16/05/2025 14:53 GMT+7

Khi đoạn clip trong video game biến thành cảnh máy bay Ấn Độ bị bắn rơi

Đoạn video từ trò chơi lan truyền với thông tin sai lệch, khiến nhiều người lầm tưởng là cảnh thực tế trong xung đột gần đây giữa Ấn Độ và Pakistan.

Khi đoạn clip trong video game biến thành cảnh máy bay Ấn Độ bị bắn rơi - Ảnh 1.

Clip bắn hạ tiêm kích Ấn Độ do Chính phủ Pakistan công bố thực chất chỉ là một clip trong trò chơi điện tử (ảnh chụp màn hình) - Ảnh: GovtofPakistan

Hãng tin Reuters ngày 15-5 khẳng định đoạn video Pakistan bắn rơi máy bay chiến đấu của Ấn Độ thật ra là một video clip được cắt từ trò chơi điện tử mang tên Arma 3.

Trước đó, trong cuộc xung đột quân sự giữa Ấn Độ và Pakistan, Chính phủ Pakistan ngày 7-5 đã đăng tải một đoạn video và được lan truyền trên các nền tảng mạng xã hội, khẳng định quân đội nước này đã bắn hạ các máy bay của Ấn Độ.

Bài đăng kèm đoạn clip với nội dung: "Pakistan bắn hạ chiếc tiêm kích Ấn Độ thứ 3. Pakistan phản công đáp trả sau khi Ấn Độ tấn công hèn nhát bằng tên lửa vào Bahawalpur, Muzafarabad, Kotli khiến nhiều trẻ em thiệt mạng".

Thậm chí Bộ trưởng Thông tin Pakistan Attaullah Tarar còn đăng lại video và tự hào ca ngợi lực lượng vũ trang nước này vì đã "phản ứng kịp thời và đầy căng thẳng".

Tuy nhiên phía Ấn Độ không xác nhận thông tin này.

Bên dưới bài đăng của Chính phủ Pakistan, một bình luận lên tiếng tố cáo "tài khoản của chính phủ đang sử dụng video giả từ game".

Khi đoạn clip trong video game biến thành cảnh máy bay Ấn Độ bị bắn rơi - Ảnh 3.

Một so sánh song song cho thấy đoạn video bị chú thích sai được trích từ mốc thời gian 03:42 trong video trên YouTube. Tiêu đề và phần mô tả của video YouTube cho biết đây là một video mô phỏng quân sự sử dụng trò chơi Arma 3 - Ảnh: REUTERS

Cộng đồng mạng nhanh chóng vào cuộc và phát hiện đoạn video không phải hình ảnh thực tế, mà là cảnh quay từ trò chơi điện tử Arma 3, sản phẩm ra mắt năm 2013 của Hãng Bohemia Interactive.

Ngoài ra tài khoản YouTube "Compared Comparison", chuyên đăng video mô phỏng quân sự, chia sẻ với Reuters: “Tôi thích làm những video mô phỏng này cho các bạn và rất vui khi các bạn yêu thích chúng! Đồ họa của Arma 3 rất chân thực, gần giống như ngoài đời thật. Tuy nhiên tôi rất ngạc nhiên vì nội dung của Arma 3 thường xuyên bị nhầm là cảnh quay thật và đang bị lan truyền nhanh chóng để đánh lừa người khác”.

Sau các cáo buộc nói trên, Chính phủ Pakistan nhanh chóng đối mặt với các làn sóng chỉ trích rộng khắp về "sự thiếu trách nhiệm nghiêm trọng khi đưa ra thông tin sai lệch".

Pakistan hạ 3 tiêm kích Rafale tinh nhuệ của Ấn Độ?

Pakistan tuyên bố đã bắn hạ 5 tiêm kích của không quân Ấn Độ và một máy bay không người lái trong hành động 'tự vệ', trong đó có tiêm kích Rafale hiện đại do Pháp sản xuất.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Cực quang trắng cực hiếm xuất hiện trên bầu trời Na Uy?

Video lan truyền ghi lại hiện tượng “cực quang trắng cực hiếm" ở Na Uy, NASA xác nhận cực quang có thể có màu trắng.

Cực quang trắng cực hiếm xuất hiện trên bầu trời Na Uy?

Xuất hiện video Iran ném bom trả đũa một thành phố ở Mỹ

Video lan truyền nói rằng Iran ném bom một thành phố Mỹ để đáp trả các cuộc không kích của Washington vào cơ sở hạt nhân Iran.

Xuất hiện video Iran ném bom trả đũa một thành phố ở Mỹ

Tranh tường Nữ thần Tự do che mặt ở Pháp khiến người dân Mỹ tranh cãi dữ dội

Bức tranh tường vẽ Nữ thần Tự do che mặt lan truyền dịp Quốc khánh Mỹ, phản đối chính sách nhập cư gây tranh cãi của ông Trump.

Tranh tường Nữ thần Tự do che mặt ở Pháp khiến người dân Mỹ tranh cãi dữ dội

Làm cùng lúc cho 4 start-up, kỹ sư Ấn Độ bị bóc trần trên mạng xã hội: Vì sao tranh cãi?

Kỹ sư Ấn Độ gây tranh cãi khi làm cùng lúc cho nhiều start-up. Sự việc phơi bày lỗ hổng tuyển dụng từ xa và vấn đề đạo đức nghề nghiệp.

Làm cùng lúc cho 4 start-up, kỹ sư Ấn Độ bị bóc trần trên mạng xã hội: Vì sao tranh cãi?

Sự thật về tin Ấn Độ mất vị thế khi bị Mỹ từ chối gặp, Nga nghiêng về Pakistan

Hai thông tin về Mỹ, Nga và Ấn Độ gây chú ý giữa lúc căng thẳng toàn cầu leo thang và động thái các cường quốc được theo dõi sát.

Sự thật về tin Ấn Độ mất vị thế khi bị Mỹ từ chối gặp, Nga nghiêng về Pakistan

Kính mát có thể gây ung thư?

Một tài khoản mạng xã hội có hơn 700.000 lượt theo dõi loan truyền kính mát gây ung thư, khiến dư luận mạng xôn xao.

Kính mát có thể gây ung thư?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar