19/05/2025 13:39 GMT+7
Trở lại chủ đề

Bình Dương khởi công khu lưu niệm cụ phó bảng Nguyễn Sinh Sắc

Khu lưu niệm cụ phó bảng Nguyễn Sinh Sắc - thân sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, được tỉnh Bình Dương đầu tư bài bản.

Bình Dương khởi công khu lưu niệm cụ phó bảng Nguyễn Sinh Sắc - Ảnh 1.

Phối cảnh tổng thể khu vực chỉnh trang đô thị và xây dựng khu lưu niệm cụ phó bảng Nguyễn Sinh Sắc - Ảnh: Ban quản lý dự án

Ngày 19-5, UBND tỉnh Bình Dương tổ chức khởi công chỉnh trang đô thị và xây dựng khu lưu niệm cụ phó bảng Nguyễn Sinh Sắc - thân sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh

Nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết, Chủ tịch UBND thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Văn Được cùng lãnh đạo tỉnh Bình Dương và các tỉnh, thành phố lân cận tham dự buổi lễ.

Dự án chỉnh trang đô thị và khu lưu niệm cụ phó bảng Nguyễn Sinh Sắc có tổng diện tích 3,6ha, tọa lạc tại phường Phú Cường, là khu vực trung tâm của thành phố Thủ Dầu Một.

Ông Võ Văn Minh - chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương - cho biết công trình có ý nghĩa giáo dục truyền thống uống nước nhớ nguồn, giữ gìn bản sắc văn hóa của dân tộc, thể hiện lòng tôn kính, biết ơn của nhân dân Bình Dương đối với công lao, nhân cách cao cả của cụ phó bảng Nguyễn Sinh Sắc. 

Cụ đã sinh thành, dưỡng dục Chủ tịch Hồ Chí Minh và đã truyền bá tư tưởng yêu nước cho các tầng lớp nhân dân cả nước, trong đó có nhân dân trên địa bàn tỉnh Bình Dương.

Bình Dương khởi công khu lưu niệm cụ phó bảng Nguyễn Sinh Sắc - Ảnh 2.

Nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết, Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Văn Được cùng các lãnh đạo tỉnh Bình Dương thực hiện nghi thức khởi công khu lưu niệm cụ Nguyễn Sinh Sắc - Ảnh: T.D.

Khu lưu niệm cụ phó bảng Nguyễn Sinh Sắc được thi tuyển phương án kiến trúc với thiết kế tối ưu, vừa đảm bảo công năng, vừa có tính thẩm mỹ và ý nghĩa văn hóa. 

Dự án được thực hiện theo hướng không gian mở, hài hòa, phù hợp với kiến trúc của chùa Hội Khánh, kết hợp chỉnh trang đô thị. Qua đó không chỉ có ý nghĩa tưởng niệm mà còn hình thành một quần thể không gian văn hóa lịch sử linh thiêng và công viên xanh sạch đẹp phục vụ người dân.

Dự án chỉnh trang đô thị và xây dựng khu lưu niệm cụ phó bảng Nguyễn Sinh Sắc được triển khai trong giai đoạn 2025-2028 với tổng kinh phí hơn 321 tỉ đồng.

Các hạng mục chính của dự án gồm: nhà thờ và nhà lễ, không gian trưng bày tái hiện cuộc đời và sự nghiệp của cụ phó bảng Nguyễn Sinh Sắc, quảng trường, hạ tầng cảnh quan đô thị được chỉnh trang đồng bộ… 

Nơi cụ Nguyễn Sinh Sắc sinh sống lâu nhất trong hành trình vào Nam

Khu tưởng niệm cụ phó bảng Nguyễn Sinh Sắc tại tỉnh Bình Dương được xây dựng liền kề với chùa Hội Khánh.

Chùa Hội Khánh là nơi cụ Nguyễn Sinh Sắc từng sống, hoạt động trong thời gian lâu nhất trong hành trình từ Nghệ An vào phía Nam. Cụ sống tại Bình Dương từ năm 1923 - 1926, trước khi về sinh sống và qua đời tại Đồng Tháp.

Trong suốt thời gian này, cụ Nguyễn Sinh Sắc đã cùng với các nhà nho, nhà sư yêu nước thành lập Hội Danh dự yêu nước. Hội thông qua các hoạt động dạy học, bốc thuốc, chữa bệnh đã truyền bá tư tưởng yêu nước cho người dân.

Với tình cảm sâu đậm dành cho cụ Nguyễn Sinh Sắc, hằng năm vào ngày 27-10 âm lịch, Ban tổ chức các ngày lễ lớn tỉnh Bình Dương tổ chức lễ giỗ cụ Nguyễn Sinh Sắc tại chùa Hội Khánh.

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh dịp 19-5

Sáng 19-5, lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh của Người (19-5-1890 - 19-5-2025).

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Bác Hồ đã chạm đến trái tim của biết bao nghệ sĩ

Cuộc đời giản dị và sự nghiệp cách mạng lẫy lừng của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chạm đến trái tim của biết bao nghệ sĩ.

Bác Hồ đã chạm đến trái tim của biết bao nghệ sĩ

Chợ Lớn gần gũi và xa lạ

Viết về Chợ Lớn, nhà báo Phạm Công Luận nói không dễ dàng như khi viết về Sài Gòn, Gia Định.

Chợ Lớn gần gũi và xa lạ

Hồ Chí Minh - Một con người và một dân tộc

Đọc cuốn sách Hồ Chí Minh - Một con người và một dân tộc của ba tác giả người Ý viết 57 năm trước, nhiều người Việt phải kinh ngạc trước sự hiểu biết của họ về lịch sử Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Hồ Chí Minh - Một con người và một dân tộc

Tổng Bí thư Tô Lâm và lãnh đạo Đảng, Nhà nước dự chương trình nghệ thuật ‘Người là Hồ Chí Minh’

Tổng Bí thư Tô Lâm, Chủ tịch nước Lương Cường, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự chương trình nghệ thuật 'Người là Hồ Chí Minh' tối 18-5 tại quảng trường Ba Đình, kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Tổng Bí thư Tô Lâm và lãnh đạo Đảng, Nhà nước dự chương trình nghệ thuật ‘Người là Hồ Chí Minh’

Trưởng thôn làng Nủ, ngoại Sáu bán bánh mì là tấm gương bình dị mà cao quý

64 cá nhân là ‘tấm gương bình dị mà cao quý năm 2025’ có trưởng thôn làng Nủ Hoàng Văn Diệp, thượng úy Nguyễn Viết Quân cứu sống 4 người trong vụ cháy ở Hà Nội năm 2024, và ngoại Sáu 40 năm bán bánh mì giá rẻ…

Trưởng thôn làng Nủ, ngoại Sáu bán bánh mì là tấm gương bình dị mà cao quý

Chuông vàng vọng cổ Minh Trường, Ngọc Đợi hội ngộ trong Gánh cỏ sông Hàn

Khán giả cải lương chuẩn bị có cơ hội xem lại kịch bản cải lương nổi tiếng Gánh cỏ sông Hàn. Hai Chuông vàng vọng cổ Minh Trường và Ngọc Đợi vào vai chính của vở.

Chuông vàng vọng cổ Minh Trường, Ngọc Đợi hội ngộ trong Gánh cỏ sông Hàn
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar