19/07/2025 17:15 GMT+7
Trở lại chủ đề

Cắt ghép tận 9 video không liên quan để loan tin động đất 7,3 độ ở Alaska

Video trận động đất 7,3 độ ở Alaska được kiểm chứng là sản phẩm cắt ghép từ 9 đoạn video, trong đó có các cảnh quay từ nhiều nơi như Thái Lan, Nhật Bản, Đài Loan từ nhiều năm trước.

Video TikTok gây sốt gồm 9 cảnh ghép từ nhiều nơi, nhưng không có đoạn nào là hình ảnh thật ở bang Alaska - Nguồn: TikTok

Ngày 17-7, một video đăng trên tài khoản TikTok @disaster.us2025 thu hút sự chú ý lớn khi cho rằng đó là hình ảnh hiện trường của trận động đất mạnh 7,3 độ gần thị trấn Sand Point, bang Alaska (Mỹ). Video này gồm nhiều cảnh tượng như nước trào ra, nhà cửa rung lắc và người bị đẩy ngã.

Tuy nhiên theo tổ chức kiểm chứng Lead Stories cùng ngày, video trên là sản phẩm cắt ghép "công phu" từ 9 đoạn video khác nhau, không liên quan đến sự kiện ở Alaska.

Lead Stories xác minh các cảnh quay và cho biết phần lớn không có liên hệ với trận động đất được nhắc đến.

Cảnh đầu tiên trong video thực chất ghi lại khoảnh khắc một nhóm người leo núi mất thăng bằng và ngã tại khu vực núi Trác Khê (Zhuoxi), Đài Loan, Trung Quốc, do ảnh hưởng của trận động đất mạnh 6,8 độ xảy ra ngày 18-9-2022.

Cắt ghép tận 9 video không liên quan để loan tin động đất 7,3 độ ở Alaska - Ảnh 1.

Một cảnh cắt trong video lan truyền trùng khớp với hình ảnh ghi lại trận động đất xảy ra trên núi Trác Khê, Đài Loan, vào năm 2022 - Ảnh: SOH

Cảnh thứ hai cho thấy mặt nước trong một ao nhỏ dao động dữ dội, được xác định quay tại tỉnh Sukhothai, miền bắc Thái Lan. Video này xuất hiện lần đầu ngày 28-3, sau trận động đất tại Myanmar.

Cảnh thứ ba ghi lại một người đang bơi trong hồ bơi trên tầng thượng, nước tràn lên do rung lắc mạnh trong trận động đất xảy ra tại Đài Bắc, Đài Loan, ngày 3-4-2024. Đài BBC cũng từng sử dụng đoạn video này trong bản tin của họ.

Cảnh thứ tư phản ánh ảnh hưởng của trận động đất ngoài khơi bang California, Mỹ, ngày 12-5.

Một đoạn khác quay tại trung tâm thương mại đã xuất hiện trên Facebook từ tháng 11-2024 và không liên quan đến trận động đất gần đây ở Alaska.

Theo Lead Stories, các đoạn còn lại trong video hoặc không xác định được địa điểm và thời gian ghi hình, hoặc có nguồn gốc từ những thảm họa trước đây, như trận sóng thần tại Nhật Bản năm 2011.

Ga tàu New York ngập nặng, nước lũ phun như vỡ mạch ngầm

Hình ảnh ga tàu điện ngầm New York ngập trong dòng nước lũ phun cuồn cuộn từ sàn nhà sau trận mưa lớn lịch sử thu hút chú ý vì mức độ nghiêm trọng hiếm thấy.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Cây bonsai 400 tuổi sống sót sau bom nguyên tử ở Hiroshima là có thật

Cây bonsai Yamaki tròn 400 năm tuổi gây chú ý trở lại với câu chuyện sống sót sau vụ nổ bom nguyên tử Hiroshima.

Cây bonsai 400 tuổi sống sót sau bom nguyên tử ở Hiroshima là có thật

Hàn Quốc triệt phá tổ chức lừa đảo qua điện thoại ‘khủng’ tại Campuchia

Giới chức Hàn Quốc vừa triệt phá một tổ chức lừa đảo xuyên quốc gia có trụ sở tại Campuchia, chuyên nhắm vào thanh niên Hàn Quốc bằng những lời mời gọi hấp dẫn như "việc nhẹ, lương cao" ở nước ngoài.

Hàn Quốc triệt phá tổ chức lừa đảo qua điện thoại ‘khủng’ tại Campuchia

Nicotine không chữa được các rối loạn thần kinh như Parkinson

Một KOL tuyên bố nicotine có thể ngăn ngừa, chữa hoặc đảo ngược triệu chứng bệnh Parkinson, nhưng thông tin này không đúng.

Nicotine không chữa được các rối loạn thần kinh như Parkinson

Di tích mộ đá 7.000 tuổi có thực mới được phát hiện tại Tây Ban Nha?

Công trình đá 7.000 năm ở Tây Ban Nha không trồi lên năm 2025 vì nước hồ vẫn đầy, do đó thông tin nói nó lộ diện do hạn hán là sai.

Di tích mộ đá 7.000 tuổi có thực mới được phát hiện tại Tây Ban Nha?

'Ăn một quả cam mỗi ngày sẽ giúp bạn không cần gặp bác sĩ da liễu': liệu có đúng?

Các chuyên gia nhận định cam giàu vitamin C nhưng không thể thay thế việc chăm sóc và thăm khám y tế để điều trị vấn đề.

'Ăn một quả cam mỗi ngày sẽ giúp bạn không cần gặp bác sĩ da liễu': liệu có đúng?

Không có bằng chứng vắc xin COVID‑19 gây 'VAIDS'

Nghiên cứu liên kết vắc xin COVID-19 với hội chứng VAIDS ở trẻ em song sự thật hoàn toàn không đúng.

Không có bằng chứng vắc xin COVID‑19 gây 'VAIDS'
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar