06/03/2018 13:48 GMT+7

Lắt léo như tiếng Việt khi béo bở, bẹo hình hài, béo má...?

LÊ MINH QUỐC
LÊ MINH QUỐC

TTO - Làm nên sự lắt léo, thậm chí… rắc rối trong tiếng Việt còn là do sự xuất hiện trùng trùng điệp điệp của các từ đồng âm.

Lắt léo như tiếng Việt khi béo bở, bẹo hình hài, béo má...? - Ảnh 1.

Khi đi về miền sông nước Tây Nam Bộ, ta thấy một cách tiếp thị sản phẩm rất độc đáo là các loại nông sản mua bán như dưa hấu, bầu, khoai lang, bưởi, khóm, chuối, hành, tỏi… được treo lủng lẳng trên vài cây tre cắm ngay tại thuyền/ghe. Khách đi xa cũng có thể nhìn thấy. Cây này gọi là cây bẹo.

Bởi vì rằng, cũng từ đồng âm đó nhưng tùy vùng miền lại hiểu theo nghĩa khác nhau. Thế mới là... tiếng Việt.

Đã có vài từ điển đồng âm tiếng Việt được ấn hành, tuy nhiên chỉ mới dừng lại khảo sát các từ có tính phổ thông, như thế vẫn chưa đủ.

"Béo như bồ sứt cạp"

Một khi người đàn ông mất vợ hoặc ly dị vợ đến với người đàn bà cùng hoàn cảnh thì sự xe duyên này được gọi bằng cụm từ dân dã, dễ nhớ, nghe tức cười: "Rổ rá cạp lại". Cạp là buộc/viền/bịt xung quanh mép dụng cụ đan dệt/đan lát để nó khỏi xơ, sờn, rách bị bung ra. 

Có cô chân dài từng tuyên bố: "Yêu mà không có tiền thì cạp đất mà ăn à?". Thì cạp trong ngữ cảnh này lại là gặm, cắn từ ngoài vào như cạp bắp, cạp khoai lang sống... Từ cạp đi vào thơ Trang Thế Hy: "Em cầm một củ khoai/ Ghé răng cạp vỏ rơi/ Xong rồi mình chia đôi...".

Với từ cạp, thành ngữ còn có câu "Béo như bồ sứt cạp" là nhằm chỉ ai đó sồ sề, béo quá cỡ thợ mộc, béo ục ịch được so sánh na ná Béo như con cun cút, Béo như trâu trương, Béo như bò mộng... 

Một người khoe: "Tớ vừa ký được cái hợp đồng béo bở quá". Béo bở là béo ra làm sao? Béo bở là từ đôi nhằm chỉ món hàng sộp, ngon lành, có thể kiếm được nhiều lời/lãi. 

Nghe câu khoe ấy, người đối diện bĩu mép: "Cậu béo mép đến là tài". Người kia chống chế: "Ừ, có thế mình mới béo chứ!". 

Béo này lại là lợi lộc. Còn béo mép là chỉ ai đó nói trơn miệng, lưỡi như thoa mỡ nhưng chẳng làm được gì sất, đúng là "Ba voi không được bát nước xáo".

TTO - Tranh luận câu chuyện chuẩn mực trong sách giáo khoa, bạn đọc Nguyễn Minh cho rằng từ ngữ trong sách phải là từ toàn dân. Dùng từ địa phương chỉ có 'hại' cho học sinh.

"Em bẹo hình hài đem bán..."

Lúc bước vào quán phở, có người dặn chủ quán: "Vẫn tái nạm gầu, ít béo". Thì béo lại chỉ nước mỡ béo ngậy. Một cô bé la toáng lên: "Má ơi, chị Hai béo má con nè". 

Mà béo cũng là véo. Véo là lúc ấy cô bé bị chị nghịch ngợm chụm đầu ngón tay trỏ với tay cái bẹo ngay vào má.

Nhà văn Trang Thế Hy viết: "Em bẹo hình hài đem bán...". Thế thì, hiểu thế nào cho đúng từ bẹo? 

Việt Nam quấc âm tự vị (1895) giải thích: "Bẹo: nêu ra, để ra cho người ta ngó thấy". Ta hiểu là phô trương, phơi bày hình thể, khêu gợi sự thèm muốn của người khác. Dấu vết của nghĩa này còn nằm trong câu cửa miệng "Bẹo hình bẹo dạng".

Mà bẹo không chỉ có nghĩa phô bày, trưng ra mà còn có nghĩa là cấu, véo lấy đi một ít. Thời nhỏ còn đi học ở Quảng Nam, lúc ra chơi thấy bạn cầm cái bánh ngon quá, thèm quá, có đứa năn nỉ: "Nề mi, cho tau bẹo một chút".

TTO - Tiếng Việt không còn đơn thuần là ngôn ngữ, nó là phương tiện truyền tải văn hóa, chính trị, kinh tế, giao thương, và luật lệ.

"Chút thân bèo bọt dám phiền mai sau"

Xưa kia, nhằm đuổi chim chóc không cho chúng phá hoại mùa màng, sà xuống ăn thóc lúa thì nông dân thường dựng bù nhìn/bồ nhìn trên cánh đồng, vườn tược. 

Đó là cái hình người nộm được bện bằng rơm rạ, đầu đội nón cời - hầu như nay ít thấy nữa, tuy nhiên thành ngữ vẫn còn ghi nhận: "Bồ nhìn coi ruộng dưa". 

Tương truyền vua Lê Thánh Tông có bài thơ vịnh bù nhìn, và câu luận miêu tả chính xác: "Dẹp giống chim muông xa phải lánh/ Dể quân cày cuốc gọi không thưa". 

Tương tự bù nhìn, thời xưa ở miền Nam lại gọi "bẹo chim", hiểu theo nghĩa: "Để vật chi cho chim ngó thấy mà tránh", ông Huình Tịnh Paulus Của giải thích.

Nếu muốn trêu chọc, chọc tức, trêu ngươi, trêu gan ai đó, ta còn có thể dùng từ bẹo gan. Còn bẹo mặt là chường mặt ra để chọc tức người khác cho bõ ghét. Thế thì bẹo nhẹo là gì? Chỉ là cách phát âm của bèo nhèo hiểu theo nghĩa mềm nhũn, nhão, bầy nhầy.

Một người than: "Tiền thưởng bèo bọt quá" là hàm ý chẳng đáng bao nhiêu, số tiền ấy nhỏ nhoi, ít ỏi chẳng khác gì "Bò chét nhét miệng hùm". 

Truyện Kiều có câu: "Rộng thương cỏ nội hoa hèn/ Chút thân bèo bọt dám phiền mai sau" thì "bèo bọt" phải hiểu qua nghĩa khác. 

Bèo bọt là cái bèo, cái bọt nổi trôi, trôi dạt trên mặt nước theo dòng chảy, không chốn nương thân nhằm ngụ ý về thân phận hèn mọn, bọt bèo trôi nổi...

TTC - Tiếng Việt lắt léo, đa dạng và lắm lúc cùng sự vật nhưng lại có nhiều từ diễn tả, diễn đạt khác nhau với các sắc màu, sắc thái, thiên biến vạn hóa. Lần này là câu chuyện màu sắc.

TTO - Tiếng Việt không chỉ bị sử dụng dễ dãi, sai trái ở khắp các lĩnh vực, vùng miền của đất nước (Tuổi Trẻ ngày 6, 7-11), đáng lo hơn là đang có xu hướng ngày càng nhân rộng những cái dễ dãi, sai trái ấy.

LÊ MINH QUỐC

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Thoại Mỹ bay từ Mỹ về diễn cùng Huỳnh Long

Đoàn cải lương tuồng cổ Huỳnh Long sẽ có ba đêm diễn phục vụ miễn phí cho khán giả tại Lễ hội chùa Bà Thiên Hậu, khu du lịch Bửu Long (Đồng Nai). Nghệ sĩ Thoại Mỹ sẽ hát tăng cường trong vở Tân mai trắng se duyên.

Thoại Mỹ bay từ Mỹ về diễn cùng Huỳnh Long

Văn học Việt được gọi tên ở Pháp

Tối 27-6 tại Hôtel d'Heidelbach, thuộc Bảo tàng Nghệ thuật châu Á Guimet, lễ trao giải cho tiểu thuyết xuất sắc nhất của năm do Nhà xuất bản Éditions Points và tạp chí Version Femina tổ chức diễn ra ấm cúng và trang trọng.

Văn học Việt được gọi tên ở Pháp

Michael Madsen, biểu tượng trong nhiều phim kinh điển của quái kiệt Quentin Tarantino, qua đời

Nam diễn viên kỳ cựu Michael Madsen - người gắn liền với các phim của Quentin Tarantino như Reservoir Dogs, Kill Bill và The Hateful Eight - vừa qua đời ở tuổi 67.

Michael Madsen, biểu tượng trong nhiều phim kinh điển của quái kiệt Quentin Tarantino, qua đời

Tổng Bí thư Tô Lâm dự giao lưu nghệ thuật Khắc ghi lời Bác - vang nhịp quân hành

Tối 3-7, tại Hà Nội, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng tổ chức chương trình giao lưu nghệ thuật 'Khắc ghi lời Bác - vang nhịp quân hành'. Tổng Bí thư Tô Lâm, Bí thư Quân ủy Trung ương, dự và chủ trì chương trình giao lưu.

Tổng Bí thư Tô Lâm dự giao lưu nghệ thuật Khắc ghi lời Bác - vang nhịp quân hành

Đà Lạt định vị lại mình: Không chỉ là nơi để ngắm, mà là nơi để sống cùng

Đà Lạt là nơi duy nhất tại Việt Nam sở hữu cả 3 danh hiệu UNESCO. Khi tách thành 5 phường, nhiều kỳ vọng phát triển mới nhưng cũng có những lo ngại liệu thành phố di sản này có giữ được bản sắc văn hóa - sinh thái đặc trưng.

Đà Lạt định vị lại mình: Không chỉ là nơi để ngắm, mà là nơi để sống cùng

Hơn 1.000 tỉ đồng tu bổ, tôn tạo các công trình di tích tại TP.HCM

Trong 6 tháng đầu năm, Sở Văn hóa và Thể thao TP.HCM triển khai hiệu quả các đề án phát triển ngành, đồng bộ các lĩnh vực văn hóa, môi trường văn hóa, thể dục thể thao, đẩy mạnh công tác quản lý trên các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý.

Hơn 1.000 tỉ đồng tu bổ, tôn tạo các công trình di tích tại TP.HCM
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar