05/03/2019 11:38 GMT+7

Vì sao 'xuân' lại xanh mà không phải vàng hay đỏ?

TRƯỜNG LÂN
TRƯỜNG LÂN

TTO - Trong vai trò tính từ, Từ điển tiếng Việt định nghĩa xuân 'thuộc về tuổi trẻ, coi là tươi đẹp, tràn đầy sức sống' hoặc 'thuộc về tình yêu trai gái, coi là đẹp đẽ'.

Vì sao xuân lại xanh mà không phải vàng hay đỏ? - Ảnh 1.

Xin chữ thầy đồ tại Nhà văn hóa Thanh niên TP.HCM dịp xuân về - Ảnh: DUYÊN PHAN

1. "Xuân" là từ Hán Việt. Trong tiếng Hán, "xuân" (9 nét, bộ nhật) là danh từ và tính từ, có nghĩa chính là mùa xuân hoặc thuộc về mùa xuân.

Chẳng hạn, "xuân" là danh từ trong "du xuân", "hồi xuân", "lập xuân" và là tính từ trong "xuân phong". Ba từ đầu còn dùng trong tiếng Việt ngày nay, riêng từ cuối ít gặp hơn và được thay bằng "gió xuân": Gió xuân ý nhị vít bông cười (Hồ Dzếnh) hay Gió xuân lạnh, ngàn sâu thôi ca hát (Chế Lan Viên).

2. Từ điển tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học ghi nhận "xuân" là danh từ và tính từ. Trong vai trò danh từ, xuân là mùa chuyển tiếp từ đông sang hạ: Sầu dài, ngày ngắn, đông đà sang xuân (Nguyễn Du). "Xuân" cũng dùng để chỉ khoảng thời gian một năm hoặc tuổi đời: Trải mấy xuân, tin đi tin lại / Tới xuân này, xuân hãy vắng không (Đoàn Thị Điểm) hay Bảy mươi chín tuổi xuân trong sáng / Vào cuộc trường sinh, nhẹ cánh bay (Tố Hữu).

Trong vai trò tính từ, Từ điển tiếng Việt định nghĩa "xuân" "thuộc về tuổi trẻ, coi là tươi đẹp, tràn đầy sức sống" hoặc "thuộc về tình yêu trai gái, coi là đẹp đẽ" và cho bốn ví dụ: đang xuân; tuổi xuân; trông còn xuân lắm; lòng xuân phơi phới. Truyện Kiều (Nguyễn Du) có câu: Đủ điều trung khúc ân cần / Lòng xuân phơi phới, chén xuân tàng tàng.

Vào những năm 1980, sinh viên ở TP.HCM thường bông đùa bằng hai câu thơ: Bốn năm với tám kỳ thi / Đến khi tốt nghiệp còn gì là xuân. Chữ "xuân" ở đây nên xem là tính từ theo nghĩa của Từ điển tiếng Việt.

3. Các từ "thanh xuân", "xuân xanh" thường được dùng trong văn chương và đời sống. Vì sao xuân lại xanh (thanh) mà không đỏ, vàng hay màu khác?

Thật ra, "thanh" trong "thanh xuân" chỉ cỏ xanh, hoa màu chưa chín. Ngày hội giẫm chân lên cỏ xanh trong tiết thanh minh ở Trung Quốc gọi là hội đạp thanh: Thanh minh trong tiết tháng ba / Lễ là tảo mộ, hội là đạp thanh (Nguyễn Du).

Vì vậy, "thanh xuân" trong tiếng Hán có nghĩa là mùa xuân xanh tốt, tươi đẹp (nghĩa 1), cũng chỉ tuổi trẻ hay tuổi đời (nghĩa 2). Trong Chu trung vịnh hoài (Vịnh nỗi lòng khi ở trên thuyền), Lê Cảnh Tuân (1350-1416) dùng từ "thanh xuân" hai lần với cả hai nghĩa: Mãn nhãn thanh xuân hựu lục ba (Đầy trước mắt cảnh xuân xanh, sóng biếc - nghĩa 1), Thanh xuân tác bạn hoàn hương hảo (Tuổi thanh xuân làm bạn cùng quê hương là tốt - nghĩa 2).

Trong tiếng Việt, "thanh xuân" hoặc "tuổi thanh xuân" thường dùng để chỉ tuổi trẻ: Một chàng vừa trạc thanh xuân (Nguyễn Du). Ngoài ra, "xuân xanh" được dùng để chuyển nghĩa từ "thanh xuân" và cũng có nghĩa là tuổi trẻ hoặc tuổi đời: Khuôn thiêng dù phụ tấc thành / Cũng liều bỏ quá xuân xanh một đời (Nguyễn Du), Xuân xanh nay độ trăng tròn lẻ (Nguyễn Thị Lộ).

Riêng "xuân xanh" theo nghĩa mùa xuân xanh tốt, tươi đẹp dần dần ít gặp trong tiếng Việt. Mùa xuân xanh do Nguyễn Bính (1918-1966) sáng tác năm 1937 có màu xanh của cỏ, có thanh minh và cái thắt lưng xanh: Mùa xuân là cả một mùa xanh /... / Cỏ nằm trên mộ đợi thanh minh / Tôi đợi người yêu đến tự tình / Khỏi lũy tre làng tôi nhận thấy / Bắt đầu là cái thắt lưng xanh.

Một năm sau (1938), mùa xuân của Xuân Diệu (1916-1985) chuyển sang màu hồng: Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi! Mùa xuân của Nguyên Hữu sáng tác năm 2002 lại có màu tím: Mùa xuân - tim tím - buồn tênh / Gió lay tím rụng rơi đầy tóc tôi. Dù xanh, hồng hay tím, mỗi sắc màu xuân đều là sự lựa chọn có chủ định của Nguyễn Bính, Xuân Diệu, Nguyên Hữu và màu xanh không còn giữ độc quyền.

"Một năm khởi đầu từ mùa xuân. Một đời khởi đầu từ tuổi trẻ. Tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội" (Hồ Chí Minh). Về logic, "mùa xuân của xã hội" có thể hiểu là sự khởi đầu của xã hội vì vị trí của tuổi trẻ trong đời người và xã hội cũng giống như vị trí của mùa xuân trong năm. Về văn cảnh, "mùa xuân của xã hội" còn hàm nghĩa chỗ dựa, sức mạnh và tương lai của xã hội.

TTO - Giáp Tết Nguyên đán vừa rồi, chú em cùng trường người Nghệ An gọi điện thoại hồ hởi: 'Anh có ăn giò me không, ở ngoài quê mới gửi vào, em đem đến cho anh nhé?'.

TRƯỜNG LÂN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Phim tài liệu về Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, dự án ‘Tái thiết Làng Nủ’ được trao giải A

Phim tài liệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - Nhà lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực của Điện ảnh Quân đội, dự án Tái thiết Làng Nủ của nhóm kiến trúc sư Hoàng Thúc Hào, sách của ông Nguyễn Thế Kỷ… được trao giải cao nhất.

Phim tài liệu về Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, dự án ‘Tái thiết Làng Nủ’ được trao giải A

Con trai nhạc sĩ Văn Cao kể về bài hát Ca ngợi Hồ Chủ tịch

Ông Văn Thao, con trai nhạc sĩ Văn Cao, kể về 'Ca ngợi Hồ Chủ tịch', một trong những bài hát hay nhất viết về Chủ tịch Hồ Chí Minh trong chương trình 'Người là niềm tin tất thắng'.

Con trai nhạc sĩ Văn Cao kể về bài hát Ca ngợi Hồ Chủ tịch

Lắng đọng chương trình 'Từ Làng Sen đến TP.HCM'

Nhiều chương trình văn hóa, nghệ thuật, thể thao từ Lễ hội Làng Sen toàn quốc dịp kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh để lại ấn tượng sâu sắc.

Lắng đọng chương trình 'Từ Làng Sen đến TP.HCM'

Người con muôn nẻo quê hương về Kim Liên dịp sinh nhật Bác

Dưới hàng cây rợp bóng mát, đi giữa hương sen thơm ngát, người con muôn nẻo quê hương cùng về thăm quê Bác Hồ, Nghệ An trong dịp kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Người con muôn nẻo quê hương về Kim Liên dịp sinh nhật Bác

Trường Sa nhớ ơn Bác qua nhiếp ảnh

70 bức ảnh của bảy tác giả thuộc Hội Nhiếp ảnh TP.HCM được giới thiệu trong Triển lãm Trường Sa nhớ ơn Bác tại Đường sách TP.HCM.

Trường Sa nhớ ơn Bác qua nhiếp ảnh

Bình Dương khởi công khu lưu niệm cụ phó bảng Nguyễn Sinh Sắc

Khu lưu niệm cụ phó bảng Nguyễn Sinh Sắc - thân sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, được tỉnh Bình Dương đầu tư bài bản.

Bình Dương khởi công khu lưu niệm cụ phó bảng Nguyễn Sinh Sắc
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar