hạt nhân sẽ là lựa chọn cuối cùng của mình".Tuyên bố trên được đưa ra vào lúc mà Hoa Kỳ, dưới trào Tổng thống Donald Trump, dứt khoát chủ trương rằng "cuộc xung đột giữa Ukraine và Nga là không thể kéo dài được và phải kết thúc", như qua loan báo của Bộ Ngoại giao Mỹ hôm 12-3. Cũng theo thông báo này, Mỹ đã cung cấp 66,5 tỉ USD viện trợ quân sự kể từ 24-2-2022, và khoảng 69,2 tỉ USD viện trợ quân sự kể từ năm 2014; trong đó, Mỹ đã 55 lần sử dụng quyền giải ngân khẩn cấp của tổng thống kể từ tháng 8-2021 để cung cấp viện trợ quân sự cho Ukraine với tổng giá trị khoảng 31,7 tỉ USD từ kho dự trữ của Bộ Quốc phòng.Cụ thể, viện trợ phòng không bao gồm 3 khẩu đội phòng không Patriot và đạn dược; 12 hệ thống tên lửa đất đối không tiên tiến quốc gia (NASAMS) và đạn dược; hệ thống phòng không HAWK và đạn dược; tên lửa phòng không AIM-7, RIM-7 và AIM-9M; hơn 3.000 tên lửa phòng không Stinger; hệ thống phòng không Avenger; hệ thống máy bay không người lái chống máy bay (c-UAS) và đạn dược VAMPIRE; hệ thống tên lửa dẫn đường bằng laser c-UAS di động...■ Trong số các khoản viện trợ phòng không, đáng lưu ý là các hạng mục "21 radar giám sát trên không; thiết bị tích hợp bệ phóng, tên lửa và radar của phương Tây với các hệ thống của Ukraine; thiết bị hỗ trợ và duy trì năng lực phòng không hiện có của Ukraine".Đây là những hạng mục then chốt nhằm biến cải hệ thống phòng không vốn có của Ukraine, vốn theo hệ Liên Xô cũ, tương thích với hệ thống của Mỹ và NATO. Chi tiết trên cho thấy việc du nhập và thích hợp hóa vũ khí từ hệ Mỹ và NATO vào một hệ thống theo hệ Liên Xô là hoàn toàn khả dĩ. Trở lại Bạn đang đọc trong chuyên đề "Chiến sự Nga - Ukraine Tiếp theo Tags: Tổng thống Nga PutinUkraine NgaHIMARSTên lửa
Kim Nguyen Baraldi: Đọc sách là lúc thời gian có nhịp điệu khác... ZÉT NGUYỄN THỰC HIỆN 08/05/2025 3245 từ
Chuẩn bị, bổ sung quân số tham gia diễu binh, diễu hành dịp 80 năm Quốc khánh NAM TRẦN 12/05/2025 Bộ Tổng tham mưu đã làm việc với các cơ quan, đơn vị về đề án tổ chức lực lượng quân đội, dân quân tự vệ tham gia diễu binh, diễu hành trong Lễ kỷ niệm 80 Cách mạng Tháng Tám thành công và Quốc khánh 2-9.
CEO hãng vắc xin COVID-19 'Made in Vietnam' qua đời HỒNG PHÚC 13/05/2025 Ông Hồ Nhân, tổng giám đốc Công ty Nanogen, đơn vị nghiên cứu sản xuất loại vắc xin COVID-19 "Made in Vietnam" vừa qua đời ở tuổi 59.
Ông Trump ký sắc lệnh giúp giảm giá thuốc tại Mỹ đến 90% NGHI VŨ 12/05/2025 Theo sắc lệnh, Chính phủ Mỹ sẽ có biện pháp nếu các công ty dược phẩm trong thời gian tới không đạt được tiến triển đáng kể cho nỗ lực giảm giá thuốc tại Mỹ cho bằng các quốc gia phát triển khác.
Sau bữa sáng ở nhà bí thư Thành ủy Hà Nội, Tập đoàn Thuận An trúng thầu dự án cầu Vĩnh Tuy 2 THÂN HOÀNG 12/05/2025 Năm 2020, chủ tịch Tập đoàn Thuận An gặp giám đốc Ban quản lý dự án Hà Nội trong bữa ăn sáng tại nhà bí thư thành ủy, sau đó được tạo điều kiện để trúng gói thầu ở dự án cầu Vĩnh Tuy 2.