05/02/2015 09:10 GMT+7

​Viêm khớp và trời lạnh

BS NGUYỄN THANH HẢI
BS NGUYỄN THANH HẢI

TT - Trời lạnh, nhiều người mắc bệnh khớp than phiền bị đau nhiều hơn. Kinh nghiệm dân gian cũng cho rằng trời lạnh làm cho bệnh khớp nặng hơn.

Tập thể dục nhẹ nhàng để vận động các khớp đau khi trời lạnh là lời khuyên của bác sĩ - Ảnh: Thanh Tùng

Các bác sĩ chuyên khoa cũng đồng ý một số bệnh nhân mắc bệnh khớp thường than phiền là các triệu chứng đau và cứng khớp sẽ xấu hơn với những thay đổi thời tiết.

Tuy nhiên, không phải ai cũng thế. Chúng ta biết rằng sử dụng túi nhiệt hoặc buồng tắm vòi nước nóng có thể thư giãn những cơ bắp xung quanh các khớp, làm giảm độ cứng và đau cho một số khớp. Ngược lại, chườm nước đá có thể giảm bớt tình trạng viêm ở các khớp bị sưng đau.

Vậy thời tiết có ảnh hưởng đến viêm khớp?

Cho đến bây giờ chưa có nhiều nghiên cứu khoa học thật sự giải quyết câu hỏi này. Năm 1961, chuyên gia viêm khớp nổi tiếng J. Hollander đã tiến hành một nghiên cứu, trong đó ông xây dựng một buồng khí hậu và chứng minh rằng độ ẩm cao kết hợp với áp suất không khí thấp có liên quan với sự tăng đau và sưng khớp.

Cả yếu tố thời tiết, bởi chính nó dường như ảnh hưởng đến các triệu chứng chung của khớp. Nghiên cứu này đã bị chỉ trích vì số lượng hạn chế của các bệnh nhân được đánh giá (12 bệnh nhân).

Giả thuyết của nghiên cứu này là các khớp bị viêm sưng lên khi khí áp suất giảm xuống. Sự viêm sưng khớp đã kích thích các dây thần kinh xung quanh khớp xương có thể cảm nhận sự đau đớn và gây ra độ cứng khớp. Các mô xung quanh các khớp giống như một quả bóng, áp suất khí quyển cao tác động từ bên ngoài sẽ giữ cho các mô không nở rộng.

Khi áp suất khí quyển xuống thấp thì các mô sẽ nở ra. Áp suất khí quyển thường giảm xuống trước khi thời tiết xấu xuất hiện. Áp suất không khí thấp cho phép mô nở ra và có thể gây áp lực lên khớp.

Theo Jamison (Ðại học Y khoa Harvard, Mỹ), các thay đổi vi thể này chúng ta khó có thể nhận thấy, chỉ những người bị đau khớp mãn tính, khi dây thần kinh trở nên nhạy cảm hơn do chấn thương, viêm, sẹo hoặc dính mới có những cảm giác về điều đó.

Có nên chuyển đến vùng khí hậu ấm áp để sinh sống?

Nếu các giả thuyết trên được chứng minh là đúng (hiện vẫn chưa được chấp nhận rộng rãi) thì người bị viêm khớp có nên di chuyển đến vùng có khí hậu ấm áp hơn để sinh sống? Ðây là một câu hỏi mà các bác sĩ thường xuyên nghe từ những bệnh nhân viêm khớp.

Họ thường đổ lỗi cho thời tiết lạnh, mưa, bão gây ra cơn đau và thường hỏi ý kiến bác sĩ về việc có nên di chuyển đến vùng có khí hậu ấm áp, khô ráo hay không? Câu trả lời là không. Chuyển nhà sang một môi trường khí hậu khác nhau dường như không tạo sự khác biệt trong thời gian dài.

Nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng không có chuyện cơ thể người bị bệnh khớp sẽ thiết lập một trạng thái cân bằng mới với khí hậu địa phương. Kết quả là những thay đổi về thời tiết ảnh hưởng đến các triệu chứng viêm khớp trong cùng một cách thức, không phụ thuộc vào thời tiết trung bình tổng thể thực tế.

Ðổi nơi sinh sống là không có khả năng mang lại lợi ích lâu dài vì các bác sĩ ở xứ nóng cũng rất bận rộn với bệnh nhân bị bệnh khớp như các đồng nghiệp ở xứ lạnh!

Nên có thái độ thế nào về viêm khớp và thời tiết?

Có một số bằng chứng cho thấy các triệu chứng của một số bệnh nhân viêm khớp bị ảnh hưởng bởi những thay đổi về thời tiết. Ðiều này không đúng cho tất cả mọi người bị viêm khớp, và cũng không thể tiên đoán được kiểu thay đổi thời tiết nào sẽ tác động đến người bệnh.

Ví dụ, trong một khu điều trị, có thể có một bệnh nhân phàn nàn rằng tuần trước khi trời mưa, các khớp của bệnh nhân bắt đầu đau và bây giờ thời tiết ấm áp bệnh nhân ấy cảm thấy tốt hơn. Ðồng thời ở phòng bên cạnh, một bệnh nhân khác nói với bác sĩ rằng các khớp của mình thấy tồi tệ hơn sau khi trời mưa...

Người thầy thuốc phải làm gì với thông tin này? Mỗi bệnh nhân viêm khớp phải được đánh giá có hệ thống.

Ðiểm mấu chốt là trong khi nguyên nhân chính xác của việc kích hoạt các triệu chứng viêm khớp có thể chưa được hiểu một cách khoa học, thì mỗi bệnh nhân phải thực hiện lối sống và dùng thuốc điều chỉnh theo các điều kiện thời tiết cụ thể mà người bệnh thấy ảnh hưởng đến triệu chứng của họ.

Các biện pháp phòng ngừa

Vận động. Trước khi đi ra ngoài trong thời tiết lạnh, cố gắng tập vận động các khớp đau để làm giãn cơ quanh khớp, tăng tưới máu, giúp giảm đau và giảm cứng khớp.

Giữ ấm. Mặc quần áo ấm, mang vớ, giữ cho nhà cửa ấm áp có thể giúp giảm đau liên quan đến thời tiết lạnh.

Thuốc giảm đau. Khi thời tiết thay đổi, một số người bị viêm khớp sẽ cần phải tăng thuốc giảm đau.

Cải thiện tâm trạng. Những người đau mãn tính thường cảm thấy lo lắng, chán nản và cáu gắt. Vì thế người bệnh cần phải học cách làm thế nào để cải thiện tâm trạng là điều quan trọng.

Ðau liên quan đến thời tiết không phải là một sự thay đổi vĩnh viễn, đó chỉ là tạm thời. Cơ thể thích nghi với sự thay đổi và sẽ di chuyển dịch từ khớp vào hệ tuần hoàn nên bệnh nhân cảm thấy đỡ cứng khớp và đỡ đau hơn. Ðây là những thay đổi sinh lý xảy ra trong mối quan hệ với những thay đổi khí áp.

BS NGUYỄN THANH HẢI

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Lần đầu triển khai nội soi siêu âm, phát triển nội soi tiêu hóa ở miền Tây

Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ đã ra mắt khoa nội soi, triển khai kỹ thuật nội soi siêu âm.

Lần đầu triển khai nội soi siêu âm, phát triển nội soi tiêu hóa ở miền Tây

Phòng khám bị 'bóc phốt' tại Quy Nhơn chưa cung cấp đủ thông tin cho cơ quan chức năng

Sở Y tế tỉnh Gia Lai cho hay Phòng khám đa khoa Phượng Đạt chưa cung cấp đầy đủ thông tin cho sở liên quan tố giác 'chặt chém' người bệnh.

Phòng khám bị 'bóc phốt' tại Quy Nhơn chưa cung cấp đủ thông tin cho cơ quan chức năng

Bảo hiểm trả tiền khám dịch vụ, còn vướng gì?

Tin có thêm một bệnh viện quốc tế mở rộng áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế cho người bệnh đến khám chữa bệnh kể từ đầu tháng 7 gây chú ý, dù chuyện này không mới.

Bảo hiểm trả tiền khám dịch vụ, còn vướng gì?

Trái cây, rau củ màu đỏ thật sự tốt cho tim?

Bài đăng trên Instagram khẳng định ăn trái cây và rau củ màu đỏ như dưa hấu, dâu, củ dền, mâm xôi, cà chua và anh đào sẽ tốt cho tim.

Trái cây, rau củ màu đỏ thật sự tốt cho tim?

5 người được hồi sinh nhờ nghĩa cử hiến tạng

Năm con người, năm số phận đã được hồi sinh từ một quyết định giàu tình người của gia đình người hiến.

5 người được hồi sinh nhờ nghĩa cử hiến tạng

Báo động người trẻ mắc bệnh đái tháo đường

Nếu trước đây khi nhắc đến bệnh đái tháo đường, nhiều người thường nghĩ đến người cao tuổi, trung niên.

Báo động người trẻ mắc bệnh đái tháo đường
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar