17/05/2025 18:22 GMT+7

Video clip vợ phó tổng thống Mỹ từ khen chồng bị sửa thành 'hối hận khi lấy chồng'

Một video clip đang lan truyền trên mạng xã hội với nội dung cho rằng bà Usha Vance - vợ Phó tổng thống Mỹ JD Vance - nói hối hận vì đã kết hôn với ông. Tuy nhiên các tổ chức kiểm chứng đã khẳng định video này là sản phẩm cắt ghép, xuyên tạc.

Video clip vợ phó tổng thống Mỹ từ khen chồng bị sửa thành 'hối hận khi lấy chồng' - Ảnh 1.

Đoạn clip deepfake bà Usha Vance có nhiều dấu hiệu bị chỉnh sửa bằng trí tuệ nhân tạo - Ảnh: Instagram/AAP

Một đoạn video lan truyền trên mạng xã hội gần đây cho thấy bà Usha Vance, vợ Phó tổng thống Mỹ JD Vance, bày tỏ sự hối hận khi kết hôn với ông. Tuy nhiên, các chuyên gia xác nhận đây là video deepfake, được tạo ra bằng công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) và hoàn toàn không có thật.

Deepfake là công nghệ sử dụng AI để tạo ra các đoạn video giả mạo khuôn mặt và giọng nói, thường khó phân biệt bằng mắt thường nếu không có công cụ phân tích chuyên sâu.

Đoạn video xuất hiện đầu tiên trên nền tảng Threads, trong đó bà Usha Vance nói rằng việc làm vợ của phó tổng thống khiến bà cảm thấy “xấu hổ” và rằng cuộc hôn nhân của họ “chỉ là một màn trình diễn”.

"Tôi hối hận vì đã kết hôn với JD Vance. Các người gọi tôi là vợ của phó tổng thống, nhưng những từ đó chỉ mang lại cho tôi sự xấu hổ, không một chút vinh quang.

Tôi mặc gì, nói gì và cười thế nào đều phụ thuộc vào tâm trạng của chồng, ngay cả khi tôi cảm thấy ghê tởm trong lòng... Cuộc hôn nhân này không phải vì tình yêu, mà là một màn trình diễn.

Các người biết đấy, làm vợ của phó tổng thống không phải là việc dễ dàng. Dù sao thì tôi cũng có bằng tiến sĩ luật từ Trường Luật Yale”, bà Vance nói trong đoạn video giả mạo.

Theo kết quả kiểm chứng của Hãng thông tấn AAP (Úc), video trên là bản dựng giả mạo từ bài phát biểu thật của bà Vance tại Đại hội toàn quốc Đảng Cộng hòa vào tháng 7-2024, nơi bà đã ủng hộ mạnh mẽ chồng và ca ngợi ông là người "kiên định", sẽ trở thành một phó tổng thống xuất sắc.

Chuyên gia AI Niusha Shafiabady, trưởng bộ môn công nghệ Thông tin tại Đại học Công giáo Úc, chỉ ra nhiều dấu hiệu nhận biết đoạn video trên là deepfake: gương mặt trẻ hóa bất thường, tần suất chớp mắt không tự nhiên, giọng nói không trùng khớp với bản gốc và các chuyển động môi thiếu chính xác.

Ngoài ra, các đặc điểm đặc trưng như tàn nhang ở má và cằm bà Vance cũng biến mất trong video giả, và có hiện tượng hình ảnh bị lỗi quanh vùng hàm trên.

Theo trang Snopes, đoạn clip giả mạo được cho là bắt nguồn từ tài khoản TikTok @rlx13205ijw5 - tài khoản từng đăng nhiều video sử dụng AI để giả mạo Tổng thống Mỹ Donald Trump và các thành viên gia đình ông. Video này sau đó được lan truyền sang các nền tảng khác là Threads và Instagram.

Tuy gia đình ông Vance chưa lên tiếng về vấn đề này nhưng Hãng tin AAP khẳng định không có bằng chứng nào cho thấy bà Vance từng đưa ra những phát ngôn như vậy.

Thực hư việc robot hút bụi làm lộ hình ảnh riêng tư của người dùng

Sự cố rò rỉ hình ảnh từ robot hút bụi Roomba đang làm dấy lên các cuộc tranh luận về quyền riêng tư và cách các thiết bị gia dụng thông minh thu thập, xử lý dữ liệu người dùng.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Bức ảnh núi lửa phun ra dung nham hình chim phượng hoàng là thật

Một bức ảnh chụp lại dòng dung nham từ núi lửa Etna trên đảo Sicilia ở Ý có hình giống chim phượng hoàng được xác nhận là ảnh thật, không phải sản phẩm trí tuệ nhân tạo như nhiều người nghi ngờ.

Bức ảnh núi lửa phun ra dung nham hình chim phượng hoàng là thật

Rò điện khi mưa, hiểu nhầm tai hại về xe điện ở Trung Quốc

Tin đồn xe năng lượng mới (xe điện và xe lai hybrid) rò điện khi trời mưa khiến nhiều người hoang mang tại Trung Quốc.

Rò điện khi mưa, hiểu nhầm tai hại về xe điện ở Trung Quốc

Video tàu du lịch xả nước thải ra đại dương là giả, do AI làm

Một video lan truyền trên TikTok ghi lại cảnh nhiều tàu du lịch xả nước thải chưa qua xử lý ra biển thực chất là giả mạo.

Video tàu du lịch xả nước thải ra đại dương là giả, do AI làm

Ca sĩ Justin Bieber bị lôi kéo vào vụ án buôn bán tình dục vì video cắt ghép

Một video lan truyền trên mạng khiến nhiều người tin rằng nam ca sĩ Justin Bieber sẽ ra làm chứng trong phiên tòa xét xử tội buôn bán tình dục của Sean "Diddy" Combs. Tuy nhiên Hãng tin AFP xác minh đây là video cắt ghép giả mạo.

Ca sĩ Justin Bieber bị lôi kéo vào vụ án buôn bán tình dục vì video cắt ghép

Xôn xao về phát ngôn của Thủ tướng Tây Ban Nha gọi Israel là 'nhà nước diệt chủng'

Phát ngôn của Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sánchez khiến dư luận xôn xao khi ông bị cáo buộc đã gọi Israel là “nhà nước diệt chủng”.

Xôn xao về phát ngôn của Thủ tướng Tây Ban Nha gọi Israel là 'nhà nước diệt chủng'

'86 47': Thông điệp ngẫu nhiên hay lời đe dọa ông Trump?

Con số "86 47" được xếp bằng vỏ sò trong bức ảnh do cựu giám đốc FBI James Comey đăng tải đang gây tranh cãi. Dư luận đặt câu hỏi: Liệu đây có phải là lời đe dọa nhắm vào Tổng thống Trump? Con số này thực sự mang ý nghĩa gì?

'86 47': Thông điệp ngẫu nhiên hay lời đe dọa ông Trump?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar