20/05/2025 09:57 GMT+7
Trở lại chủ đề

Thông tin ivermectin chữa 'bách bệnh' kể cả COVID-19 và ung thư là sai sự thật

Những năm gần đây, thuốc chống giun sán ivermectin liên tục được lan truyền trên mạng xã hội như một “thần dược” có thể chữa khỏi COVID-19 và ung thư. Tuy nhiên giới chuyên môn khẳng định thông tin này là sai sự thật.

COVID-19 - Ảnh 1.

Ảnh chụp màn hình bài đăng trên Facebook ngày 13-5 - Ảnh: AFP

Theo Hãng tin AFP, thông tin sai lệch này xuất hiện từ thời điểm đại dịch COVID-19 bùng phát, và gần đây chúng đã bắt đầu phổ biến trở lại.

Công dụng "hoang đường" của ivermectin

Ngày 7-5-2025, một bài viết được đăng trở lại trên Facebook đã gây sốt với nội dung về công dụng "thần kỳ" của ivermectin với hơn 6 ngàn lượt chia sẻ.

Bài đăng lan truyền này liệt kê 12 công dụng của ivermectin, từ chữa COVID-19 đến ung thư, và khẳng định thuốc này vốn dành cho người từ năm 1987, không chỉ dùng cho gia súc như nhiều người lầm tưởng.

Bài viết còn nhấn mạnh người dùng nên mua loại ivermectin dành cho bò và lợn, cho rằng dùng loại dành cho động vật sẽ hiệu quả hơn.

Thậm chí cả người nổi tiếng - diễn viên Mel Gibson - cũng đưa ra các tuyên bố tương tự vào tháng 1 rằng ivermectin có thể chữa ung thư trên podcast nổi tiếng của Joe Rogan.

Điều này càng khiến nhiều người tin tưởng, bắt đầu chia sẻ thông tin này đến tận Canada, Pháp, Tây Ban Nha cùng nhiều quốc gia châu Âu khác, và bắt đầu sử dụng ivermectin tràn lan.

Tuy nhiên giới chuyên môn phản bác mạnh mẽ, khẳng định những thông tin trên là hoàn toàn sai lệch và cảnh báo tác dụng phụ nghiêm trọng khi sử dụng lên người.

"Ivermectin có hiệu quả lâm sàng đối với một số loại nhiễm giun và ghẻ, nhưng mọi công dụng khác đều là suy đoán vô căn cứ hoặc bịa đặt", ông Akos Heinemann, trưởng bộ phận nghiên cứu tại khoa dược lý, Đại học Y Graz, cho biết vào ngày 29-4.

Giới chuyên gia lên tiếng cảnh báo

COVID-19 - Ảnh 2.

Nhiều tổ chức y tế thế giới khẳng định công dụng phòng ngừa hoặc điều trị COVID-19 của ivermectin là hoàn toàn sai sự thật - Ảnh: THE GUARDIAN

Nhiều nghiên cứu đã được tiến hành để đánh giá khả năng điều trị COVID-19 của ivermectin, nhưng đều không phát hiện hiệu quả lâm sàng nào rõ rệt.

Về công dụng chữa ung thư, ông Jérôme Hinfray - chuyên gia từ Liên đoàn Chống Ung thư Pháp - cho biết ivermectin có thể làm chậm sự phát triển của tế bào ung thư ở chuột, nhưng chưa có bất kỳ bằng chứng lâm sàng nào cho thấy nó chữa được ung thư ở người.

Bác sĩ Claude Linassier thuộc Viện Ung thư quốc gia Pháp cũng tuyên bố thông tin ivermectin chữa được ung thư là hoang đường, không có dữ liệu khoa học nào cho thấy điều đó.

Bác sĩ cũng cảnh báo việc thay thế các phương pháp điều trị ung thư chuẩn mực như hóa trị, xạ trị bằng những liệu pháp chưa được kiểm chứng như ivermectin là vô cùng nguy hiểm.

Trước tình trạng sử dụng tràn lan và nhiều người bị ngộ độc thuốc, Bộ Y tế Canada và Cơ quan quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA) cũng không phê duyệt ivermectin cho mục đích phòng ngừa hoặc điều trị COVID-19.

"Người dân không bao giờ nên tiêu thụ sản phẩm dành cho động vật, vì có thể gây ra các rủi ro sức khỏe nghiêm trọng như co giật, hôn mê, thậm chí tử vong", Bộ Y tế Canada tuyên bố.

Tổ chức Y tế thế giới và các chuyên gia vi rút học cũng đang nỗ lực nhiều lần cảnh báo việc sử dụng ivermectin sai mục đích không chỉ không có tác dụng, mà còn tiềm ẩn rủi ro nghiêm trọng - đặc biệt nếu dùng thuốc liều lượng mạnh dành cho động vật.

Video tàu du lịch xả nước thải ra đại dương là giả, do AI làm

Một video lan truyền trên TikTok ghi lại cảnh nhiều tàu du lịch xả nước thải chưa qua xử lý ra biển qua các đường ống khổng lồ thực chất là giả mạo, được tạo ra bằng trí tuệ nhân tạo, theo xác nhận từ nhiều công cụ kiểm chứng thông tin trên mạng.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Malaysia lo ngại vì tin giả vắc xin gây đột tử ở trẻ sơ sinh

Một bác sĩ bị đình chỉ giấy phép hành nghề tuyên bố vắc xin gây đột tử ở trẻ sơ sinh, khiến thông tin này lan truyền tại Malaysia và gây hoang mang dù giới chuyên gia đã nhiều lần bác bỏ quan điểm sai lệch này.

Malaysia lo ngại vì tin giả vắc xin gây đột tử ở trẻ sơ sinh

Hà Nội khuyến cáo người dân cảnh giác khi giao dịch vàng bạc online

Công an Hà Nội khuyến cáo người dân cảnh giác trước các thủ đoạn lừa đảo mạo danh doanh nghiệp kinh doanh vàng bạc khi giá vàng biến động mạnh, nhằm tránh bị chiếm đoạt tài sản và thông tin cá nhân.

Hà Nội khuyến cáo người dân cảnh giác khi giao dịch vàng bạc online

Philippines bác bỏ tin đồn sẽ ngừng hệ thống giáo dục phổ thông 12 năm từ tháng 6

Thông tin Philippines ngừng chương trình giáo dục phổ thông 12 năm gây tranh cãi K-12 khiến dư luận hoang mang, Bộ giáo dục nước này đã nhanh chóng khẳng định đây chỉ là tin giả.

Philippines bác bỏ tin đồn sẽ ngừng hệ thống giáo dục phổ thông 12 năm từ tháng 6

Bức ảnh núi lửa phun ra dung nham hình chim phượng hoàng là thật

Một bức ảnh chụp lại dòng dung nham từ núi lửa Etna trên đảo Sicilia ở Ý có hình giống chim phượng hoàng được xác nhận là ảnh thật, không phải sản phẩm trí tuệ nhân tạo như nhiều người nghi ngờ.

Bức ảnh núi lửa phun ra dung nham hình chim phượng hoàng là thật

Rò điện khi mưa, hiểu nhầm tai hại về xe điện ở Trung Quốc

Tin đồn xe năng lượng mới (xe điện và xe lai hybrid) rò điện khi trời mưa khiến nhiều người hoang mang tại Trung Quốc.

Rò điện khi mưa, hiểu nhầm tai hại về xe điện ở Trung Quốc

Video tàu du lịch xả nước thải ra đại dương là giả, do AI làm

Một video lan truyền trên TikTok ghi lại cảnh nhiều tàu du lịch xả nước thải chưa qua xử lý ra biển thực chất là giả mạo.

Video tàu du lịch xả nước thải ra đại dương là giả, do AI làm
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar