20/05/2025 13:50 GMT+7

Video thả tảng đá nặng 1 tấn xuống xe Tesla Cybertruck là giả, do AI tạo ra

Một video đang gây sốt trên mạng xã hội cho thấy chiếc Tesla Cybertruck vẫn nguyên vẹn sau khi bị thả tảng đá 1 tấn từ trên cao xuống. Tuy nhiên, thực tế đây là video giả, được tạo ra bằng công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI).

Đoạn video được tạo ra bằng AI mô tả cảnh một tảng đá nặng khoảng 1 tấn được thả xuống xe Tesla Cybertruck - Nguồn: Instagram/LexRaym

Theo chuyên trang kiểm chứng tin tức Lead Stories, video này lần đầu được đăng tải trên Instagram ngày 30-4 bởi tài khoản @LexRaym - trang cá nhân của Alex Ray, người tự nhận là "nhà sáng tạo kỹ thuật số AI".

Đoạn clip mô tả cảnh một chiếc máy xúc thả một khối đá khổng lồ nặng 1 tấn xuống xe Tesla Cybertruck, nhưng chiếc xe hoàn toàn không bị hư hỏng.

Video này nhận được hơn 1,6 triệu lượt thích (tính đến ngày 20-5) và sau đó được lan truyền rộng rãi trên X và YouTube.

Tuy nhiên nhiều người dùng đã chia sẻ lại đoạn clip mà không đề cập đến nguồn gốc AI của nó, khiến nhiều người tin đây là thật.

Thậm chí có người còn lợi dụng cơ hội này để thể hiện sự ghét bỏ và căm thù với Tập đoàn Tesla trong một bài đăng lại vào ngày 18-5 (hiện đã bị xóa) với dòng mô tả: "Chúng tôi đã thả 1.000kg của sự căm phẫn".

Tuy nhiên, đây chắc chắn là sản phẩm của AI như mô tả của chủ video, đồng thời có nhiều điểm vô lý có thể nhận ra được đây không phải là cảnh quay thật.

Điểm vô lý thứ nhất là phần đầu tay cần của máy xúc, nơi thường gắn gầu hoặc thiết bị kẹp để nâng vật thể, đã bị "xóa" khỏi video. Điều này khiến việc nhấc và giữ tảng đá là không thể.

Tiếp đến, tại thời điểm tảng đá được thả xuống, máy xúc không hề có phản ứng vật lý như rung lắc hoặc giật nhẹ gì cho thấy vừa mới thả một vật nặng ở đầu cần cẩu dài - mâu thuẫn với định luật III Newton về phản lực.

Cuối cùng, sau va chạm với chiếc xe, phần lớn khối đá dường như biến mất thành tro bụi thay vì vỡ ra thành nhiều mảnh vỡ hoặc đống đá vụn có khối lượng tương đương - vi phạm định luật bảo toàn vật chất.

Trước đó, tài khoản @LexRaym cũng từng chia sẻ nhiều nội dung AI khác như người tuyết bị đóng băng, rùa biển khổng lồ có gai và cá sấu dài bằng xe tải… Tất cả chúng đều là những sản phẩm phi thực tế, chỉ mang tính giải trí.

Tesla Cybertruck - Ảnh 1.

Tài khoản @LexRaym - tự nhận là nhà sáng tạo kỹ thuật số AI - cũng từng có nhiều clip giải trí làm bằng AI khác - Ảnh: LEAD STORIES

Vụ việc này một lần nữa dấy lên lo ngại về việc người dùng mạng xã hội chia sẻ nội dung do AI tạo ra mà không kiểm chứng, gây hiểu lầm và lan truyền thông tin sai lệch.

Trong bối cảnh AI phát triển mạnh mẽ, việc nâng cao nhận thức và kỹ năng kiểm tra thông tin là vô cùng cần thiết cho mỗi người.

Ca sĩ Justin Bieber bị lôi kéo vào vụ án buôn bán tình dục vì video cắt ghép

Một video lan truyền trên mạng khiến nhiều người tin rằng nam ca sĩ Justin Bieber sẽ ra làm chứng trong phiên tòa xét xử tội buôn bán tình dục của Sean "Diddy" Combs. Tuy nhiên Hãng tin AFP xác minh đây là video cắt ghép giả mạo.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Chưa có chứng cứ cho thấy ông Biden che giấu việc mình bị ung thư tuyến tiền liệt

Việc ông Biden công bố thông tin mắc ung thư tuyến tiền liệt đã làm dấy lên nhiều nghi vấn và tranh cãi, nhưng các chuyên gia khẳng định đây là căn bệnh phổ biến ở người cao tuổi và không có dấu hiệu bị che giấu như đồn đoán.

Chưa có chứng cứ cho thấy ông Biden che giấu việc mình bị ung thư tuyến tiền liệt

Malaysia lo ngại vì tin giả vắc xin gây đột tử ở trẻ sơ sinh

Một bác sĩ bị đình chỉ giấy phép hành nghề tuyên bố vắc xin gây đột tử ở trẻ sơ sinh, khiến thông tin này lan truyền tại Malaysia và gây hoang mang dù giới chuyên gia đã nhiều lần bác bỏ quan điểm sai lệch này.

Malaysia lo ngại vì tin giả vắc xin gây đột tử ở trẻ sơ sinh

Thông tin ivermectin chữa 'bách bệnh' kể cả COVID-19 và ung thư là sai sự thật

Những năm gần đây, thuốc chống giun sán ivermectin liên tục được lan truyền trên mạng xã hội như một “thần dược” có thể chữa khỏi COVID-19 và ung thư. Tuy nhiên giới chuyên môn khẳng định thông tin này là sai sự thật.

Thông tin ivermectin chữa 'bách bệnh' kể cả COVID-19 và ung thư là sai sự thật

Hà Nội khuyến cáo người dân cảnh giác khi giao dịch vàng bạc online

Công an Hà Nội khuyến cáo người dân cảnh giác trước các thủ đoạn lừa đảo mạo danh doanh nghiệp kinh doanh vàng bạc khi giá vàng biến động mạnh, nhằm tránh bị chiếm đoạt tài sản và thông tin cá nhân.

Hà Nội khuyến cáo người dân cảnh giác khi giao dịch vàng bạc online

Philippines bác bỏ tin đồn sẽ ngừng hệ thống giáo dục phổ thông 12 năm từ tháng 6

Thông tin Philippines ngừng chương trình giáo dục phổ thông 12 năm gây tranh cãi K-12 khiến dư luận hoang mang, Bộ giáo dục nước này đã nhanh chóng khẳng định đây chỉ là tin giả.

Philippines bác bỏ tin đồn sẽ ngừng hệ thống giáo dục phổ thông 12 năm từ tháng 6

Bức ảnh núi lửa phun ra dung nham hình chim phượng hoàng là thật

Một bức ảnh chụp lại dòng dung nham từ núi lửa Etna trên đảo Sicilia ở Ý có hình giống chim phượng hoàng được xác nhận là ảnh thật, không phải sản phẩm trí tuệ nhân tạo như nhiều người nghi ngờ.

Bức ảnh núi lửa phun ra dung nham hình chim phượng hoàng là thật
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar