11/07/2025 19:04 GMT+7
Trở lại chủ đề

Video cá heo cứu báo tuyết cảm động, đáng yêu nhưng có thật?

Một video có nội dung cá heo cứu báo tuyết vượt biển băng và gặp được tàu cứu hộ đang thu hút hàng chục triệu lượt xem trên nhiều nền tảng vì tình tiết cảm động đến khó tin.

Video cá heo cứu báo tuyết cảm động, đáng yêu nhưng có thật? - Ảnh 1.

Một cảnh trong video cá heo cứu báo tuyết được yêu thích vì tính cảm xúc và khó tin - Ảnh chụp màn hình

Theo báo cáo ngày 10-7 của tổ chức kiểm chứng Snopes, đầu tháng 7, mạng xã hội lan truyền nhiều video kể lại câu chuyện cảm động về một con cá heo cứu một chú báo tuyết con bị lạc giữa biển băng.

Một trong những video nổi bật có tiêu đề “Bắt gặp cá heo chở báo tuyết lạc giữa biển băng giá” đã thu hút hơn 20 triệu lượt xem.

Trong đoạn clip, một con cá heo lớn bơi qua làn nước lạnh giá, trên lưng cõng theo một chú báo tuyết nhỏ đang run rẩy.

Video tiếp tục với cảnh đội cứu hộ tiếp cận, đưa cả hai sinh vật lên thuyền. Họ nhẹ nhàng tắm rửa cho chú báo tuyết và gỡ bỏ các con hà bám trên thân cá heo, trước khi thả nó trở lại biển.

Các video với cảnh cá heo chở báo tuyết vượt biển băng thu hút hàng chục triệu lượt xem - Nguồn: Youtube

Một phiên bản khác với cùng tình tiết xuất hiện sau phiên bản đầu không lâu, khiến nghi vấn đây là sản phẩm AI càng thêm rõ ràng - Nguồn: YouTube

Theo xác minh của Snopes, có ít nhất hai phiên bản cùng tình tiết cá heo cứu báo tuyết đã được chia sẻ rộng rãi trên các nền tảng như YouTube, Facebook, Instagram và TikTok kể từ tháng 5.

Cả hai phiên bản video đều bị YouTube gắn nhãn “nội dung đã được chỉnh sửa hoặc tạo bằng công nghệ nhân tạo”, cho thấy đây không phải là cảnh quay thực mà là sản phẩm của trí tuệ nhân tạo (AI).

Tên của một trong các kênh đăng tải video - “Teddy Gen AI” - càng củng cố điều này, khi trực tiếp gợi ý rằng nội dung được tạo ra bằng công nghệ, không phản ánh hiện tượng thật trong tự nhiên.

Ngoài ra, hai phiên bản video có cùng mô típ nhưng được đăng cách nhau vài tuần, vào ngày 29-5 và 19-6, lại thể hiện nhiều khác biệt rõ rệt về hình ảnh, cho thấy đây khó có thể là một sự việc có thật nếu xét theo logic tự nhiên.

Snopes cũng chỉ ra các mâu thuẫn về môi trường sống giữa hai loài vật trong video. Trong khi một số loài cá heo có thể sống ở vùng nước lạnh như Bắc Cực hay Nam Cực, thì báo tuyết lại là loài đặc hữu của các dãy núi cao như Himalaya, cao nguyên Tây Tạng và vùng núi Trung Á - hoàn toàn cách biệt với môi trường biển.

Những cáo buộc vô căn cứ nhằm vào tân tổng thống Hàn Quốc tái xuất

Những cáo buộc sai sự thật về quá khứ của tân Tổng thống Hàn Quốc Lee Jae Myung gần đây lại tái xuất trên mạng xã hội, dù đã bị tòa án bác bỏ trước đó.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Thực hư thông tin hóa đơn tiền điện tháng 6 tăng đột biến

Công an tỉnh Quảng Ninh đã đăng tải thông tin cảnh giác trước các thông tin sai lệch về hóa đơn tiền điện tháng 6-2025 tăng cao trên địa bàn.

Thực hư thông tin hóa đơn tiền điện tháng 6 tăng đột biến

Tiếng Anh có phải là ngôn ngữ chính thức của Liberia?

Ông Trump khen Tổng thống Liberia nói tiếng Anh "rất hay" khiến dư luận thắc mắc: chẳng phải tiếng Anh là ngôn ngữ chính thức của Liberia hay sao?

Tiếng Anh có phải là ngôn ngữ chính thức của Liberia?

Sự thật về di ngôn 'giàu có cũng là vô nghĩa' của Steve Jobs

“Di ngôn” của Steve Jobs gần đây lại gây sốt mạng dù từng bị nghi ngờ về tính xác thực suốt gần 10 năm qua.

Sự thật về di ngôn 'giàu có cũng là vô nghĩa' của Steve Jobs

Vì sao chatbot Grok đăng thông tin sai sự thật, xúc phạm trên X?

Chatbot Grok của tỉ phú Musk bị chỉ trích vì có thể lan truyền ngôn từ thù địch thông qua dữ liệu huấn luyện và tài liệu tổng hợp của nó.

Vì sao chatbot Grok đăng thông tin sai sự thật, xúc phạm trên X?

Cảnh báo xu hướng nguy hiểm: Tội phạm mạng và tội phạm ngoài đời bắt tay nhau lừa đảo

Tội phạm mạng và tội phạm ngoài đời thực đang ngày càng kết nối chặt chẽ với nhau trong các chiêu trò lừa đảo ngày càng tinh vi.

Cảnh báo xu hướng nguy hiểm: Tội phạm mạng và tội phạm ngoài đời bắt tay nhau lừa đảo

Kiểm chứng tin đồn bà Hillary Clinton cung cấp uranium cho Iran

Mạng xã hội loan tin cựu ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đã “cung cấp uranium cho Iran để phát triển chương trình hạt nhân”.

Kiểm chứng tin đồn bà Hillary Clinton cung cấp uranium cho Iran
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar