22/07/2025 13:35 GMT+7
Trở lại chủ đề

Video máy bay Pakistan gặp nạn được trực thăng Ấn Độ giúp hạ cánh là giả

Một đoạn video đang được lan truyền trên mạng xã hội, được cho là ghi lại cảnh một chiếc máy bay của Pakistan hạ cánh khẩn cấp với sự trợ giúp của trực thăng Ấn Độ. Tuy nhiên đây thực chất chỉ là giả, là sản phẩm của trí tuệ nhân tạo AI.

Đoạn video đang được chia sẻ trên mạng xã hội, cho biết một máy bay Pakistan gặp nạn do hết nhiên liệu đã được trực thăng của Ấn Độ hỗ trợ hạ cánh - Nguồn: Instagram

Theo đó đoạn video cho thấy một máy bay rơi xuống một cây cầu đang thi công với nhiều người đứng xung quanh hiện trường vụ rơi này. Người dùng mạng xã hội chia sẻ rằng đây là máy bay Pakistan hết nhiên liệu và được trực thăng Ấn Độ hỗ trợ hạ cánh an toàn.

Tuy nhiên qua kiểm chứng của trang NewsMobile, thông tin trên là hoàn toàn không có thật, đoạn video được xác nhận là sản phẩm do AI tạo ra.

Khi tìm kiếm các từ khóa liên quan đến sự cố, NewsMobile cho biết không có bất kỳ bản tin chính thống nào ghi nhận vụ việc tương tự, cũng như không có báo cáo nào về việc máy bay Pakistan gặp nạn và sự hỗ trợ của trực thăng Ấn Độ.

Phân tích kỹ đoạn video, các chuyên gia đã phát hiện nhiều dấu hiệu bất thường thường thấy trong nội dung do AI tạo.

Cụ thể cảnh máy bay lao qua cầu trông thiếu chân thực so với một vụ tai nạn thực sự, hình ảnh con người bị nhòe và hòa lẫn không tự nhiên vào cảnh vật.

máy bay - Ảnh 1.

Những chi tiết bất thường được các chuyên gia chỉ ra, xác nhận đây là sản phẩm của AI, không hề có thật - Ảnh: NEWSMOBILE

Hơn nữa, ý tưởng một trực thăng hỗ trợ máy bay hạ cánh trên cầu cũng bị đánh giá là phi thực tế trong thực tế hàng không.

NewsMobile cũng đã sử dụng công cụ phát hiện nội dung do AI tạo - Cantilux - và cũng nhận được kết luận có đến 63% khả năng video là sản phẩm do AI tạo ra.

máy bay - Ảnh 2.

Kết luận của công cụ phát hiện AI Cantilux cho biết có đến 63% khả năng đây là sản phẩm của AI - Ảnh: NEWSMOBILE

Với các bằng chứng trên, NewsMobile kết luận video lan truyền là giả và không phản ánh sự kiện có thật. Người dùng được khuyến cáo cẩn trọng trước các nội dung tương tự xuất hiện trên mạng xã hội.

Video máy bay B-2 của Mỹ bị Su-35 của Nga bao vây là giả

Một đoạn video lan truyền cho thấy máy bay ném bom tàng hình B-2 của Mỹ bị Su-35 và Su-34 của Nga “bất ngờ chặn đầu”. Tuy nhiên kiểm chứng cho thấy đây chỉ là video giả, được dựng từ trò chơi điện tử.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Giả mạo bệnh viện Bắc Ninh để lừa tiền từ thiện

Kẻ xấu giả mạo Bệnh viện Đa khoa Bắc Ninh số 2 kêu gọi ủng hộ bão số 3 để lừa đảo chiếm đoạt tiền.

Giả mạo bệnh viện Bắc Ninh để lừa tiền từ thiện

Thanh niên 18 tuổi ở Hà Nội bị lừa dàn cảnh bắt cóc giả

Nam thanh niên sinh năm 2006 bị các đối tượng lừa dàn dựng vụ bắt cóc giả, đe dọa gia đình chuyển khoản 370 triệu đồng tiền chuộc.

Thanh niên 18 tuổi ở Hà Nội bị lừa dàn cảnh bắt cóc giả

Thực hư tin đồn phóng viên Pakistan bị nước cuốn tử vong khi đang tác nghiệp giữa dòng lũ xiết

Cảnh tượng phóng viên Pakistan đứng giữa dòng nước lũ để đưa tin gây xôn xao trên mạng xã hội, cho rằng anh đã thiệt mạng.

Thực hư tin đồn phóng viên Pakistan bị nước cuốn tử vong khi đang tác nghiệp giữa dòng lũ xiết

Nhóm máu có ảnh hưởng đến điều hòa thân nhiệt không?

Mạng xã hội lan truyền thông tin nhóm máu ảnh hưởng đến điều hòa thân nhiệt. Thực hư ra sao?

Nhóm máu có ảnh hưởng đến điều hòa thân nhiệt không?

Nhiều phòng khám tên ‘Bạch Mai’: Bệnh viện Bạch Mai khẳng định chỉ có duy nhất địa chỉ 78 Giải Phóng

Thời gian gần đây, nhiều người dân phản ánh tình trạng một số phòng khám, cơ sở y tế tư nhân có tên gọi gần tương tự với Bệnh viện Bạch Mai để quảng cáo, tiếp cận bệnh nhân và thu lợi bất chính.

Nhiều phòng khám tên ‘Bạch Mai’: Bệnh viện Bạch Mai khẳng định chỉ có duy nhất địa chỉ 78 Giải Phóng

Cách nhận biết và xử lý tin nhắn, email giả danh ngân hàng

Báo Mỹ phải đưa ra hướng dẫn nhận biết và tránh sập bẫy, khi người dân liên tục bị lừa bằng chiêu xác minh tài khoản ngân hàng.

Cách nhận biết và xử lý tin nhắn, email giả danh ngân hàng
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar